Về hoạt động của các trung tâm GTVL

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 97 - 107)

1 TW Đoàn TNCSHCM 5,2 3,64 ,56 2 TW Hội LH Phụ nữ VN 9, 3 6,

2.2.1.4. Về hoạt động của các trung tâm GTVL

Trong những năm qua, mặc dù thị trường lao động có nhiều biến động, nhưng các trung tâm GTVL đã kịp thời nắm bắt thông tin về cung - cầu lao động trong phạm vi cả nước, để triển khai thực hiện các hoạt động tư vấn, GTVL, thông tin thị trường lao động và dạy nghề nhằm giúp người lao động hiểu rõ hơn về chính sách lao động - việc làm, tìm kiếm việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp… trong cả nước.

Theo đánh giá của ông Lê Quang Trung, Vụ Lao động - Việc làm. Hiện nay, cả nước có khoảng 180 trung tâm GTVL được thành lập theo Nghị định số 72/CP (nay là Nghị định số 19/2005/NĐ-CP). Trong đó có trên 60 trung tâm trực thuộc Sở LĐTB&XH, trên 110 trung tâm thuộc các Bộ ngành, tổ chức chính trị - xã hội, Ban Quản lý khu cơng nghiệp, khu chế xuất và của các quận huyện [52, tr. 11].

Hoạt động của các trung tâm GTVL đã góp phần tích cực vào cơng tác giải quyết việc làm cho người lao động, có thể đánh giá qua các mặt hoạt động sau:

Hoạt động tư vấn:

Trong những năm qua, hoạt động tư vấn đã được các trung tâm GTVL thực hiện, hầu hết các trung tâm đều nhận thức rõ vai trị trong cơng tác tư vấn. Đối với hoạt động này, các trung tâm đều bố trí cán bộ có trình độ chun mơn và kinh nghiệp để làm công tác tư vấn. Các cán bộ đã nhanh chóng nắm bắt được yêu cầu của khách hàng, trên cơ sở đó đã đưa ra những giải pháp hợp lý, chính xác và hiệu quả cho khách hàng.

Theo kết quả điều tra cho thấy, trong giai đoạn từ năm 1998 - 2004, các trung tâm GTVL đã tư vấn cho 3.069.509 lượt người, trong đó có 1.841.705 lượt người được tư vấn việc làm, 1.227.804 lượt người được tư vấn về nghề. Đến năm 2005, các trung tâm đã tư vấn cho 573.875 lượt người và đến năm 2006, con số này đã lên tới 603.090 lượt người [32].

Hoạt động tư vấn hầu hết tập trung vào một số tỉnh, thành phố có thị trường lao động phát triển như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Hải Dương, Đà Nẵng… Chỉ tính riêng ở thành phố Hà Nội, trong giai đoạn 2001 - 2005, các trung tâm đã tư vấn cho 269.485 lượt người [49]. Hoặc ở Hải Dương, chỉ tính từ đầu năm 2007 đến nay, các trung tâm thuộc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã tư vấn việc làm và tư vấn nghề cho hơn 10 nghìn người, vượt 10% kế hoạch và tăng 10% so với cùng kỳ năm 2005 [61]. Ở thành phố Hồ Chí Minh, từ năm 2001 - 2005 các trung tâm GTVL đã tư vấn việc làm cho 548.885 lượt lao động, trong đó GTVL cho 291.554 lao động tìm việc có việc làm. Trong 9 tháng đầu năm 2006, các trung tâm đã tư vấn việc làm cho khoảng 45.000 lượt người [49, tr. 18-19].

Ngoài ra, một số trung tâm GTVL cịn chú trọng đến cả cơng tác tư vấn các chính sách lao động - việc làm, các văn bản pháp luật bằng cách tổ chức các lớp tập huấn cho người lao động như trung tâm VOTEC thành phố Hồ Chí Minh… Có thể nói, nhờ hoạt động tư vấn của các trung tâm nên nhiều

người lao động đã được tư vấn về ngành nghề đào tạo, cơ hội tìm kiếm việc làm và đã tìm cho mình một cơng việc hoặc một nghề phù hợp với bản thân.

Nhưng, bên cạnh đó vẫn cịn nhiều trung tâm chưa có sự đầu tư thích đáng cho cơng tác tư vấn, nội dung tư vấn còn sơ sài, các lĩnh vực tư vấn còn hạn hẹp, đối tượng tư vấn chủ yếu là cá nhân người lao động, cán bộ tư vấn chủ yếu là bán chuyên trách, làm việc theo kinh nghiệm, không được đào tạo sâu về chuyên môn.

