Nhiệm vụ của tổ chức giới thiệu việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 52 - 62)

Những nhiệm vụ cụ thể của tổ chức GTVL được quy định trong các văn bản pháp luật có giá trị cao như BLLĐ, các Nghị định của Chính phủ.

Mặc dù ra đời từ năm 1987, nhưng đến năm 1994, khi Quốc hội thông qua BLLĐ đầu tiên ở nước ta thì các nhiệm vụ cơ bản của tổ chức GTVL mới chính thức được ghi nhận về mặt pháp lý.

Các nhiệm vụ của tổ chức GTVL, được khái quát tại Điều 18 BLLĐ và được cụ thể hóa tại Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995, Thông tư 08/LĐTBXH-TT ngày 10/3/1997 của Bộ LĐTB&XH (đến nay đã hết hiệu lực). Theo quy định của các văn bản này, tổ chức GTVL có các nhiệm vụ sau: Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động về chính sách lao động và việc làm, hướng nghiệp và đào tạo nghề; Giới thiệu người lao động đến những nơi đang cần người làm việc và học nghề ở những nơi phù hợp; Tổ chức cung ứng lao động cho người sử dụng lao động, người sử dụng lao động là người Việt Nam và nước ngoài đang lao động hợp pháp ở Việt Nam; Cung cấp thông tin về thị trường lao động cho người lao động, người sử dụng lao động là người Việt Nam và người nước ngoài đang lao động hợp pháp ở Việt Nam cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động và việc làm theo quy định của Bộ LĐTB&XH.

Tuy nhiên, trong điều kiện hiện nay, dân số nước ta càng ngày càng tăng, mỗi năm có khoảng 1,4 đến 1,5 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động [53], kéo theo đó là tình trạng thất nghiệp gia tăng, tổ chức GTVL có thể thực hiện một số nhiệm vụ khác như: đưa ra các biện pháp giúp đỡ những người thất nghiệp, thực hiện bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thất nghiệp (khi có chính sách bảo hiểm thất nghiệp). Ngồi ra, các tổ chức GTVL của Nhà nước có thể tham gia với các cơ quan nhà nước, các tổ chức trong việc xây dựng kế hoạch, phương hướng phát triển và các biện pháp nhằm tác động tích cực đến

GTVL chỉ thực hiện các nhiệm vụ nêu trên thì vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra của thực tiễn.

Do đó, năm 2002, khi thơng qua Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ, Quốc hội vẫn tiếp tục khẳng định và bổ sung thêm một số nhiệm vụ cho tổ chức GTVL.

Điều 18 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung quy định: "Tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, GTVL cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung ứng thông tin về thị trường lao động và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật".

Nhằm cụ thể hóa quy định tại Điều 18 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung, ngày 28/2/2005, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động động của tổ chức GTVL. Nghị định quy định rất cụ thể các nhiệm vụ của tổ chức GTVL. Đặc biệt lần đầu tiên Nhà nước đã đưa vào quản lý hệ thống các doanh nghiệp hoạt động GTVL thông qua việc cấp giấy phép GTVL làm đồng thời cũng quy định rõ nhiệm vụ của các doanh nghiệp này.

Theo quy của pháp luật lao động, các tổ chức GTVL phải thực hiện 4 nhiệm vụ cơ bản sau [17]:

Tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động theo quy định của pháp luật lao động

Tư vấn là một nhiệm vụ quan trọng không thể thiếu được của các tổ chức GTVL. Nhiệm vụ này rất phong phú về nội dung và đối tượng tư vấn, nhiệm vụ này được thể hiện cụ thể trong các lĩnh vực sau:

- Tư vấn về chính sách, chế độ, tiêu chuẩn … về lao động và việc làm của Việt Nam và pháp luật lao động của các nước khác (nếu có).

