Những hạn chế, tồn tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 109 - 117)

1 TW Đoàn TNCSHCM 5,2 3,64 ,56 2 TW Hội LH Phụ nữ VN 9, 3 6,

2.2.2.2. Những hạn chế, tồn tạ

Bên cạnh những đóng góp bước đầu của doanh nghiệp hoạt động GTVL. Trong những năm gần đây, đặc biệt là trong giai đoạn từ năm 2000 - 2005 (trước khi có Nghị định 19), hoạt động của các doanh nghiệp GTVL đã nổi lên nhiều vấn đề bất cập. Đã nhiều lần các phương tiện thơng tin đại chúng đã phản ánh tình trạng lộn xộn trong hoạt động GTVL của các doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp sau khi đăng ký hoạt động đã tổ chức thu tiền giới thiệu cung ứng việc làm của người lao động, sau khi thu tiền liền chuyển trụ sở làm việc, người lao động khơng biết đi đâu để tìm địi lại tiền. Một số người đang bị lệnh truy nã cũng thành lập một lúc vài doanh nghiệp, giới thiệu lòng vòng cho người lao động nhằm thu tiền kiếm lời. Như báo Lao động số 188/2002 ngày 20/7/2002 đã đưa phóng sự điều tra Nguyễn Thị Kim Yến, mặc dù đang bị truy nã cũng đã kịp thành lập tới 6 công ty để lừa đảo người lao động [25]. Hoặc báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh cũng có bài điều tra về các chiêu thức lừa đảo người lao động của các cơ sở Dịch vụ việc

đảo hợp pháp; thành lập công ty dịch vụ việc làm để lừa; thành lập công ty hoặc phối hợp nhiều công ty để lừa đảo; thành lập công ty và tuyển dụng người lao động, yêu cầu người lao động đóng tiền thế chân; giả giấy tờ của các đơn vị dịch vụ việc làm có uy tín; sử dụng lao động theo mùa vụ rồi sa thải [27]. Mới đây nhất, Công an quận Tây Hồ đã điều tra làm rõ hành vi lừa đảo của Nguyễn Đình Thành - Giám đốc Cơng ty Trách nhiệm hữu hạn Đầu tư - Thương mại và Dịch vụ mở Việt Nam, đã bằng hình thức ký hợp đồng đi du lịch và xin việc làm cho người lao động, Thành đã lừa đảo, chiếm đoạt của 5 người với số tiền là 2 triệu đồng [36]. Trước đó, cơ quan Công an quận Thanh Xuân - Hà Nội cũng đã tạm giữ Ngơ Thị Hồng Điệp - Giám đốc Cơng ty dịch vụ và du lịch Gia Linh (trụ sở tại Thanh Xuân) cùng Trần Sỹ Phương, Nguyễn Thị Thủy (nhân viên cơng ty) về hành vi lừa đảo người tìm việc, thu tiền mơi giới của người đến xin việc nhưng lại khơng bố trí được việc làm và cũng khơng hồn lại tiền. Cơng an thu hai quyển phiếu thu của những cá nhân xin việc với tổng số tiền là hơn 5,3 triệu đồng và 3 điện thoại di động. Hay vụ cơ quan công an phát hiện trung tâm việc làm số 25 ngõ 377 đường Giải Phóng Hà Nội do Phí Thị Kiều Ngân đứng đầu hoạt động lừa đảo. Từ tháng 10/2005 đến cuối năm 2006 Ngân đã nhận 100 hồ sơ xin việc làm, thu mỗi hồ sơ hàng triệu đồng và chiếm dụng số tiền đó, nhưng hầu như khơng hề tìm việc cho người lao động [33]…

Qua một số thực trạng trên, có thể tìm hiểu những bất cập, tồn tại trong hoạt động GTVL của các doanh nghiệp theo hai giai đoạn sau:

Trước khi có Nghị định số 19/2005/NĐ-CP:

- Các doanh nghiệp hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ về bản chất của GTVL. Hoạt động GTVL là hoạt động chắp nối cung - cầu lao động giữa người lao động với người sử dụng lao động do các đơn vị trung gian thực hiện. Việc bổ sung chức năng kinh doanh GTVL, thì sẽ biến các doanh nghiệp trở thành người mơi giới giữa chính mình với người lao động. Điều này khiến

nghiệp đã đứng ra môi giới và lại tuyển dụng mình. Mặt khác, mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là lợi ích kinh, doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển phải có lãi trong kinh doanh. Vì vậy, trái với tính chất hoạt động của GTVL là mang tính xã hội, khơng vì mục tiêu lợi nhuận.

