HP và Apple

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược cobranding của các tập đoàn thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 49 - 52)

II. TÌM HIỂU VỀ CHIẾN LƯỢC CO-BRANDING CỦA MỘT SỐ TẬP ĐOÀN LỚN

2.1.HP và Apple

2. Một số ví dụ về thất bại trong hợp tác thương hiệu

2.1.HP và Apple

2.1.1. Giới thiệu về công ty

+ HP

HP được thành lập vào năm 1939 bởi Bill Hewlett và Dave Packard. Những gì họ tung ra bán không chỉ là nền tảng cho cơng nghệ hiện đại ngày nay, mà cịn là gốc rễ của cách thức quản lý đương đại. Ngày nay, tập đồn HP có 142 ngàn nhân viên trên 176 nước, giao dịch với 43 loại tiền tệ và 15

ngôn ngữ, với các bộ phận lãnh đạo trên từng lục địa, ở mỗi thị trường chính tồn cầu. Theo báo cáo tình hình tài chính 2007, doanh thu của HP đạt được 104 tỉ USD.

Khi tập đoàn lớn mạnh hơn, năm 2002 HP hợp tác với đối thủ Compaq thay đổi diện mạo của máy vi tính. Tập đồn nắm trong tay hơn 100 cổ phần và mật độ trao đổi hàng hoá, đứng thứ 14 trên tổng các tập đoàn lớn mạnh nhất. Điều này hỗ trợ 95% thị trường giao dịch chứng khoán lớn nhất thế giới. Hơn 10 triệu người đặt mua điện thoại di động, phần mềm HP định dạng họ khi mở điện thoại và cho phép thực hiện các cuộc gọi. Mỗi ngày, hơn 176 triệu hình ảnh được chụp bởi camera kĩ thuật số của HP.

HP còn là một trong 10 tập đoàn sáng tạo hàng đầu thế giới, hơn 11 loại sản phẩm mới được sáng chế mỗi ngày, tỉ lệ sáng tạo cao nhất trong lịch sử của tập đoàn.

Quan tâm đến lịch sử sáng tạo của HP, chúng ta đầu tiên phải nhắc đến máy dao động âm thanh được dùng bởi hãng Walt Disney vào năm 1939 để tạo ra bộ phim Fantasia đánh dấu cột mốc lịch sử của chính Walt Disney. Từ máy vi tính cá nhân đầu tiên trên thế giới (được gọi là máy tính để bàn) vào năm 1968, cho đến máy tính khoa học cầm tay, HP-35 đã trở thành đồ cổ khi phần lập trình đầu tiên xuất hiện; và những sản phẩm tiên tiến khác ra đời như máy in HP LaserJet và kĩ thuật in mực đen, máy vi tính IBM đầu tiên, máy vi tính mini và một loạt những sản phẩm công nghệ làm nổi bật nền tảng khoa học cho hệ thống đường dây điều khiển vi tính, các cơng ty đã khiến HP phải xây dựng cơ sở nền tảng cho công nghệ thông tin hiện đại thời nay.

Có lẽ cải tiến và sáng tạo đạt thành tựu cao nhất của HP là về phương diện quản lý, ln đi đầu trong nhiều chính sách giúp nhân viên cân bằng được những nhu cầu và áp lực trong cơng việc, cuộc sống. HP thành lập chính sách mở của trong thập niên 40 để tạo lòng tin và sự hiểu biết chung. Các nhà quản lý cũng sử dụng kĩ thuật có tên “đi một vịng quản lý” (“management by

walking around”) - một sự khởi đầu từ cấu trúc quản lý cứng nhắc ban đầu. HP còn là một trong những tập đoàn đầu tiên cho đưa ra một loại quy tắc đoàn thể của giá trị và trách nhiệm – chương trình “HP Way” nổi tiếng – khơng những mang lại lợi ích cho bảo hiểm sức khoẻ, mà cịn tạo lợi ích tiền phí giúp đỡ giảng dạy và chia sẻ kinh nghiệm. Năm 1967, HP còn đi tiên phong trong khái niệm giờ làm việc linh động, hay còn gọi là “flextime”. HP cũng là một trong những cơng ty đầu tiên khuyến khích phát triển ngành “telecommuting”

