1 TW Đoàn TNCSHCM 5,2 3,64 ,56 2 TW Hội LH Phụ nữ VN 9, 3 6,
2.2.1.3. Về tài chính
Muốn hoạt động có hiệu quả, các trung tâm GTVL cần phải có nguồn tài chính cho mình. Trước đây, cơ chế tài chính của các trung tâm được được hiện theo Nghị định số 10/2002/ ngày 16/01/2002 của Chính phủ và Thơng tư số 25/2002/TT-BTC ngày 01/3/2002 của Bộ Tài chính. Hiện nay, cơ chế tài chính của các trung tâm GTVL được thực hiện theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và Thông tư số 71 của Bộ Tài chính.
Trong những năm qua với việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính. Hoạt động tài chính của các trung tâm GTVL đã đạt được những kết quả đáng kể, nhiều trung tâm đã có sự sáng tạo trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về tài chính và đã tự bảo đảm cân đối thu chi của trung tâm. Mức thu phí GTVL của các trung tâm đối với người sử dụng lao động và người lao động bình quân từ 5% - 8% lương của người lao động khi được giới thiệu và có việc làm, tương đương khoảng từ 10 ngàn đồng đến 100 ngàn đồng (trước khi có Thơng tư số 95/2007/TTLT/BTC-BLĐTBXH, ngày 07/8/2007). Nhiều trung tâm có chính sách miễn, giảm từ 50% đến 100% học phí hoặc lệ phí đối với bộ đội xuất ngũ, con em gia đình chính sách, lao động nghèo. Riêng đối với các khu công nghiệp và khu chế xuất, các trung tâm GTVL khơng thu phí đối với người lao động được GTVL.
Tuy nhiên, nguồn tài chính cho hoạt động của các trung tâm hiện nay vẫn còn là vấn đề bức xúc. Mặc dù theo quy định của pháp luật các trung tâm khi được thành lập và hoạt động được cơ quan chủ quản bảo đảm về biên chế
Nhưng trên thực tế, có rất nhiều trung tâm chỉ được giao biên chế một cách hình thức, khơng có quỹ lương và chi phí hành chính, hoặc có quỹ lương nhưng quỹ lương theo mức lương tối thiểu, hoặc chỉ có quỹ lương mà khơng có chi phí hành chính. Do vậy, trung tâm gặp rất nhiều khó khăn, làm hạn chế phần nào kết quả hoạt động của các trung tâm và dẫn đến sự chệch hướng trong hoạt động của nhiều trung tâm. Nhiều trung tâm chỉ có hoạt động dạy nghề và hoạt động sản xuất là loại hoạt động chính nhằm tạo nguồn thu cho các trung tâm để tồn tại, trong khi các trung tâm rất ít chú ý đến các nhiệm vụ chính của mình là hoạt động tư vấn, GTVL, cung ứng lao động và thông tin thị trường lao động.
Theo quy định của Nghị định số 19/20065/NĐ-CP, trung tâm GTVL là đơn vị sự nghiệp có thu, nhưng các nguồn thu lại rất hạn hẹp, chủ yếu là thu từ công tác dạy nghề và sản xuất kinh doanh. Cịn các hoạt động chính là tư vấn, GTVL, cung ứng lao động và thơng tin về thị trường lao động thì mức thu cũng rất thấp từ 5% - 8% mức lương tháng đầu ghi trong hợp đồng lao động, thậm chí nhiều trung tâm cũng khơng thu được khoản thu này. Do đó, các trung tâm hoạt động rất khó khăn, nên buộc nhiều trung tâm không thể chú trọng vào các hoạt động chính mà phải tập trung vào các hoạt động có thu để tồn tại, Điều này đã phần nào làm giảm đi vị trí, vai trị của các trung tâm GTVL.
Vốn đầu tư nâng cao năng lực hoạt động cho trung GTVL còn hạn hẹp và sử dụng chưa hiệu quả. Trong giai đoạn 2001 - 2005, trung bình mỗi trung tâm chỉ được đầu tư khoảng 440 triệu đồng từ nguồn vốn Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm [32, tr. 4]; nhiều địa phương chưa bố trí ngân sách địa phương đầu tư cho trung tâm, cũng như khơng bố trí hoặc bố trí khơng đủ kinh phí từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm đã phân bổ cho các trung tâm để dùng cho mục đích nâng cao năng lực hoạt động của trung tâm. Một số trung tâm khi được bố trí kinh phí từ Chương trình mục tiêu Quốc gia về việc làm cũng sử dụng chưa đúng mục đích nâng cao năng lực tư vấn, GTVL, cung ứng thông tin thị trường lao động mà chỉ tập trung mua sắm
Mặt khác, cũng theo quy định của pháp luật, các trung tâm GTVL được quyền thu phí, học phí. Nguồn thu này được thu từ người sử dụng lao động tuyển lao động thông qua trung tâm và người lao động đăng ký tìm việc qua trung tâm nếu nhận được việc làm thì phải trả phí… Hơn nữa, mức thuế đối với hoạt động GTVL hiện nay quá cao, ví như thuế thu nhập doanh nghiệp là 28%...
Những hạn chế trên thực sự đang gây khó khăn rất nhiều cho hoạt động của các trung tâm GTVL. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, khi mà sự tham gia của các doanh nghiệp hoạt động GTVL ngày càng phát triển về số lượng đã đẩy các trung tâm GTVL vào tình trạng khó khăn hơn.
Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước phải có chính sách và giải pháp đầu tư, hỗ trợ kịp thời nhằm giúp cho các trung tâm GTVL có thể tồn tại và phát triển.