- Do cơ quan cấp giấy đăng ký kinh doanh xác định hoạt động GTVL là ngành nghề không cần điều kiện, nên việc đăng ký kinh doanh thành lập doanh nghiệp có chức năng dịch vụ việc làm quá đơn giản và dễ dàng, không cần bất kỳ một thủ tục thẩm định nào về mặt bằng hoạt động, vốn, khả năng hoạt động, nhân sự. Nhiều doanh nghiệp đăng ký chức năng GTVL xen ghép chung với nhiều ngành nghề kinh doanh khác như: cho thuê video, dịch vụ ăn uống, thương mại, kinh doanh, sản xuất…

Nhưng để hoạt động GTVL có hiệu quả thì các doanh nghiệp thực hiện hoạt động này, trước hết phải có một đội ngũ cán bộ có khả năng tư vấn về pháp luật, chính sách lao động - việc làm, hướng nghiệp, dạy nghề, năng lực cung cấp thông tin về thị trường lao động. Sau đó là phải có một số vốn, cơ sở vật chất, trang thiết bị… cần thiết để đảm bảo cho hoạt động GTVL. Tuy vậy, trên thực tế nhiều doanh nghiệp phải đi thuê văn phòng để hoạt động với giá cao, chỉ có khoảng 10m2 với một chiếc bàn làm việc cũ và vài chiếc ghế nhựa, trên tường thì treo đầy bảng mi ca dán dày đặc các thông báo tuyển dụng lao động mà chủ yếu là những công việc lao động phổ thông, địa điểm hoạt động không thuận lợi, vốn đầu tư của của các doanh nghiệp cịn q ít.

Đa số các doanh nghiệp chỉ tập trung GTVL qua nguồn thông tin tuyển dụng lượm lặt được trên các báo, đài hoặc niêm yết của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có nhu cầu tuyển dụng lao động thực sự. Nhiều doanh nghiệp cịn lấy lại thơng tin việc làm của các doanh nghiệp GTVL khác, rồi tự ý khai thác coi như nguồn việc làm của mình. Một số doanh nghiệp GTVL "ma" ký hợp đồng với người lao động, nhưng thực chất đó chỉ là những bản hợp đồng khơng có giá trị pháp lý, không soạn theo đúng quy định của Luật Lao động.

GTVL lại do những sinh viên thất nghiệp lập nên. Nghĩa là sau khi ra trường không xin được việc làm, họ tập hợp với nhau, liên kết với vài người đã quen biết hoạt động tìm kiếm, GTVL để thành lập doanh nghiệp… Và cái vòng luẩn quẩn lại bắt đầu xuất hiện, hoạt động "ma" để lừa người lao động…

- Trình độ chun mơn nghiệp vụ của cán bộ doanh nghiệp hoạt động GTVL cũng là một vấn đề cần phải nói tới, như ở thành phố Hồ Chí Minh, nếu chỉ tính những người đang trực tiếp hoạt động GTVL tại các doanh nghiệp thì số người có trình độ đại học chỉ có 36,34%, người có trình độ trung cấp là 23,09% và đặc biệt số người chưa được đào tạo chiếm tới 40,57%, đáng chú ý là trong số những người đã qua đào tạo thì có đến 90% khơng thuộc chuyên ngành kinh tế lao động, kinh tế, luật [41]… mà lại đào tạo ở lĩnh vực khác, tất cả những người trực tiếp làm cơng tác GTVL đều chưa qua khóa tập huấn về chuyên môn, nghiệp vụ về GTVL.

- Việc kiểm soát hoạt động GTVL của các doanh nghiệp và bảo vệ quyền lợi của người lao động là rất khó khăn. Vì, các cơ sở muốn kinh doanh hoạt động GTVL chỉ cần đăng ký bổ sung chức năng này với Sở Kế hoạch và Đầu tư mà không cần phải đăng ký hoặc được sự chấp thuận của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động GTVL nhiều khi không nắm được doanh nghiệp nào được cấp giấy, doanh nghiệp nào không được cấp giấy đăng ký. Còn với người lao động thì khơng biết doanh nghiệp nào là hợp pháp và doanh nghiệp nào là không hợp pháp.