Mặt khác, việc tư vấn nhiều khi khơng thu phí hoặc có thu nhưng mức thu không đáng kể nên không tạo được sự khích lệ để các trung tâm đầu tư thích đáng cho hoạt động này. Nhiều trung tâm chưa đảm bảo điều kiện để phục vụ cho hoạt động tư vấn như: hệ thống số liệu, các phân tích về tình hình việc làm, chưa nắm bắt được nhu cầu của người lao động, người sử dụng lao động cũng như nhu cầu của thị trường lao động.

Hoạt động giới thiệu việc làm và cung ứng lao động:

Đối với các trung tâm GTVL, đây có thể coi là nhiệm vụ chính, là một trong những hoạt động cơ bản, quyết định đối với sự ra đời của trung tâm. Thông qua hoạt động này, các trung tâm sẽ thể hiện được vai trò là "cầu nối" giữa người lao động và người sử dụng lao động, đặc biệt là cho các lao động trẻ, lao động yếu thế.

Trong giai đoạn từ năm 1990 - 2006, các trung tâm GTVL trong cả nước đã GTVL và cung ứng lao động cho khoảng 2,5 triệu lao động cho các doanh nghiệp. Số người được cung ứng, GTVL năm sau cao hơn năm trước. Năm 2005, số người được GTVL và cung ứng lao động là 224.627 người, đến năm 2006, con số này đã là 236.602 người [32].

Chỉ tính riêng ở thành phố Hà Nội, trong giai đoạn từ năm 2001 - 2005, các trung tâm đã GTVL và cung ứng cho 173.484 người. Đặc biệt, sau khi thành phố thực hiện tổ chức hội chợ việc làm hàng năm thì kết quả cung

ứng, GTVL của các trung tâm được nâng lên rõ rệt và dao động khoảng trên dưới 25.000 người/năm [48]. Theo báo cáo của 22 trung tâm GTVL thanh niên, năm 2006 đã GTVL và cung ứng lao động cho 115.610 người, trong đó số có việc làm ổn định là 72.045 người [53, tr. 6]. Hoặc trung tâm GTVL khu chế xuất Dung Quất, chỉ trong khoảng 3 tháng, từ tháng 01 đến tháng 3 năm 2006, đã GTVL và cung ứng cho 250 lao động là kỹ sư, cử nhân và công nhân kỹ thuật cho các doanh nghiệp đầu tư tại khu chế xuất này [40]…

Với kết quả đã đạt được như trên, một mặt là do sự nỗ lực, sáng tạo của các trung tâm, các trung tâm đã xác định được đúng mục tiêu, nội dung và phương thức hoạt động trong lĩnh vực GTVL, cung ứng lao động và giải quyết việc làm cho người lao động. Các trung tâm đã có được sự thống nhất về cung ứng lao động với các tổ chức, các doanh nghiệp, thường xuyên tổ chức hội nghị khách hàng, hội chợ việc làm, ngày hội việc làm như: Trung tâm GTVL thanh niên thành phố Hồ Chí Minh đã tổ chức được 02 sàn giao dịch việc làm, 10 ngày hội việc làm tại cơ sở; trung tâm GTVL thanh niên Quảng Ninh tổ chức 01 sàn giao dịch điện tử việc làm [53]…Đặc biệt, thông qua việc tổ chức các hội chợ việc làm, các trung tâm đã nâng cao uy tín của mình, phát huy khả năng, năng lực nắm bắt thông tin thị trường lao động, qua đó để điều chỉnh hoạt động của trung tâm cho phù hợp thực tế của thị trường lao động. Mặt khác, nhiều trung tâm đã chủ động thiết lập mối quan hệ với các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, nhằm đưa hoạt động GTVL và cung ứng lao động đạt kết quả cao theo kế hoạch. Một số trung tâm và doanh nghiệp đã chủ động phối hợp với các cơ quan báo chí, truyền hình để quảng bá cho hoạt động của trung tâm, từ đó tạo cơ hội tiếp cận với các doanh nghiệp nhằm nâng cao chất lượng hoạt động GTVL.

