Intel và IBM

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược cobranding của các tập đoàn thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 38)

II. TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC CO-BRANDING CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN LỚN

1.1.Intel và IBM

1. Một số ví dụ về hợp tác thương hiệu thành công

1.1.Intel và IBM

1.1.1. Giới thiệu về công ty

+ Intel

Intel là một trong những người dẫn đầu trong cuộc cách mạng làm thay đổi xã hội của chúng ta. Có một nghịch lý thú vị: cơng ty là nhà sản xuất chíp máy tính hàng đầu nhưng cũng là một trong những thương hiệu tiêu thụ chíp máy tính nổi tiếng thế giới.

Intel được sáng lập năm 1986 bởi hai nhà nghiên cứu máy tính Noyce và Gordon Moore với chỉ 12 nhân viên và hoạt động trong một tồ nhà cho th trên góc đường vắng California với doanh thu là 2.672 USD/năm. Ngày nay, cơng ty có 80 ngàn nhân viên với số tài sản lên gần 175 tỉ USD. Moore và Noyce đã tạo nên những bộ nhớ máy tính hiệu quả hơn dựa trên cơng nghệ bán dẫn.

Cơ hội cho bước đột phá quan trọng nhất của họ là khi một cơng ty Nhật có tên là Busicom đặt hàng thiết kế 12 con chíp dùng trong máy tính. Vào thời đó, mỗi sản phẩm điện tử địi hỏi phải có một con chíp riêng cho nó, nhưng vị kỹ sư của Intel, Ted Hoff nhận thấy rằng ông có thể tạo được một con chíp có khả năng thực hiện những chức năng rất khác nhau – đó là bộ nhớ của những chiếc máy tính sau này. Và phát minh của ông đã thành công. Intel nhận ra họ đã tạo ra một sản phẩm với những ứng dụng có thể gọi là vơ hạn. Intel cho ra đời bộ vi xử lý đầu tiên của mình là 4004 vào năm 1971. Cũng

trong thời điểm đó, cơng ty đưa ra bộ vi xử lý 8008 và vài năm sau những lời tiên đoán của Moore đã trở thành hiện thực – con chíp đã làm một cuộc cách mạnh hố đối với những sản phẩm như máy đếm tiền, đèn giao thông, máy bơm xăng, hệ thống đặt vé máy bay…- những sản phẩm có rất ít ứng dụng thời đó. Ngay khi con chip được lắp đặt, Intel đã tạo ra những phiên bản nhỏ hơn và mạnh hơn.

Intel lại tiếp tục phát triển những bộ vi xử lý có chức năng cao hơn như bộ xử lý Pentium năm 1933 và bộ xử lý này trở nên nổi tiếng. Hiện nay, công ty đã đưa ra bộ xử lý Pentium Extreme Edition 840 - bộ xử lý màn hình lõi kép đầu tiên trên thế giới. Những bộ xử lý dual-core và multi-core được thiết kế bao gồm 2 hoặc nhiều lõi (có thể thi hành lệnh một cách hoàn chỉnh) được gắn vào một bộ xử lý duy nhất có khả năng thực hiện nhiều mệnh lệnh cùng một lúc.

Năm 2004, Intel đã đầu tư trên 4,8 tỉ USD cho việc nghiên cứu và phát triển. Những hoạt động gần đây của Intel tập trung vào việc thúc đẩy và phát triển việc sử dụng công nghệ mạng không dây. Mới đây, công ty đã tung ra một loạt những bộ xử lý máy tính mới dựa trên cơng nghệ Intel XScale được thiết kế để kết nối với những mạng truyền thông băng thông rộng ứng dụng trong những PDA và điện thoại di động cao cấp. Intel cũng giới thiệu WiMAX, sản phẩm đầu tiên cung cấp cho những nhà sản xuất và hãng truyền thơng những thiết bị có khả năng phân phối mạng truyền thơng băng thơng rộng khơng dây thế hệ mới ra tồn thế giới. Hiện nay, thương hiệu Intel được định giá là 30 tỷ USD và là thương hiệu đứng hàng thứ 5 trên thế giới.

+ IBM

IBM, viết tắt của International Business Machines, là một tập đồn cơng nghệ máy tính đa quốc gia có trụ sở tại Armonk, New York, Mỹ. IBM được thành lập năm 1911 tại Thành phố New York, lúc đầu có tên là Computing Tabulating Recording (CTR) và đổi thành International Business

Machines vào năm 1924. IBM là nhà sản xuất và bán phần cứng, phần mềm máy tính, cơ sở hạ tầng, dịch vụ máy chủ và tư vấn trong nhiều lĩnh vực từ máy tính lớn đến cơng nghệ na nơ.

Với hơn 350.000 nhân viên, IBM là công ty tin học lớn nhất thế giới. IBM có đội ngũ kỹ sư và nhân viên tư vấn tại 170 quốc gia. IBM cịn có 8 phịng thí nghiệm trên thế giới. Nhân viên của IBM đã giành được 5 giải Nobel, 5 giải thưởng Turing, 5 huy chương cơng nghệ quốc gia.

Năm 1981: Máy tính cá nhân IBM được tung ra thị trường và trở thành một ấn tượng của cơng chúng.

Năm 1993: dịch vụ tồn cầu IBM được hình thành.

Giữa năm 1993 và 2004, IBM đi từ hạng thứ 282 tại bảng xếp hạng Interbrand về thương hiệu có giá trị nhất thế giới đến vị trí thứ 3 và giữ vị trí này suốt năm 2005.

Năm 1995: IBM thiết lập mạng lưới vi tính –sau đó được gọi là thương mại điện tử - một chiến dịch bao trùm các cơng ty.

Vào năm 2005, IBM có được một danh sách ấn tượng về thành tích cải tiến. Nhờ vậy mà IBM nhận được nhiều bằng sáng chế của Mỹ hơn các công ty khác – hơn 1,100 giải thưởng ấn tượng. Trong tám năm liên tiếp mà IBM đạt được trên 2,000 chứng nhận của Mỹ trao tặng. Tuy nhiên, thành công mà IBM đạt được là điều họ đã mang đến cho khách hàng, một thương hiệu có giá trị thứ ba trên thế giới – giành được giá trị nhất định hàng năm.

Vào năm 2006, chiến dịch “Điều gì làm cho bạn trở nên đặc biệt” ra đời, tạo nhu cầu cho kinh doanh có những suy nghĩ khác nhau về việc cải tiến và mang làn sóng mới vào ý tưởng về sản phẩm và con người của họ.

Một trong những giá trị chính mà IBM ghi nhận được là vấn đề cải tiến và biến đổi diện mạo của thương mại thế giới. Hơn nhiều năm qua, IBM đã học được cách ứng dụng cải tiến ra sao, vào lĩnh vực nào nhằm mang lại

nhiều hiệu quả cho kinh doanh. Mặc dù luôn mang lại cải tiến cho khách hàng nhưng IBM vẫn phải tiến xa hơn nữa.

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược cobranding của các tập đoàn thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 35 - 38)