- Một vấn đề cũng gây nhiều bức xúc cho người lao động trong nhiều năm liền, đó là tình trạng thu phí GTVL đã và đang bị thả nổi. Do tính chất đăng ký kinh doanh về hoạt động GTVL quá dễ dàng, khơng có điều kiện ràng buộc nên đa số doanh nghiệp khi tổ chức hoạt động rất đơn giản và tự áp đặt các mức thu lệ phí GTVL đối với người lao động rất cao nhưng lại khơng có trách nhiệm đối với người lao động tìm việc nên bị người lao động phản ứng, kiện cáo, cá biệt có những doanh nghiệp lợi dụng hoạt động kinh doanh hoạt động GTVL để lừa gạt, lừa đảo người lao động rất cần việc, điều này đã

ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. "Có đơn vị thu phí từ 100.000 - 150.000 đồng/ người/ lần và tìm cách khơng hồn trả lại hoặc khấu trừ từ 20% đến 60% sau khi GTVL cho người lao động nhưng bị đơn vị tuyển dụng lao động từ chối" [41]. Một số doanh nghiệp thu phí GTVL của người lao động sau đó đưa họ đến nơi có nhu cầu cần tuyển dụng mà khơng cần thỏa thuận, trao đổi trước với đơn vị cần tuyển dụng lao động. Vì thế, khi người lao động tìm đến được nơi có nhu cầu tuyển dụng thì biết vị trí đó đã có người làm hoặc bị từ chối tiếp xúc, làm mất thời gian, công sức, tiền của, nhiều khi tạo ra tranh chấp mà thiệt hại thuộc về người lao động.

- Về tên gọi cũng bị lẫn lộn giữa trung tâm GTVL của Nhà nước và tổ chức chính trị - xã hội với các doanh nghiệp hoạt động GTVL. Theo Nghị định 72/CP, các đơn vị dịch vụ việc làm Nhà nước được gọi là trung GTVL. Hiện nay, có rất nhiều doanh nghiệp hoạt động GTVL cũng lấy tên là trung tâm GTVL, điều này dễ gây sự ngộ nhận và đánh giá sai của xã hội về hoạt GTVL đối với các trung tâm GTVL.

- Thiếu quy chế hoạt động GTVL, chưa quy định rõ trách nhiệm của doanh nghiệp hoạt động GTVL, những quy định của pháp luật và đạo đức kinh doanh hoạt động GTVL…

Từ khi có Nghị định số 19/2005/NĐ-CP:

Với những bất cập đã trình bày ở trên, để chấn chỉnh lại hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động GTVL, ngày 28/02/2005 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 19/2005/NĐ-CP quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức GTVL, và lần đầu tiên đã chính thức đưa vào quản lý hệ thống doanh nghiệp hoạt động GTVL thơng qua hình thức cấp giấy phép GTVL cho các doanh nghiệp có đủ điều kiện. Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTVXH hướng dẫn thi hành Nghị định số 19 nhằm đưa hoạt động GTVL của các doanh nghiệp vào ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Theo quy định của Nghị định số 19 và Thông tư số 20, muốn tham gia hoạt

định từ 36 tháng trở lên nằm ở vị trí thuận lợi; có đầy đủ các phịng tư vấn, GTVL, cung ứng lao động và thông tin thị trường lao động; được trang bị máy tính, Fax, điện thoại…; có ít nhất 5 nhân viên có trình độ cao đẳng trở lên và phải có 300 triệu đồng ký quỹ tại Ngân hàng. Doanh nghiệp phải có trách nhiệm theo dõi tình trạng của người lao động trong thời gian một năm (đối với trường hợp thực hiện hợp đồng lao động từ đủ 12 tháng trở lên) hoặc trong thời gian thực hiện hợp đồng lao động (Đối với những trường hợp thực hiện hợp đồng lao động dưới 12 tháng). Doanh nghiệp hoạt động GTVL sẽ bị thu hồi giấy phép nếu có hành vi lừa đảo, gian lận đối với người lao động. Nếu bị xử phạt hành chính do vi phạm pháp luật lao động 3 lần/năm hoặc một hành vi bị xử phạt 3 lần doanh nghiệp cũng sẽ bị thu hồi giấy phép [17].

Đặc biệt, Nghị định còn quy định tên của doanh nghiệp hoạt động GTVL không được trùng với tên của trung tâm GTVL. Quy định này đã khắc phục được những thiếu sót của Nghị định 72, đây là căn cứ để xác định trung tâm GTVL của Nhà nước và các doanh nghiệp hoạt động GTVL tư nhân.

Tuy nhiên, quy định của pháp luật là thế, nhưng trên thực tế hiện nay hầu hết các doanh nghiệp GTVL đều không đáp ứng đủ các điều kiện nêu trên. Nhiều doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực này nếu tính cả quỹ lương, cả giá trị thiết bị văn phịng cũng chỉ có cỡ vài chục triệu đồng, một số doanh nghiệp tài sản hiện có giá trị nhất chỉ là chiếc máy điện thoại. Nhân sự, cơ sở vật chất đều không bảo đảm với quy định của pháp luật. Khơng ít những doanh nghiệp hoạt động chỉ có một căn phịng vừa kê đủ một chiếc bàn và vài cái ghế, một bảng giới thiệu công việc làm và không hề treo bảng hiệu nhằm tránh sự kiểm tra của cơ quan chức năng.