+ Apple

Apple là một trong những nhà sáng lập quan trọng và nổi bật trong lĩnh vực IT, gần đây nhất là những sản phẩm giải trí và tiêu dùng. Ngồi những sản phẩm truyền thống như máy tính Macintosh, Apple cịn cho ra mắt máy nghe nhạc kĩ thuật số Ipod và các dịch vụ liên quan rất thành công thông qua iTunes.

Năm 1976, bắt đầu tại một gara nhỏ, Apple đã đặt nền tảng cho máy tính cá nhân ngày nay. Từ một bộ sản phẩm nghiệp dư được yêu thích, Apple II đã trở thành sản phẩm bán chạy nhất vào thời điểm đó.

Năm 1984, Apple tạo ra một ảnh hưởng quan trọng khác đến sự phát triển của ngành công nghệ thông tin khi cho ra mắt Macintosh - máy tính cá nhân đầu tiên được điều khiển bằng chuột và hệ điều hành đồ họa. Đây là một phát minh quan trọng vì vào thời điểm đó window vẫn chưa ra đời.

Tuy nhiên, vào những thập niên những năm 90, Apple gặp phải khủng hoảng trầm trọng, chính vào lúc này, Steve Jobs người đồng sáng lập Apple đã trở lại với cơng ty. Người đàn ơng có tầm nhìn chiến lược đã vạch ra những điểm nhấn cho sự phát triển của Apple trong tương lai và thẳng tay gạt bỏ khơng thương xót các sản phẩm khơng có tiềm năng. Kết quả của một loạt cải cách là iMac, sản phẩm đã thay đổi nhận thức của con người về máy tính, với tính năng đơn giàn và dễ sử dụng. Sau thành công này, Apple nổi lên như

một con phượng hoàng lửa vụt lên từ đống cho tàn và lấy lại được những gì mình đã có: Một cơng ty tạo nên những khuynh hướng và luôn đi trước nhiều bước trong cạnh tranh.

Vào đầu thiên niên kỉ mới, Apple đã giới thiệu một phát minh khác: Máy nghe nhạc kĩ thuật số Ipod. Kết quả là chúng thực sự đã trở thành một hiện tượng. Nhờ Ipod, bạn có thể mang theo những bài hát ưa thích bên mình, lắng nghe chúng mọi lúc, mọi nơi.

Năm 2005, công ty đã ngưng sử dụng bộ xử lí Power PC và chuyển sang sử dụng bộ vi xử lý Intel. Sáu tháng sau khi iMac và Macbook xuất hiện trên thị trường, chúng được ủng hộ nhiệt tình nhờ kiểu dáng bắt mắt. Nhờ việc kết hợp hệ thống Apple truyền thống Mac O X với hệ Windows, máy tính Mac đã trở thành thiết bị đa năng nhất trên thị trường.

Năm 2007, Apple giới thiệu iPhone mới tại Mac World Expo vào tháng 1 bởi Steve Jobs. Sản phẩm iPhone là một điện thoại di động với một thiết kế hồn tồn mới và được khách hàng đón nhận nồng nhiệt.

Tất cả sản phẩm máy tính mới của Apple đều được cung cấp bộ ứng dụng đầy sáng tạo iLife, bao gồm năm ứng dụng cho nhiếp ảnh kĩ thuật số, âm nhạc, video, DVDs, web và dữ liệu, từ mỗi ứng dụng có thể chuyển đến các ứng dụng khác. Vì vậy, người sử dụng có thể dễ dàng sáng tạo những trang web, phim DVD và các tài liệu khác với các hiệu ứng tuyệt vời.

Một phần của tài liệu tìm hiểu chiến lược cobranding của các tập đoàn thế giới và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp việt nam (Trang 49 - 52)