Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 127 - 132)

1 TW Đoàn TNCSHCM 5,2 3,64 ,56 2 TW Hội LH Phụ nữ VN 9, 3 6,

3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật

của tổ chức GTVL phải đáp ứng tốt những nhiệm vụ trên. Pháp luật về tổ chức GTVL của Việt Nam cần phải có sự tương đồng với pháp luật về dịch vụ việc làm của các nước trong khu vực và trên thế giới, đáp ứng đẩy mạnh quá trình hợp tác, phát triển kinh tế quốc tế hiện nay.

3.2. CÁC GIẢI PHÁP CỤ THỂ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC GIỚI THIỆU VIỆC LÀM

3.2.1. Các giải pháp hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật pháp luật

Trên cơ sở phân tích những mặt được và tồn tại của hoạt động GTVL trong những năm vừa qua. Để khắc phục những tồn tại, bất cập về mặt pháp luật cần có những giải pháp cụ thể sau:

Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện hệ thống khung pháp lý cho hoạt động

GTVL theo hướng tăng quyền tự chủ cho các rung tâm GTVL, gắn quyền lợi của các trung tâm với hiệu quả hoạt động GTVL. Việc hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động GTVL phải theo hướng tôn trọng các Công ước quốc tế về dịch vụ việc làm; Luật pháp cũng cần phải quy định rõ những yêu cầu và quy tắc đức trong hoạt động GTVL, như: chống phân biệt đối xử đối với người lao động; bảo vệ bí mật và tính chất riêng tư của khách hàng; cấm tổ chức GTVL cung cấp hoặc giới thiệu lao động trẻ em…Những quy định này đều được thể hiện trong Công ước số 181 và Khuyến nghị 188 của ILO.

Thứ hai, sớm ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số

tâm GTVL, xây dựng các tiêu chí để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của các trung tâm GTVL, cơ chế tài chính đối với trung tâm.

Cơ chế tài chính của trung tâm GTVL hiện nay được thực hiện theo quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 24/4/2006 của Chính phủ quy định về quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập. Do vậy, Bộ Tài chính, BộDLDTB&XH phải nghiên cứu để xây dựng văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP đối với các trung tâm GTVL theo hướng sau:

- Đối với hoạt động có thu thì trung tâm tự cân đối thu chi, bảo đảm hoạt động có hiệu quả;

- Đối với các hoạt động tư vấn, GTVL, thông tin thị trường lao động khơng thu phí của người lao động thì Nhà nước bố trí kinh phí để bảo đảm hoạt động của các trung tâm theo hướng sau:

+ Hàng năm, căn cứ vào nhu cầu của thị trường lao động trên địa bàn, năng lực hoạt động của trung tâm, Thủ trưởng cơ quan thành lập trung tâm sẽ giao nhiệm vụ tư vấn, GTVL, cung ứng và thông tin thị trường lao động cho trung tâm.

+ Giám đốc trung tâm xây dựng định mức chi phí hoạt động thường xuyên cho các hoạt động khơng có thu năm kế hoạch của trung tâm để trình cơ quan có thẩm quyền quyết định.

+ Căn cứ định mức chi phí hoạt động thường xuyên và khối lượng công việc được giao, Thủ trưởng cơ quan thành lập trung tâm quyết định cấp kinh phí hoạt động thường xuyên cho trung tâm để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ.

Thứ ba, ban hành Thông tư hướng dẫn sử dụng nguồn vốn đầu tư,

nâng cao năng lực cho trung tâm GTVL từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm.

Để việc đầu tư nâng cao năng lực hoạt động cho các trung tâm GTVL đạt hiệu quả cao. Khi ban hành Thông tư hướng dẫn sử dụng vốn đầu tư cần phải quy định rõ: UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các Sở LĐTB&XH lập Dự án đầu tư trung tâm GTVL trình UBND cấp tỉnh phê duyệt. Bộ LĐTB&XH hỗ trợ đầu tư trang thiết bị từ nguồn của Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm theo hướng sau:

+ UBND tỉnh cấp đất và bố trí từ ngân sách địa phương để xây dựng trụ sở, phòng làm việc của trung tâm.

+ Bộ LĐTB&XH đầu tư sửa chữa nhỏ và trang thiết bị nâng cao năng lực các hoạt động tư vấn, GTVL và cung ứng lao động, thu thập và cung ứng thông tin thị trường lao động; trong đó ưu tiên cho hoạt động xây dựng hệ thống mạng lưới thông tin thị trường lao động, sàn giao dịch việc làm tại trung tâm. Đồng thời cũng quy định rõ: Khơng được sử dụng nguồn kinh phí từ Chương trình Mục tiêu Quốc gia về việc làm để đầu tư cho hoạt động dạy nghề.

Thứ tư, cần phải nghiên cứu, ban hành các quy định về khen thưởng

và xử lý các vi phạm trong lĩnh vực hoạt động GTVL.

Thứ năm, cần sớm ban hành các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm

Xã hội về bảo hiểm thất nghiệp.

Hoạt động của các tổ chức GTVL và các chế độ bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của Luật Bảo hiểm Xã hội đều nhằm mục đích sớm đưa người thất nghiệp nhanh chóng trở lại thị trường lao động và có việc làm, các nhiệm vụ của tổ chức GTVL về tư vấn, GTVL, cung ứng lao động, thông tin thị trường lao động và dạy nghề là điều kiện thuận lợi để thực hiện các chế độ bảo hiểm thất nghiệp.

