Quyền hạn của tổ chức giới thiệu việc làm

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 62 - 66)

Quyền hạn của các tổ chức GTVL được quy định khá phổ biến ở các nước trên thế giới, đặc biệt là ở những nước thành viên của ILO.

Ở Việt Nam hiện nay, quyền hạn của tổ chức GTVL được quy định tại Nghị định số 19/2005/NĐ-CP ngày 28/02/2005 của Chính phủ, Thông tư số 20/2005/TT-BLĐTBXH.

Theo quy định của pháp luật, tổ chức GTVL có các quyền hạn sau [17]: - Có quyền ký kết các hợp đồng cung ứng lao động, GTVL và dạy nghề, học nghề.

Đây là một trong những quyền hạn rất quan trọng đối với hoạt động của các tổ chức GTVL. Tuy nhiên, các tổ chức GTVL khi ký kết các hợp đồng cung ứng lao động, GTVL, tuyển lao động phải thực hiện theo quy định của pháp luật như [22]:

+ Đối với hợp đồng cung ứng lao động, hợp đồng tuyển lao động, hợp đồng GTVL phải ký kết theo mẫu do Bộ LĐTB&XH thống nhất ban hành.

+ Việc ký kết hợp đồng dạy nghề, học nghề thực hiện theo quy định tại Nghị định số 02/2001/NĐ-CP của Chính phủ ngày 09/01/2001 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành BLLĐ và Luật Giáo dục về dạy nghề và các văn bản hướng dẫn thực hiện

- Có quyền khai thác các thơng tin về lao động, việc làm và dạy nghề từ cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp và các tổ chức;

Hoạt động của các tổ chức GTVL là nhằm góp phần làm minh bạch thị trường lao động, điều tiết thị trường lao động, tránh những lộn xộn trên thị trường lao động; góp phần thực hiện các chính sách về lao động - việc làm; đáp ứng nhu cầu của người tìm việc và người sử dụng lao động…

Vì vậy, để đáp ứng được các yêu cầu trên, tổ chức GTVL được quyền khai thác các thông tin về lao động việc làm và dạy nghề như: đưa ra dự báo, dự kiến về việc làm trong các năm tới; những biến động của dân số và lao động, các công việc đang thiếu trên thị trường lao động, các nhu cầu và khả năng đáp ứng nhu cầu đào tạo và đào tạo lại, xu hướng về việc làm, các thơng tin về chính sách thị trường lao động, các chương trình và giải pháp đối với thị trường lao động, các thông tin về các doanh nghiệp mới thành lập… Trên cơ sở đó để thực hiện tốt các hoạt động của mình là tư vấn và cung cấp cho khách hàng những yêu cầu cầu cần thiết đối với cung - cầu của thị trường lao động.

- Có quyền thu phí GTVL bao gồm: phí tư vấn, giới thiệu, cung ứng lao động, cung cấp thông tin lao động - việc làm và thu học phí theo quy định của pháp luật.

Mức thu phí GTVL được quy định như sau [23]:

+ Đối với người lao động: Các trung tâm GTVL khơng được thu phí tư vấn, GTVL, cung ứng lao động và tuyển lao động của người lao động. Các doanh nghiệp hoạt động GTVL được thu các loại phí này, nhưng mức thu đối với phí tư vấn khơng q 10.000 đồng/lần/người, phí GTVL khơng q 200.000 đồng/lần/người, phí cung ứng lao động và tuyển lao động không quá 20% tiền lương 1 tháng lương đầu ghi trong hợp đồng lao động của người được tuyển.

+ Đối với người sử dụng lao động: Các tổ chức GTVL (trung tâm và doanh nghiệp) đều được phép thu tất cả các loại phí GTVL, mức thu đối với phí tư vấn khơng q 20.000 đồng/lần/người; phí GTVL khơng q q 20% tiền lương 1 tháng lương đầu ghi trong hợp đồng lao động của người được tuyển và phí cung ứng lao động và tuyển lao động không quá 30% tiền lương 1 tháng lương đầu ghi trong hợp đồng lao động của người được tuyển.

Pháp luật còn quy định: Tiền lương theo hợp đồng là căn cứ để tính phí GTVL gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có). Căn cứ vào tình hình thực tế và nhu cầu của địa phương, tổ chức GTVL quy định mức thu cụ thể đối với từng đối tượng nộp phí cho phù hợp với trình độ của người lao động (lao động phổ thông, lao động có nghề, lao động có trình độ cao…), địa bàn GTVL (trong tỉnh, ngồi tỉnh), số lượng lao động được giới thiệu… nhưng không được vượt quá mức thu theo quy định trên.

