Tổ chức giới thiệu việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 28 - 29)

Ở nước ta, kể từ khi ra đời đến nay "Tổ chức giới thiệu việc làm" có nhiều thay đổi về tên gọi trong quá trình hình thành và phát triển hoạt động GTVL ở nước ta. Theo Quyết định số 120/HĐBT ngày 11/4/1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) về "Chủ trương, phương hướng và giải pháp giải quyết việc làm trong thời gian tới", lần đầu tiên đã xuất hiện khái niệm "Trung tâm dạy nghề và giới thiệu việc làm". Trên cơ sở Nghị quyết 120/HĐBT, ngày 17/3/1993, Bộ LĐTB&XH đã ban hành Quyết định số 146/LĐTBXH-QĐ, trong đó "Trung tâm dạy nghề và GTVL" được đổi tên thành "Trung tâm Xúc tiến việc làm". Vào ngày 23/6/1994, tại kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa IX đã chính thức thơng qua BLLĐ đầu tiên ở Việt Nam. Trên cơ sở của Bộ luật này, ngày 31/10/1995, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 72/CP và Thông tư số 08/LĐTBXH-TT ngày 10/3/1997 của Bộ LĐTB&XH về hướng dẫn thực hiện Nghị định 72/CP, theo Nghị định số 72/CP và Thông tư số 08/LĐTBXH thì "Trung tâm Xúc tiến việc làm" được đổi tên thành "Trung tâm Dịch vụ việc làm".

Sau một thời gian thực hiện các quy định của BLLĐ 1994, Nghị định số 72/CP và Thông tư số 08/TT-BLĐTBXH, cho thấy thực tế tổ chức và hoạt động của "Trung tâm Dịch vụ việc làm" còn rất nhiều vấn đề bất cập. Do đó, ngày 22/4/2002, tại kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa X đã thơng qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002 (nay gọi tắt là BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung), theo quy định của BLLĐ đã được sửa đổi bổ sung "Trung tâm Dịch vụ việc làm" đã được đổi tên thành "Tổ chức giới thiệu việc làm" và tên gọi "Tổ chức giới thiệu việc làm" vẫn được tồn tại cho đến ngày nay [13].

làm cho người lao động, cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung cấp thông tin về thị trường lao động và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật".

Tuy đã trải qua một vài lần thay đổi về tên gọi, nhưng việc thay đổi này chỉ là sự điều chỉnh về nhiệm vụ của tổ chức GTVL, cịn về bản chất của nó khơng hề có sự thay đổi. Trên cơ sở này, có thể nêu ra một định nghĩa chung nhất về tổ chức GTVL như sau: "Tổ chức giới thiệu việc làm là một tổ chức có chức năng tìm và chắp nối thông tin cung - cầu lao động, giúp cho người lao động dễ dàng tìm kiếm việc làm và cơ hội học nghề, giúp cho người sử dụng lao động, người đào tạo nghề thỏa mãn nhu cầu về lao động và đào tạo nghề" [39, tr. 10].

Ở Mỹ; Trung tâm dịch vụ việc làm được gọi là "trung tâm một cửa", tại đây người lao động và người sử dụng lao động được cung cấp đầy đủ các dịch vụ liên quan đến lao động - việc làm: dịch vụ việc làm, tư vấn, hướng nghiệp, trợ cấp thất nghiệp, tìm kiếm lao động…[43, tr. 16].

Như vậy, trong thực tiễn ở nước ta và các nước trên thế giới đã sử dụng nhiều khái niệm và tên gọi khác nhau để chỉ các tổ chức tham gia hoạt động sắp xếp việc làm có hiệu quả cho người lao động thông qua việc chắp nối cung - cầu lao động hoặc tư vấn, trợ giúp để người lao động tự tạo việc làm, cung cấp thông tin thị trường lao động… Để phù hợp với nội dung, phạm vi nghiên cứu của đề tài, sau đây trong luận văn tác giả xin phép thống nhất sử dụng tên gọi "Tổ chức giới thiệu việc làm".

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 28 - 29)