Sau khi Nghị định số 19 có hiệu lực thi hành, hai thành phố lớn đó là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh, Thanh tra Bộ LĐTB&XH đã tiến hành đợt kiểm tra thí điểm một số doanh nghiệp hoạt động GTVL.

Tại thành phố Hồ Chí Minh, theo báo cáo của Sở LĐTB&XH thành phố, tính đến hết năm 2006, trên địa bàn thành phố có 2.728 điểm đăng ký kinh doanh hoạt động GTVL, nhưng trên thực tế chỉ có 27 doanh nghiệp đăng ký đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động GTVL theo quy định mới của Nghị định số 19. Bà Đinh Kim Hồng - Phó Giám đốc Sở LĐTB&XH cho biết, hiện nay hầu hết các doanh nghiệp hoạt động GTVL trên địa bàn thành phố có mặt bằng chật hẹp, diện tích từ 6 - 16m2, trang thiết bị văn phịng khơng đầy đủ, nhân sự đại bộ phận chưa am hiểu rõ về thị trường lao động, chưa gắn được yêu cầu của người sử dụng lao động với người lao động [45], điều này dẫn đến hiệu quả hoạt động GTVL rất kém..

Mặc dù biết hoạt động của nhiều doanh nghiệp GTVL hiện rất bát nháo, thậm chí có doanh nghiệp lập ra chỉ để lừa người tìm việc, nhưng việc xử lý đối với các đơn vị này gặp rất nhiều khó khăn, do chưa có sự phối hợp đồng bộ của các ban, ngành. Theo bà Nguyễn Thị Dân Trưởng phòng lao động tiền lương, Sở LĐTB&XH: GTVL là một ngành kinh doanh có điều kiện, muốn hoạt động trong lĩnh vực này, ngoài việc phải đăng ký kinh doanh với Sở Kế hoạch và Đầu tư, doanh nghiệp phải được Sở LĐTB&XH cấp giấy phép mới đủ điều kiện hoạt động [58]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, các doanh nghiệp đang dùng "chiêu" là đăng ký rất nhiều ngành nghề khác nhau khi xin giấy phép kinh doanh. Do vậy, khi cơ quan chức năng đến kiểm tra, nếu phát hiện sai phạm của doanh nghiệp cũng chỉ lập biên bản xử phạt hành chính và cấm hoạt động GTVL, chứ khơng hề đóng cửa các doanh nghiệp được. Mặt khác, khi các địa phương đi kiểm tra, thì các doanh nghiệp lại dùng giấy phép đăng ký kinh doanh bơi đậm hàng chữ GTVL và nói "đã được cấp phép". Các cán bộ phường, thậm chí cán bộ của quận do chưa được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, cứ nghĩ đơn giản có giấy phép kinh doanh là được hoạt động. Chính vì vậy mà việc kiểm tra, xử lý những sai phạm trong GTVL vừa qua chẳng khác nào "bắt cóc bỏ đĩa".

Cịn ở Hà Nội, theo thống kê của Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố hiện nay có 677 doanh nghiệp được cấp giấy phép kinh doanh trong lĩnh vực GTVL. Thực tế, trong tổng số 677 doanh nghiệp được cấp phép, chỉ có 8% doanh nghiệp có hoạt động GTVL, số cịn lại chỉ đăng ký nhưng chưa hoạt động hoặc có hoạt động nhưng khơng báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước về GTVL. Tuy số doanh nghiệp đăng ký hoạt động trong lĩnh lực này nhiều nhưng hoạt động kép, thiếu đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn về nghiệp vụ, thiếu thông tin về thị trường lao động và ít am hiểu về các dịch vụ việc làm.

Theo Sở LĐTB&XH thành phố Hà Nội, năm 2005 chỉ có 23 doanh nghiệp có báo cáo hoạt động của mình chiếm 3,3% tổng số doanh nghiệp đăng ký hoạt động GTVL. Trong số 23 doanh nghiệp có chức năng hoạt động GTVL, chỉ có 11/23 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động và có kết quả. Số cịn lại tuy có báo cáo nhưng cũng chỉ hoạt động cầm chừng [62]. Thực tế trong hoạt động, nhiều doanh nghiệp GTVL cũng chủ yếu lượm đặt thông tin trên báo đài, các

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 109 - 117)