dụng lao động, hợp đồng lao động, chấm dứt hợp đồng lao động, qui trình thủ tục thực hiện các chính sách đó. Ngồi ra, họ cũng muốn biết quyền và nghĩa vụ của họ khi tìm việc, khi tham gia dự tuyển, khi làm việc tại doanh nghiệp, khi muốn chấm dứt hợp đồng lao động, khi muốn tìm việc mới hoặc chuyển việc. Trong trường hợp đó, tổ chức GTVL có thể giúp họ, tư vấn cho họ các nội dung mà họ quan tâm và muốn biết. Tổ chức GTVL có thể tư vấn cho người sử dụng lao động cách thức tuyển lao động, các phương án bố trí sử dụng lao động, các phương án cắt giảm lao động khi có sự thay đổi cơ cấu lao động theo đúng quy định của pháp luật

Để thực hiện tốt nhiệm vụ tư vấn, tổ chức GTVL phải thường xuyên cập nhật các văn bản pháp luật, các chính sách, chế độ do Nhà nước ban hành về lao động - việc làm của Việt Nam, phải thu thập, cập nhật thông tin về các văn bản liên quan đến pháp luật lao động, phong tục, tập quán của các nước khác trên thế giới để phục vụ nhiệm vụ tư vấn cho lao động xuất khẩu. Khi tham gia vào thị trường lao động quốc tế, các tổ chức GTVL cần phải nắm vững các Công ước và các Khuyến nghị của ILO về lao động - việc làm như: Công ước số 83 về "Tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của tổ chức GTVL"... Bởi, nước ta đã là thành viên của ILO, nên các tổ chức GTVL ở nước ta cần phải tuân thủ các Công ước và các Khuyến nghị của ILO.

- Hướng nghiệp, tư vấn cách thức tìm việc làm, giúp cho người lao động có điều kiện lựa chọn cơng việc phù hợp với trình độ, khả năng chuyên môn và sở trường, nguyện vọng cá nhân, giúp người lao động tự tạo việc làm hoặc ký kết hợp đồng lao động, hợp đồng học nghề …

Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng trong bối cảnh hiện nay của thị trường lao động. Việc định hướng nghề nghiệp có ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết việc làm cho người lao động. Theo số liệu thống kê, cấu trúc lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo cấp độ đào tạo vốn đã bất hợp lý, nay lại càng bất hợp lý hơn. Năm 2004, cấu trúc đào tạo là 1- 0,91 -

0,91 lao động có trình độ Trung học chun nghiệp và 2,78 lao động có trình độ sơ cấp/học nghề - công nhân kỹ thuật). Năm 2005, cấu trúc này là: 1 - 0,82 - 2,89. Trong khi ở các nước đang phát triển, với chất lượng đào tạo đã được chuẩn hóa, việc quản lý và sử dụng lao động đã đạt tới trình độ cao, cấu trúc đào tạo ở tầm quốc gia thường là 1- 12 - 24.

Với nước ta, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa IX đã đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2010 cấu trúc đào tạo nói chung của cả nước là 1- 4 - 10. Tuy nhiên, với thực trạng đào tạo như những năm qua, chưa nói đến việc khơng thể thực hiện được mục tiêu trên đến năm 2010 mà thậm chí có xu hướng ngày càng bất hợp lý hơn [46].

Như vậy, thị trường lao động ở nước ta không phải là thiếu việc làm, mà vấn đề là do người lao động không lựa chọn đúng nghề nghiệp mà thị trường lao động đang cần nên họ khó có thể tìm được việc làm theo đúng chuyên môn đã được đào tạo. Do đó, nhiệm vụ của tổ chức GTVL trong giai đoạn hiện nay là không chỉ thực hiện nhiệm vụ GTVL, mà cần phải hướng nghiệp và định hướng nghề nghiệp cho người lao động theo yêu cầu của thị trường lao động.

Tuy nhiên, để thực hiện tốt nhiệm vụ này, tổ chức GTVL phải nắm vững các thơng tin nghề nghiệp, các thủ tục tìm việc làm và ký kết hợp đồng, các yêu cầu của thị trường lao động đối với những người tìm việc làm. Ngồi ra, khi khai thác thơng tin từ người lao động và người sử dụng lao động, những thông tin thu nhận được từ họ phải chi tiết chính xác, đầy đủ, việc xử lý thông tin phải rất cẩn thận và tỷ mỷ.

