1 TW Đoàn TNCSHCM 5,2 3,64 ,56 2 TW Hội LH Phụ nữ VN 9, 3 6,
2.2.2. Thực trạng áp dụng pháp luật lao động đối với các doanh nghiệp giới thiệu việc làm
nghiệp giới thiệu việc làm
Từ sau khi Luật Doanh nghiệp 1999 có hiệu lực thi hành (01/01/2000) và đã được sửa đổi năm 2005 (có hiệu lực từ ngày 01/7/2006 cùng với quyết định của Thủ tướng bãi bỏ 84 loại giấy phép, trong đó có giấy phép dịch vụ lao động thì hoạt động dịch vụ việc làm được coi là một lĩnh vực kinh doanh không điều kiện. Do việc đăng ký kinh doanh dịch vụ việc làm hết sức đơn giản, chỉ cần lập đầy đủ hồ sơ như hồ sơ thành lập một doanh nghiệp, không cần thủ tục thẩm định về năng lực hoạt động, phương án hoạt động, trình độ, năng lực của cán bộ, thậm chí cả trụ sở hoạt động của doanh nghiệp nên hàng loạt các doanh nghiệp hoạt động GTVL tư nhân đã mọc nhanh như nấm, chủ yếu tập trung ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh…
Theo bà Nguyễn Thị Dân, Trưởng phòng lao động tiền lương, Sở LĐTB&XH thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết năm 2006, trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh có 2.728 điểm đăng ký kinh doanh ngành nghề dịch vụ lao động và GTVL [45]. Còn theo thống kê của Sở LĐTB&XH, tính đến tháng 10/ 2006, thành phố Hà Nội có 677 doanh nghiệp đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp giấy phép đăng ký kinh doanh hoạt động GTVL [34]. Qua theo dõi và tổng hợp tình hình hoạt động của các doanh nghiệp có chức năng GTVL trên địa bàn Hà Nội cho thấy:
Từ năm 1998 - 2005, các doanh nghiệp đã tư vấn việc làm cho 463.499 lượt người, GTVL cho 24.350 người, dạy nghề cho 2.077 người. Một số doanh nghiệp có kết quả hoạt động tốt là Công ty Trách nhiệm hữu hạn Trường Anh TACO; Công ty Cổ phần dịch vụ thương mại Thái Sơn [48].
Với những kết quả trên, có thể đánh giá những mặt được và những mặt còn tồn tại trong hệ thống doanh nghiệp hoạt động GTVL trước khi có Nghị định 19 như sau: