Quản lý nhà nước là hoạt động có tổ chức và điều chỉnh bằng pháp luật, thông qua các cơ quan trong bộ máy Nhà nước để điều chỉnh các quá trình xã hội và hành vi của công dân, của mọi tổ chức xã hội, nhằm giữ gìn
Như vậy, có thể hiểu quản lý nhà nước đối với tổ chức GTVL là sự tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực Nhà nước đối với quá trình tổ chức, thực hiện hoạt động GTVL của các tổ chức GTVL nhằm đạt mục tiêu đã định. Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, giải quyết việc làm không chỉ là trách nhiệm riêng của Nhà nước, mà còn là trách nhiệm của các doanh nghiệp và của toàn xã hội. Trong bối cảnh đó, sự tồn tại và phát triển của tổ chức GTVL là một tất yếu khách quan, xuất phát từ những đòi hỏi của nền kinh tế thị trường.
Tổ chức GTVL theo quy định của pháp luật hiện nay gồm có tổ chức GTVL của Nhà nước và tổ chức GTVL tư nhân. Nếu để cho các tổ chức GTVL hoạt động một cách "tự do" sẽ dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh, việc thu phí vơ tổ chức, điều này gây ra thiệt hại về quyền lợi của người lao động và người sử dụng lao động, vi phạm những vấn đề thuộc phạm trù đạo đức xã hội, gây ảnh hưởng xấu đến sự công bằng và phát triển xã hội. Vì vậy, quản lý nhà nước đối với các tổ chức GTVL là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn. Hơn nữa, chính sự tồn tại của quản lý nhà nước đối với tổ chức GTVL sẽ góp phần thúc đẩy các quan hệ lao động phát triển lành mạnh, hạn chế và xóa bỏ tiêu cực, thúc đẩy sự phát triển và hoàn thiện thị trường lao động, tạo ra nhiều công ăn việc làm hơn cho người lao động thơng qua các chính sách và chương trình kinh tế - xã hội lớn, tạo điều kiện thuận lợi để người sử dụng lao động có điều kiện mở rộng sản xuất, tuyển thêm lao động và có nhiều cơ hội hơn để nâng cao chất lượng lao động.