Tuy nhiên, hoạt động GTVL của các trung tâm vẫn còn một số hạn chế như: tỷ lệ người có việc làm ổn định trên số người được giới thiệu chưa cao; chất lượng và hiệu quả GTVL của các trung tâm không đồng đều. Một số trung tâm chưa khẳng định được vị thế của mình trong thị trường lao động,

Nguyên nhân của hạn chế trên là do:

+ Các nghề được đăng ký GTVL tại các trung tâm chủ yếu là nghề phổ thông đã dẫn đến hiệu quả GTVL còn thấp, một phần là do số lượng người đăng ký quá đông, chất lượng người đăng ký có trình độ chun mơn ít, một phần do các trung tâm khơng đầu tư thích đáng cho hoạt động này. Tình trạng phổ biến của các trung tâm là "có gì giới thiệu nấy".

+ Cơng tác tiến hành kiểm tra trình độ chuyên môn, tay nghề, nghiên cứu nhu cầu, phân loại và sàng lọc người lao động trước khi GTVL cho họ chưa được thực hiện bài bản và chưa được chuẩn hóa.

Bên cạnh đó, các trung tâm cịn thiếu các điều kiện phân tích về nhu cầu của người sử dụng lao động để nối cung và cầu đến với nhau tốt hơn.. Các thơng tin về tình trạng việc làm của người lao động sau khi giới thiệu chưa được coi là một trong những biện pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động GTVL. Để khắc phục tình trạng này, pháp luật quy định: "Trung tâm GTVL có nghĩa vụ phải theo dõi tình trạng việc làm của người lao động do trung tâm giới thiệu hoặc cung ứng trong thời gian một năm (đối với trường hợp thực hiện hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên) hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động (Đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 12 tháng)" [17].

Một hạn chế nữa được đặt ra là hiện nay các trung tâm GTVL phải cạnh tranh gay gắt với các doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp Nhà nước hoạt động GTVL.

Hoạt động thông tin thị trường lao động:

Tham gia thu thập, tổ chức và phổ biến thông tin thị trường lao động là một chức năng, một hoạt động cơ bản của các trung tâm GTVL. Bên cạnh những người tìm việc và người sử dụng lao động là những khách hàng quan trọng, thì thị trường lao động cịn có những khách hàng khác như các nhà hoạch định chính sách, xây dựng kế hoạch, các sở giáo dục, đào tạo, các cơ

quan nghiên cứu xây dựng và phát triển thị trường lao động như nhiều nhà nghiên cứu đã khẳng định, không phải là công việc riêng của tổ chức dịch vụ việc làm hay của một tổ chức, một cá nhân riêng lẻ nào mà là nỗ lực chung của các đối tác khác nhau [57]. Tổ chức GTVL vừa là người cung cấp vừa là người sử dụng thông tin thị trường lao động [56].

Ở Việt Nam, trong lĩnh vực hoạt động thông tin thị trường lao động đã được các trung tâm đặc biệt quan tâm. Các thông tin thị trường lao động đã được các trung tâm thu thập từ nhiều nguồn khác nhau như thông qua việc các cán bộ của trung tâm giao tiếp với khách hàng, qua các trung tâm GTVL khác, qua mối quan hệ bạn bè, người thân hoặc do chính cán bộ, nhân viên của trung tâm tiến hành khảo sát, điều tra trị trường lao động để có thơng tin. Cịn lại chủ yếu là lấy từ nguồn của trung tâm thông tin - thống kê lao động - xã hội, Viện Khoa học Lao động và các vấn đề xã hội - Bộ LĐTB&XH cung cấp, bởi những thông tin này thường mang lại giá trị pháp lý cao.

Đặc biệt từ năm 2000 đến nay, hội chợ việc làm được tổ chức gần 200 lượt ở nhiều địa phương, các trung tâm, các trường, các doanh nghiệp thơng qua nhiều hình thức hoạt động phong phú, thiết thực như: giao lưu, gặp gỡ người lao động, người sử dụng lao động, các cơ sở dạy nghề [45]. Nhiều trung tâm đã tự quảng bá năng lực hoạt động thông tin thị trường lao động dưới các hình thức tổ chức hội thảo, xây dựng trang thông tin về thị trường lao động… Bên cạnh đó, một số trung tâm đã tổ chức nắm bắt thông tin thị trường lao động dưới các hình thức khác như: tổ chức phiên chợ về việc làm, ngày tuyển dụng trực tiếp … như trung tâm GTVL của tỉnh Hải Dương, chỉ tính từ đầu năm đến nay đã cung ứng thông tin thị trường lao động cho 242 doanh nghiệp, tổ chức trong và ngoài tỉnh, qua đó đã giới thiệu được hơn 2.400 người có việc làm ổn định và 31 trường hợp đi xuất khẩu lao động [61], hoặc trung tâm GTVL thanh niên Hà Nội, trung tâm GTVL 20/10…

Trong giai đoạn từ 1998 - 2005, trung bình mỗi năm các trung tâm đã cung cấp, thông tin thị trường lao động khoảng 1 triệu lượt cho các đối tượng

có nhu cầu [38], từ đó trở thành địa chỉ tin cậy cho người lao động, người sử dụng lao động, các cơ quan đào tạo và các cơ quan quản lý nhà nước.

Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có các trung tâm chưa nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động này, chưa nghiên cứu, thu thập và cung cấp thông tin thị trường lao động việc cung cấp thông tin thị trường lao động của các trung tâm còn nhiều hạn chế, hiệu quản hoạt động chưa cao, việc đầu tư xây dựng hệ thống thông tin thường xuyên mang tính chiến lược và hiện đại cịn nhỏ lẻ, hạn chế. Các trung tâm chưa nắm bắt được các thơng tin có giá trị về thị trường lao động để từ đó đề ra chiến lược hoạt động cho mình.

Sở dĩ có tình trạng trên, một mặt là do các trung tâm chưa xác định rõ ràng thị trường lao động phải bao gồm những yếu tố nào? Hệ thống thông tin thị trường lao động phải bắt buộc có 3 yếu tố cấu thành đó là cung - cầu và giá cả sức lao động. Mặt khác, các trung tâm còn thiếu các điều kiện như phương tiện, kinh phí và nhân sự để tiến hành nắm bắt thông tin thị trường lao động. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay khi khoa học công nghệ phát triển như vũ bão, thì nhiều trung tâm GTVL lại thiếu hệ thống máy vi tính, thiếu các chuyên gia hướng dẫn tiến hành thu thập, lưu trữ và phân tích thơng tin về nhu cầu đăng ký và tuyển dụng nhằm đáp ứng nhu cầu của một thị trường lao động mở, công khai. Phạm vi thu thập thơng tin cịn hạn hẹp, giữa các trung tâm chưa có mạng lưới thơng tin thống nhất để liên kết, định hướng phát triển. Các thông tin thị trường lao động chưa phục vụ nhiều cho các nghiên cứu, tham khảo và công tác lập dự án quy hoạch… nhằm giúp các trung tâm tham gia một cách có hiệu quả vào lĩnh vực quan hệ lao động, điều phối và tuyển dụng lao động. Thiếu sự gắn kết trong quá trình trao đổi, cung cấp thông tin về lao động và việc làm giữa các trung tâm. Cán bộ nghiên cứu của các trung tâm chưa đủ kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động này, bên cạnh đó lại phải kiêm nhiệm quá nhiều công việc nên chưa đáp ứng được yêu cầu của hoạt động thông tin thị trường lao động. Nguồn kinh phí mua sắm trang thiết

bị phục vụ cho hoạt động này còn hạn chế, chưa đáp ứng được yêu cầu cần thiết.

Hoạt động dạy nghề:

Trong những năm qua, dạy nghề vẫn là một phương thức hoạt động để khẳng định mơ hình "Tư vấn - Dạy nghề - Giới thiệu và cung ứng lao động", là một chu trình kép kín được hầu hết các trung tâm GTVL áp dụng. Vì vậy, chất lượng đào tạo nghề cũng như chất lượng cung ứng và GTVL đều đạt được mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch mà các trung tâm đề ra.

Hầu hết các trung tâm đều triển khai hoạt động dạy nghề theo phương châm "Những ngành nghề nào xã hội cần thì trung tâm đào tạo", trên cơ sở đó các trung tâm đưa ra mục tiêu, nội dung, chương trình, hình thức và thời gian đào tạo nghề, tuyển chọn giáo viên, học viên phù hợp với cơ sở vật chất sẵn có của trung tâm cũng như nhu cầu của người sử dụng lao động.

Nhiều trung tâm đã thực hiện phương châm đa dạng hóa ngành nghề, nội dung chương trình, phương thức đào tạo. Đặc biệt, hoạt động dạy nghề ngắn hạn theo địa chỉ sử dụng lao động đã được các trung tâm triển khai và thực hiện có hiệu quả thơng qua việc duy trì, giữ vững được mối quan hệ giao dịch với khách hàng cũ, đồng thời chủ động thiết lập mối quan hệ mới với các doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 97 - 107)