Khi đăng ký tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách có liên quan đến quan hệ lao động, người đăng ký phải nộp phí GTVL đối với hoạt động tư vấn; Phí GTVL đối với hoạt động GTVL, cung ứng lao động chỉ được thanh toán khi tổ chức GTVL thực hiện xong công việc GTVL và người lao động nhận được việc làm.

Khi thu phí, các trung tâm GTVL phải lập giao biên lai thu cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng ấn chỉ thuế. Các doanh nghiệp hoạt động GTVL phải lập và giao hóa đơn cho đối tượng nộp phí theo quy định hiện hành của Bộ Tài chính về phát hành, quản lý, sử dụng hóa đơn bán hàng.

Đối với việc quản lý, sử dụng phí GTVL, pháp luật cũng quy định [23]: + Các trung tâm GTVL thì phí GTVL được thu là khoản thu thuộc ngân sách Nhà nước, các trung tâm được sử dụng tồn bộ tiền phí thu được để trang trải chi phí cho việc GTVL và thu phí.

+ Đối với các doanh nghiệp hoạt động GTVL thì phí GTVL là khoản thu không thuộc Ngân sách Nhà nước. Tiền phí thu được là doanh thu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp có quyền quản lý, sử dụng số tiền thu được sau khi đã nộp thuế theo quy định, hàng năm doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế đối với số tiền phí thu được với cơ quan thuế theo quy định của pháp luật thuế hiện hành.

Ngoài các quyền trên, pháp luật lao động còn quy định riêng một số quyền hạn cho các trung tâm GTVL và các doanh nghiệp hoạt động GTVL.

 Đối với các trung tâm, ngồi các quyền nêu trên, các trung tâm cịn được thực hiện một số quyền như: Tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức theo quy định tại Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày 10/10/2003 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước; tuyển lao động và giao kết hợp đồng lao động theo quy định của BLLĐ; Yêu cầu bên người sử dụng lao động cung cấp thơng tin về tình trạng việc làm của người lao động do trung tâm đã giới thiệu hoặc cung ứng lao động. Chủ động quản lý và sử dụng các nguồn tài chính theo quy định hiện hành về chế độ tài chính đối với đơn vị sự nghiệp có thu [17].

Vậy là, việc bổ sung thêm một số quyền trên cho trung tâm GTVL là hoàn toàn hợp lý, phù hợp với thực tiễn hiện nay, đồng thời cũng phù hợp với các văn bản pháp luật khác của Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp có thu như: Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập và Thông tư số 71/TT-BTC hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.

Theo quy định của Nghị định số 43/2006/NĐ-CP, quyền chủ động trong việc quản lý và chi tiêu tài chính, sử dụng lao động được trao cho Giám đốc các trung tâm, Giám đốc là người chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp và trước pháp luật về các quyết định của mình trong việc thực hiện quyền tự chủ về nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính của đơn vị. Giám đốc là chủ tài khoản, có trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch thu chi tài chính và quản lý điều hành tồn bộ hoạt động tài chính của trung tâm. Đảm bảo các chế độ, quyền lợi, tiền công, tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chế độ bồi

dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn đối với người lao động của trung tâm theo quy định của pháp luật.

 Đối với các doanh nghiệp cũng được thực hiện một số quyền sau [17]: + Đặt tên doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, nhưng không được trùng với tên của trung tâm GTVL. So với Nghị định số 72/CP, đây có thể coi là một điểm hết sức tiến bộ trong việc quy định về tổ chức và hoạt động của các doanh nghiệp. Trước đây, Nghị định 72/CP không quy định việc này, nên nhiều doanh nghiệp khi thành lập đều lấy tên là trung tâm GTVL… Điều này làm ảnh hưởng không nhỏ đến tổ chức và hoạt động của các trung tâm GTVL. + Tuyển chọn, bố trí, điều động và sử dụng lao động, trả tiền lương và tiền thưởng, khen thưởng và kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật. Đây không chỉ là quyền, mà còn là nghĩa vụ của các doanh nghiệp. Ngồi việc có quyền tuyển chọn, điều động và sử dụng lao động, các doanh nghiệp phải có nghĩa vụ trả lương, thưởng cho người lao động. Tuy nhiên, luật quy định như vậy, nhưng thực tế nhiều doanh nghiệp hiện nay việc tuyển dụng, sử dụng lao động khơng có hợp đồng lao động, khơng đóng bảo hiểm cho người lao động làm việc tại doanh nghiệp như Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Trang Minh có trụ sở tại số 1130Z, đường Đê La Thành, phường Ngọc Khánh, Hà Nội…[50].

+ Sử dụng và quản lý tài chính theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 62 - 66)