Các công cụ quản lý

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 85 - 87)

Quản lý nhà nước đối với tổ chức GTVL trên cơ sở các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách

Các văn bản pháp luật, các cơ chế, chính sách liên quan đến tổ chức GTVL có tác động, điều chỉnh các mối quan hệ được hình thành trong hoạt động của tổ chức GTVL theo những mục tiêu mà Nhà nước đã định ra thông qua các khuyến khích và chế tài. Dựa trên các văn bản này, mạng lưới tổ chức GTVL được hình thành và phát triển theo đúng những mục tiêu của Nhà nước đề ra trong từng thời kỳ.

Văn bản cao nhất có quy định về tổ chức GTVL và định hướng cho hoạt động GTVL là BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung. Những quy định dưới luật khác như các Nghị định của Chính phủ: Nghị định 19/2005/NĐ-CP, Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, Nghị định 116/2003/NĐ-CP, Nghị định 204/2004/NĐ-CP, Nghị định số 02/2001/NĐ-CP, Nghị định số 39/2003/NĐ- CP…; các Thông tư của các Bộ, ngành như: Thông tư số 20/2005/TT- BLĐTBXH, Thông tư số 71/2006/TT-BTC… Các văn bản pháp luật này đều tác động, điều chỉnh các quan hệ trong hoạt động của tổ chức GTVL, nhằm đưa hoạt động của các tổ chức này phát triển theo đúng định hướng của Nhà nước.

Trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước, nếu có phát sinh những quan hệ mới cần phải được Nhà nước điều chỉnh kịp thời, Nhà nước sẽ tiến hành sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện các văn bản luật và dưới luật nêu trên.

Quản lý nhà nước đối với tổ chức GTVL thông qua bộ máy quản lý

Bộ máy quản lý nhà nước về tổ chức GTVL có chức năng hoạch định, tổ chức thực hiện và thanh kiểm tra việc thực hiện các văn bản luật, dưới luật, các cơ chế, chính sách về tổ chức GTVL nhằm đưa các văn bản này đi vào thực tiễn của cuộc sống. Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tổ chức GTVL bao gồm quản lý nhà nước theo ngành dọc, quản lý nhà nước theo địa phương và lãnh thổ.

Đối với quản lý nhà nước về tổ chức GTVL theo ngành dọc, theo quy định của Điều 18 BLLĐ quy định: "Bộ LĐTB&XH thực hiện quản lý nhà nước đối với các tổ chức GTVL".

Cụ thể hóa BLLĐ, tại Điều 23, Nghị định số 19/2005/NĐ-CP quy định: "Bộ LĐTB&XH thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực GTVL trong phạm vi cả nước".

Để thực hiện nhiệm vụ trên, Bộ LĐTB&XH có các Vụ, Cục, Tổng cục, Viện giúp việc, chủ yếu là: Vụ Lao động - Việc làm; Vụ pháp chế; Cục

động và Xã hội và một số Vụ khác [19]. Bên cạnh đó, cịn có các Sở LĐTB&XH chịu trách nhiệm quản lý các tổ chức GTVL trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quản lý các tổ chức GTVL theo địa bàn lãnh thổ.

Ngoài ra, pháp luật cũng quy định: Trong trường hợp nhận được đơn khiếu nại, tố cáo của các tổ chức, cá nhân về hoạt động GTVL. Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh trong phạm vi nhiệm vụ quyền hạn, có quyền giải quyết các khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật [17].

Như vậy, quản lý nhà nước đối với tổ chức GTVL là rất cần thiết để bảo đảm cho các tổ chức GTVL hoạt động theo đúng mục tiêu mà Nhà nước đã định, góp phần vào việc giải quyết việc làm cho người lao động, cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường lao động ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 85 - 87)