- Tư vấn về tự tạo việc làm: Ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam việc làm trong khu vực Nhà nước và doanh nghiệp không đủ đáp ứng cho số thất nghiệp ngày càng tăng. Do vậy, tự tạo việc làm là một hướng quan trọng nhằm góp phần giải quyết tình trạng này. Tổ chức GTVL có thể tư vấn, khuyến khích người tìm việc tự tạo việc làm cho bản thân mình. Thực tế,

thu nhập cho bản thân. Tổ chức GTVL có thể tư vấn trợ giúp tự tạo việc làm thông qua việc cung cấp thông tin về các cơ hội tự tạo việc làm, đặc biệt là ngay ở địa phương nơi người lao động cư trú; Đào tạo kỹ năng cho người muốn tự tạo việc làm hoặc cung cấp các thông tin về các cơ sở đào tạo các kỹ năng này; cung cấp thông tin và tư vấn vay vốn từ các nguồn tín dụng để tự tạo việc làm…

Để có thể cung cấp dịch vụ tư vấn tốt, cán bộ, nhân viên tổ chức GTVL ngoài việc phải hiểu rõ pháp luật, chính sách, cịn phải biết đánh giá khả năng, sở trường, nhu cầu, sở thích của khách hàng và có được thông tin đầy đủ về các lĩnh vực tư vấn.

Giới thiệu việc làm, cung ứng và tuyển lao động

Theo quy định của pháp luật lao động, nhiệm vụ này bao gồm: - Tổ chức cho người lao động đến đăng ký tìm việc làm.

GTVL thể hiện đúng bản chất của tổ chức GTVL đó là cầu nối trung gian giữa người lao động và người sử dụng lao động. Để tổ chức cho người lao động đến đăng ký tìm việc làm các tổ chức GTVL cần phải:

+ Thông báo cho người lao động những thơng tin cần thiết về đăng ký tìm việc làm qua các phương tiện thơng tin thích hợp;

+ Thực hiện các thủ tục cần thiết khi người lao động đến đăng ký tìm việc. Muốn thực hiện tốt nhiệm vụ này, tổ chức GTVL phải nắm được thông tin của người lao động có nhu cầu tìm việc làm, có như vậy, tổ chức GTVL mới biết được người lao động đang có nhu cầu tìm việc gì, u cầu đối với công việc như thế nào… Trên cơ sở đó, tổ chức GTVL mới thực hiện tốt và hiệu quả nhiệm vụ GTVL.

- Liên hệ với người sử dụng lao động để tìm chỗ làm mới cho người lao động.

Khi đã có trong tay những thơng tin về người lao động, tổ chức GTVL với vai trị trung gian cần phải tiếp xúc, tìm hiểu người sử dụng lao động để thực

việc làm mới, góp phần giải quyết việc làm, làm cho thị trường lao động hoạt động sôi động, hiệu quả hơn. Việc liên hệ với người sử dụng lao động có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau như: liên hệ trực tiếp với người sử dụng lao động, liên hệ qua điện thoại, qua mạng Internet, thông tin qua Fax. Nhiều khi người sử dụng lao động có thể chủ động liên hệ với tổ chức GTVL.

Để việc liên hệ có thể thu được kết quả như mong muốn, tổ chức GTVL phải gây được lòng tin, thiện cảm với người sử dụng lao động và phải giữ mối quan hệ mật thiết, thường xuyên với người sử dụng lao động.

- Giới thiệu người lao động đang tìm việc làm với người sử dụng lao động đang cần tuyển lao động.

Sau khi đã nắm được các thông tin về người lao động và người sử dụng lao động, tổ chức GTVL sẽ tiến hành phân loại, khớp nối, xử lý thông tin cung - cầu về lao động để tìm ra những yêu cầu giống nhau của họ và thông báo cho khách hàng về những đặc điểm yêu cầu của đối tác. Khi hồn thành cơng việc này, tổ chức GTVL trực tiếp giới thiệu người lao động với người sử dụng lao động. Cơng việc tiếp theo là có thỏa thuận được với nhau hay không đều phụ thuộc vào quan hệ giữa người lao động với người sử dụng lao động. Đến đây, nhiệm vụ giới thiệu của tổ chức GTVL đã hoàn thành.

