Những mặt đƣợc

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 117 - 122)

1 TW Đoàn TNCSHCM 5,2 3,64 ,56 2 TW Hội LH Phụ nữ VN 9, 3 6,

2.3.1. Những mặt đƣợc

Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của pháp luật lao động hiện hành và thực trạng áp dụng các quy định của pháp luật đối với tổ chức GTVL, ta thấy rằng:

- Các quy định của pháp luật về GTVL ngày càng được hoàn thiện. Hệ thống khung pháp lý cho hoạt động GTVL là BLLĐ (Chương II - Việc làm), Nghị định số 19/2005/NĐ-CP và Thông tư số 20/2005/T- BLĐTBXH đã quy định đầy đủ về các điều kiện về cơ sở vật chất, tài chính, cán bộ để hoạt động GTVL, chức năng, nhiệm vụ, quyền và nghĩa vụ của tổ chức GTVL. Đặc biệt các doanh nghiệp muốn hoạt động GTVL phải được Sở LĐTB&XH cấp giấy phép, điều này góp phần chấn chỉnh, đưa hoạt động GTVL dần đi vào ổn định và giảm thiểu những tiêu cực phát sinh.

- Theo quy định hiện hành, hệ thống tổ chức GTVL khơng chỉ hình thành và phát triển ở ngành LĐTB&XH, mà còn phát triển ở các tổ chức chính trị - xã hội, các Bộ, ngành khác và ở các doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp Nhà nước, các công ty trách nhiệm hữu hạn...

- Nhiệm vụ của tổ chức GTVL đã phù hợp với tính chất và nội dung của tổ chức này. Hoạt động của các tổ chức GTVL cơ bản đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của thị trường lao động trong nước về tư vấn, GTVL, cung ứng lao động và dạy nghề, đóng góp tích cực vào công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Đặc biệt là hoạt động dạy nghề theo địa chỉ, dạy nghề liên kết tạo được khả năng bố trí việc làm cho người lao động. Các nhiệm vụ của tổ chức GTVL về cơ bản phù hợp với các quy định về hoạt động của tổ chức GTVL, hòa nhập với hệ thống dịch vụ việc làm của các nước trong khu vực và trên thế giới.

- Các tổ chức GTVL đã được các địa phương, cơ quan chủ quản và Bộ LĐTB&XH quan tâm đầu tư về cơ sở vật chất, địa điểm, nhà xưởng, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động. Nguồn đầu tư nâng cao năng lực cho trung tâm GTVL từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm đã được nhiều

trung tâm sử dụng hợp lý, đầu tư đáng kể cho công tác thông tin thị trường lao động, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của trung tâm.

- Sự kết nối trong hoạt động của các tổ chức GTVL đã có tiến bộ đáng kể. Nhiều trung tâm đã phối hợp với nhau trong hoạt động GTVL, cung ứng lao động, GTVL và thông tin cho nhau về nhu cầu tuyển dụng lao động, nguồn lao động. Giữa các trung tâm đã có sự giao lưu học hỏi kinh nghiệm rất sơi nổi và có hiệu quả.

2.3.2. Những hạn chế, tồn tại

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, hoạt động của hệ thống tổ chức GTVL vẫn còn nhiều điều bất cập cần được khắc phục để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong điều kiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và trong bối cảnh hội nhập quốc tế, đó là:

Một là, cơ chế, chính sách về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL

mặc dù đã hình thành về cơ bản, song vẫn còn thiếu và chậm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế, thiếu các thơng tư hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP về phí GTVL; chưa có quy chế quy định về việc sử dụng vốn đầu tư, nâng cao năng lực cho các trung tâm GTVL từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm; chưa có các quy định cụ thể về chính sách khen thưởng và xử lý vi phạm trong lĩnh vực hoạt động GTVL; thiếu các văn bản quy định về vai trò của tổ chức GTVL trong quản lý thực hiện đăng ký và chi trả bảo hiểm thất nghiệp… gây khó khăn trong quản lý cũng như hoạt động của các tổ chức GTVL.

Hai là, nhận thức về mục đích và tính chất GTVL chưa được đầy đủ,

thiếu thống nhất. Tại một số địa phương, cơ quan, tổ chức, các cấp lãnh đạo chưa nhận thức được hết vai trò của các tổ chức GTVL đối với công tác giải quyết việc làm, phát triển thị trường lao động nên chưa tích cực chỉ đạo các cơ quan, đơn vị hữu quan thực hiện việc quy hoạch, sắp xếp lại các tổ chức GTVL, chưa tạo điều kiện cần thiết về tài chính, cơ sở vật chất cho tổ chức GTVL hoạt

Ba là, tiến độ rà soát và quy hoạch hệ thống tổ chức GTVL của các

địa phương, các Bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội… cịn chậm, nên trên cùng một địa bàn thành lập quá nhiều trung tâm, vượt quá mức yêu cầu của thị trường lao động, dẫn đến hoạt động của các trung tâm này kém hiệu quả và xảy ra hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh giữa các trung tâm. Sau hơn hai năm kể từ khi Nghị định số 19/2005/NĐ-CP và Thơng tư số 20/2005/TT- BLĐTBXH có hiệu lực thi hành, tỷ lệ các trung tâm tiến hành thành lập, thành lập lại mới chỉ đạt khoảng 30%[48]; một số địa phương, tổ chức chính trị - xã hội ra Quyết định thành lập mới trung tâm trong khi chưa bảo đảm được những điều kiện tối thiểu để thành lập trung tâm và hoạt động theo quy định của Nghị định số 19/2005/NĐ-CP và Thông tư số 20/2005/TT- BLĐTBXH.

Bốn là, đội ngũ cán bộ công tác GTVL thiếu về số lượng và chưa đáp

ứng được yêu cầu về kỹ năng, nghiệp vụ. Sự phối hợp giữa các tổ chức GTVL còn kém, đặc biệt trong lĩnh vực cung cấp các thông tin thị trường lao động, do vậy chưa phát huy được tối đa năng lực hoạt động của các tổ chức GTVL.

Năm là, các doanh nghiệp có chức năng GTVL trong mấy năm gần

đây đã tăng nhanh về số lượng, song công tác quản lý nhà nước và xử lý vi phạm đối với khu vực này cịn bị bng lỏng dẫn đến một số doanh nghiệp lừa đảo người lao động trong hoạt động GTVL gây thiệt hại cho người lao động và ảnh hưởng không tốt đến mơi trường xã hội của cả nước. Có những trường hợp sau khi nhận dược thông tin truy tố từ các cơ quan pháp luật lúc đó mới có kế hoạch kiểm tra và khắc phục hậu quả, tình trạng này đến nay vẫn chưa có giải pháp cụ thể nhằm phòng ngừa và quản lý chặt chẽ hoạt động GTVL.

Sáu là, việc xây dựng hệ thống thông tin thị trường lao động chưa

thực sự được đầu tư đúng mức, chưa có sự phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp để có sự trao đổi thơng tin về nhu cầu tuyển dụng lao động của doanh nghiệp. Công tác khai thác xử lý thông tin thị trường lao động và công tác tư vấn

đào tạo, GTVL của hệ thống tổ chức GTVL đạt hiệu quả thấp, đặc biệt là việc tư vấn cho người lao động cá thông tin cụ thể về ngành nghề đào tạo, nhu cầu việc làm.

Nguyên nhân tồn tại:

+ Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động GTVL trong phát triển thị trường lao động còn chưa đầy đủ, thiếu thống nhất. Một số địa phương, cơ quan, tổ chức, các cấp lãnh đạo chưa quan tâm đầu tư, bố trí đủ kinh phí để các trung tâm GTVL hoạt động có hiệu quả.

+ Thiếu Chính sách đồng bộ và dài hạn về hỗ trợ cho các trung tâm GTVL, đặc biệt là chính sách đầu tư cơ sở vật chất và trang thiết bị, chính sách cán bộ, chính sách đào tạo, chính sách tài chính... Thiếu quy hoạch hệ thống tổ chức GTVL của cả nước và ở từng địa phương.

+ Các cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động GTVL còn nhiều hạn chế và chưa thực sự quan tâm đến vai trị quản lý của mình, cơng tác giao ban, sơ kết, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong hoạt động GTVL không được tiến hành thường xuyên. Hàng năm, các cơ quan quản lý nhà nước về GTVL vần chưa có kế hoạch cụ thể về cơng tác thanh tra, kiểm tra hoạt động GTVL trên từng địa bàn và trong phạm vi cả nước nên chưa đưa ra được các giải pháp hữu hiệu nhằm uốn nắn kịp thời những sai lệch trong hoạt động GTVL.

Chương 3

NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 117 - 122)