giới thiệu việc làm cho doanh nghiệp
Pháp luật quy định: Doanh nghiệp hoạt động GTVL (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) là doanh nghiệp được thành lập theo Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước được hoạt động GTVL theo quy định tại Nghị định này [17].
Tuy nhiên, để được cấp giấy phép hoạt động GTVL của Sở LĐTB&XH. Một mặt các doanh nghiệp phải được thành lập hợp pháp theo quy định của Luật Doanh nghiệp hoặc Luật Doanh nghiệp Nhà nước. Mặt khác, các doanh
nghiệp cũng phải đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định tại Nghị định 19/2005/NĐ-CP của Chính phủ và Thơng tư số 20 của Bộ LĐTB&XH.
Điều kiện, thủ tục và thẩm quyền cấp giấy phép hoạt động GTVL cho doanh nghiệp được quy định tại Nghị định 19/2005/NĐ-CP, và được cụ thể hóa chi tiết tại Mục III của Thơng tư số 20 như sau [22]:
Điều kiện cấp giấy phép hoạt động GTVL
Doanh nghiệp được cấp giấy phép hoạt động GTVL khi có đủ 4 điều kiện sau:
a. Có địa điểm và trụ sở làm việc dành cho hoạt động GTVL ổn định từ 36 tháng trở lên, phải nằm ở vị trí thuận lợi và đủ diện tích cho việc giao dịch, hoạt động của doanh nghiệp. Nếu trụ sở đi th thì thời gian th phải ít nhất từ đủ 36 tháng trở lên.
Quy định này hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tế hoạt động của các doanh nghiệp GTVL. Với quy định này sẽ tránh được tình trạng hiện nay có một số doanh nghiệp "ma" làm ăn theo kiểu thời vụ, gian lận thu tiền của người lao động rồi liên tục thay đổi địa chỉ.
b. Diện tích làm việc và hoạt động của doanh nghiệp phải đảm bảo bố trí đủ các phịng: tư vấn, giới thiệu và cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động và có trang bị máy vi tính, điện thoại, máy fax, email và các tài liệu liên quan đến thị trường lao động và các trang thiết bị khác để phục vụ khách hàng;
c. Có ít nhất 300 triệu đồng Việt Nam ký quỹ tại Ngân hàng để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình hoạt động.
Việc quy định có ít nhất 300 triệu đồng Việt Nam ký quỹ tại Ngân hàng là một việc điều kiện quan trọng nhằm giải quyết được nhiều vấn đề bức xúc hiện hay đối với hoạt động GTVL của các doanh nghiệp, đó là tình trạng lừa đảo tiền của người lao động rồi bỏ trốn... điều này đã ảnh hưởng lớn đến quyền lợi của người lao động. Theo quy định trên, nếu các doanh nghiệp có
thì ít nhất cũng có một khoản tiền là 300 triệu đồng ở Ngân hàng để trang trải những rủi ro cho những người lao động.
d. Có ít nhất 05 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên thuộc các chuyên ngành kinh tế, luật, ngoại ngữ; mỗi chun ngành phải có ít nhất một người. Người được tuyển dụng vào doanh nghiệp để hoạt động GTVL phải là người có lý lịch rõ ràng, phẩm chất đạo đức tốt, khơng có tiền án được UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép hoạt động GTVL do doanh nghiệp
chuẩn bị, gồm có:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động GTVL theo mẫu do Bộ LĐTB&XH quy định, bao gồm những nội dung chủ yếu: tên doanh nghiệp; địa chỉ; số điện thoại, fax, email; số tài khoản giao dịch; số giấy phép đăng ký kinh doanh; vốn điều lệ tại thời điểm đề nghị cấp phép; họ và tên Tổng Giám đốc (Giám đốc); kế hoạch hoạt động GTVL trong thời hạn được cấp giấy phép hoạt động GTVL.
- Bản sao có cơng chứng giấy phép đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. - Các giấy tờ và văn bản chứng minh đủ các điều kiện để cấp giấy phép hoạt động GTVL theo quy định của pháp luật như: Bản sao (có cơng chứng) một trong các giấy tờ sau: giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc văn bản giao trụ sở làm việc cho doanh nghiệp sử dụng của cơ quan có thẩm quyền hoặc hợp đồng thuê trụ sở làm việc để đảm bảo cho hoạt động GTVL trong thời hạn tối thiểu 36 tháng; Bản kê khai trang thiết bị, các phương tiện làm việc và đi lại; danh sách nhân viên của Doanh nghiệp tại thời điểm đề nghị cấp giấy phép.Bản sao có cơng chứng giấy chứng nhận ký quỹ tại Ngân hàng [22].
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp đặt trụ sở và hoạt động GTVL
Sở LĐTB&XH tiếp nhận hồ sơ và có trách nhiệm trao giấy biên nhận nhận hồ sơ cho doanh nghiệp. Giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ, các văn bản có trong hồ sơ và thời hạn trả lời.
Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở LĐTB&XH có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động GTVL cho doanh nghiệp. Trường hợp không cấp giấy phép phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Mẫu giấy phép hoạt động GTVL do Bộ LĐTB&XH quy định về hình thức và nội dung. Giấy phép hoạt động GTVL do Nhà xuất bản Lao động - Xã hội thuộc Bộ LĐTB&XH in ấn và phát hành thống nhất.
Thời hạn của giấy phép GTVL được cấp phép lần đầu tiên là 36 tháng, những lần gia hạn tiếp theo tối đa không quá 36 tháng kể từ ngày được cấp hoặc gia hạn giấy phép.
Thủ tục gia hạn giấy phép:
Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp hồ sơ đề nghị gia hạn tại Sở LĐTB&XH địa phương nơi đã cấp giấy phép hoạt động trước khi giấy phép hết hạn ít nhất là 30 ngày. Hồ sơ bao gồm: Đơn đề nghị gia hạn giấy phép kèm theo giấy phép hoạt động GTVL đã được cấp; Báo cáo kết quả hoạt động GTVL của doanh nghiệp theo thời hạn giấy phép đang hoạt động và kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp trong thời hạn giấy phép tiếp theo.
Ngoài ra, doanh nghiệp phải đảm bảo đầy đủ các giấy tờ và văn bản có liên quan (các loại giấy tờ giống như hồ sơ xin cấp giấy phép) chứng minh mình có đủ các điều kiện gia hạn giấy phép hoạt động GTVL.
Sở LĐTB&XH tiếp nhận và có trách nhiệm trao giấy biên nhận nhận hồ sơ. Giấy biên nhận ghi rõ ngày, tháng, năm nhận hồ sơ; những văn bản có trong hồ sơ và thời hạn trả lời.
Trong thời hạn 15 ngày (tính theo ngày làm việc) kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở LĐTB&XH xem xét, ra quyết định gia hạn giấy phép. Trường hợp không gia hạn phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Pháp luật còn quy định: Đối với các doanh nghiệp đang hoạt động GTVL thì phải tiến hành các thủ tục đề nghị cấp giấy phép hoạt động GTVL theo các quy định trên. Nếu không đảm bảo đủ các điều kiện để xin cấp giấy phép thì phải chấm dứt hoạt động và thực hiện nghĩa vụ liên quan theo quy định của pháp luật [22].