- Tổ chức tuyển chọn lao động để cung ứng cho người sử dụng lao động là người Việt Nam hay người nước ngoài đang hoạt động hợp pháp ở Việt Nam.

Khi nhận được yêu cầu của người sử dụng lao động, không kể là người Việt Nam hay người nước ngồi thì tổ chức GTVL sẽ thay mặt họ đứng ra để tuyển lao động. Thường thì đây là cuộc tuyển chọn có số lượng lao động lớn, nên tổ chức GTVL phải thực hiện một cách bài bản, nghiêm túc. Nhiệm vụ này được các tổ chức GTVL thực hiện thông qua việc ký kết hợp đồng cung ứng lao động, văn bản ủy quyền… Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các cơ quan, tổ chức, cá nhân nước ngoài (gọi tắt là người sử dụng nước

ngoài) tại Việt Nam tuyển lao động là người Việt Nam vào làm việc thì phương thức và trình tự tuyển lao động được thực hiện như sau [15]:

+ Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi được trực tiếp tuyển lao động Việt Nam;

+ Nếu không trực tiếp tuyển dụng thì các doanh nghiệp thông qua tổ chức GTVL

+ Danh sách lao động đã tuyển được phải thông báo cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động ở địa phương.

- Tổ chức tuyển chọn lao động để cung ứng cho các công ty, đơn vị được phép đưa lao động đi làm việc, học tập có thời hạn ở nước ngồi

Xuất khẩu lao động ra nước ngoài là một giải pháp cơ bản trong giai đoạn hiện nay ở nước ta, việc này vừa giải quyết được việc làm, vừa nâng cao đời sống cho người lao động và tăng nguồn thu ngoại tệ cho ngân sách quốc gia.

Thị trường lao động nước ngoài là một thị trường rất giàu tiềm năng và cần được khai thác. Trong vài năm trở lại đây, phong trào xuất khẩu lao động ở Việt Nam sang một số nước như: Hàn Quốc, Đài Loan, Malayxia, Libia, Nhật bản… phát triển rất mạnh, chủ yếu tập trung vào một số công việc như: giúp việc, chăm sóc người già, may mặc, điện tử… Nhiệm vụ này thường được thực hiện thông qua quan hệ đối ngoại giữa Việt Nam với các quốc gia hoặc các cơ quan, tổ chức, đồn thể … được pháp luật cho phép có thể ký kết các hợp đồng cung ứng lao động cho nước khác. Việc tổ chức tuyển chọn lao động để cung ứng lao động cho nước ngoài được thực hiện thông qua các tổ chức GTVL.

Ở nước ta, chỉ có các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp có đủ các điều kiện theo quy định của Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài năm 2006 mới đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Căn cứ vào nhu cầu xuất khẩu lao động của mình, các doanh

nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp có thể tìm nguồn lao động để đưa lao động đi làm việc ở nước ngồi thơng qua việc cung ứng của các tổ chức GTVL, đặc biệt là đối với các hợp đồng xuất khẩu lao động có số lượng lớn và có điều kiện về trình độ chun mơn, nghiệp vụ cao. Có thể các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ, tổ chức sự nghiệp ký hợp đồng với các tổ chức GTVL để đào tạo và cung ứng nguồn lực lao động nhằm phục vụ lâu dài cho cơng tác xuất khẩu lao động của mình.

Thu thập, phân tích và cung ứng thông tin về thị trường lao động

Với tư cách là một đầu mối thông tin về thị trường lao động, các tổ chức GTVL có nhiệm vụ thu thập, phân tích tất cả các thơng tin về thị trường lao động như: Nhu cầu tuyển lao động, nhu cầu cần việc làm, tiêu chuẩn lao động, tiền lương, tiền công trên địa bàn hoạt động, của vùng và cả nước để cung cấp cho các chủ thể có nhu cầu đó là những người lao động, người sử

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 52 - 62)