Vì vậy, nội dung của các văn bản hướng dẫn Luật Bảo hiểm Xã hội về bảo hiểm thất nghiệp cần phải quy định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức bảo hiểm thất nghiệp và của các tổ chức GTVL, nhất là các hoạt động thu, chi bảo hiểm thất nghiệp, xác định người

thất nghiệp và các chế độ người thất nghiệp được hưởng, vấn đề theo dõi giám sát việc thực hiện chế độ bảo hiểm thất nghiệp…

Thứ sáu, phải ban hành các quy định về danh mục các nghề hoặc các

đối tượng mà tổ chức GTVL không được giới thiệu cho người lao động để tránh vi phạm các Công ước của ILO.

Thứ bảy, cần phải hoàn thiện khung pháp lý, thể chế, cơ chế chính sách và sự quản lý của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường lao động.

Hoàn thiện khung pháp lý về thị trường lao động là một trong những nội dung cơ bản tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta, nhất là trong thời kỳ cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đi vào chiều sâu và hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới trong xu thế tồn cầu hóa. Việc hoàn thiện phải nhằm bảo đảm phát huy hơn nữa yếu tố con người, đặc biệt là nguồn nhân lực, trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Hướng cơ bản hoàn thiện bao gồm: i) Thể chế hóa các chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước thành cơ chế chính sách thiết thực hỗ trợ phát triển thị trường lao động; ii) Thành lập và phát triển các tổ chức của thị trường lao động, đặc biệt là hoạt động của các tổ chức GTVL phải đảm bảo cho giao dịch trên thị trường lao động phát triển bình thường như: thơng tin thị trường lao động, tổ chức tư vấn, GTVL, xuất khẩu lao động, hội chợ việc làm….; iii) Hình thành cơ cấu tổ chức quản lý và điều tiết của Nhà nước đối với hoạt động của thị trường lao động như: kiểm tra, giám sát hoạt động của thị trường lao động, điều tiết quan hệ cung - cầu lao động, xử lý những khiếm khuyết của thị trường lao động. Cần nghiên cứu xây dựng và ban hành các Nghị định hướng dẫn thi hành Luật Dạy nghề, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật về người Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.

Đồng thời, cải thiện các điều kiện khác liên quan đến sự phát triển của thị trường lao động như: luật pháp quốc tế, nhất là các Công ước và Khuyến nghị của ILO về lao động - việc làm và thị trường lao động,, các

thông lệ quốc tế và cam kết quốc tế liên quan của Việt Nam trong hội nhập; môi trường hợp tác giữa đại diện của người lao động tổ chức Cơng đồn và đại diện người sử dụng lao động (Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Liên minh các Hợp tác xã Việt Nam trong cơ chế ba bên); tăng cường sự tham gia của các đối tác xã hội khác, hoạt động của các hội và hiệp hội nghề nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ.

Phê chuẩn các Công ước của ILO liên quan đến thị trường lao động như: Công ước số 131 về ấn định tiền lương tối thiểu; Công ước số 88 về tổ chức dịch vụ việc làm; Công ước 142 về hướng nghiệp và đào tạo nghề trong phát triển nguồn nhân lực; Công ước số 29 về xóa bỏ lao động cưỡng bức; Công ước số 144 về tham khảo ý kiến 3 bên.

Để làm tốt những việc trên Nhà nước cần:

+ Hoàn thiện hệ thống giao dịch trên thị trường lao động và phát triển thị trường lao động. Phát triển thị trường lao động là điều kiện rất quan trọng để thị trường lao động hoạt động bình thường, khách quan, thực hiện được chức năng, nhiệm vụ là cầu nối cung - cầu lao động. Vì vậy, để phát triển thị trường lao động cần phải: đa dạng hóa các kênh giao dịch chính thức, giảm dần giao dịch khơng chính thức, đảm bảo phần lớn người lao động tìm được việc làm qua hệ thống giao dịch chính thức; tổ chức các giao dịch của thị trường lao động thường xuyên, liên tục và công khai, minh bạch, lành mạnh, khắc phục tiêu cực và nhất là lừa đảo người lao động.

+ Xây dựng và hồn thiện hệ thống thơng tin thị trường lao động quốc gia và nối mạng, trước hết là ở các thành phố lớn, khu công nghiệp tập trung, vùng kinh tế trọng điểm, cho xuất khẩu lao động.

+ Xây dựng các trạm quan sát thông tin thị trường lao động trên địa bàn cả nước để thu thập và phổ biến thông tin thị trường lao động đầy đủ, kịp thời.

Thứ tám, phải ban hành quy chế quy định rõ về hoạt động GTVL, cụ

+ Phải trưng bày phịng đón tiếp khách ở nơi dễ nhìn thấy nhất giấy phép hoạt động GTVL

+ Nhu cầu tuyển dụng và các thơng tin liên quan đến vị trí tuyển dụng như trình độ, kỹ năng, thời hạn hợp đồng, điều kiện làm việc, tiền lương, tiền công… phải do người sử dụng lao động thông báo bằng văn bản và niêm yết cơng khai bản chính tại các tổ chức GTVL.

Thứ chín, về lâu dài cần phải nghiên cứu để xây dựng và ban hành

Luật hoặc Pháp lệnh về tổ chức và hoạt động của tổ chức GTVL.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)