Sơ lược lịch sử pháp luật về tổ chức giới thiệu việc làm trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 36 - 45)

trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam

Kể từ năm 1986, đất nước ta thực hiện chủ trương đổi mới nền kinh tế, chuyển từ cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, điều này đã làm nảy sinh nhiều vấn đề kinh tế - xã hội, trong đó có vấn đề việc làm. Nếu như trước năm 1986, việc làm do Nhà nước phân bổ, người dân khơng phải tự mình tìm kiếm việc làm, sức lao động khơng được thừa nhận là hàng hóa. Thì từ khi thực

cho mình và cho người khác. Điều này cũng có nghĩa là, sức lao động đã được thừa nhận là một loại hàng hóa đặc biệt, có thể đem ra mua và bán trên thị trường lao động. Sự gia tăng dân số quá nhanh, cùng với việc hàng năm có hàng ngàn bộ đội xuất ngũ, hàng trăm ngàn học sinh, sinh viên tốt nghiệp ra trường, cùng với những người chưa có việc làm do tinh giảm biên chế, hàng triệu người thiếu việc làm ở nơng thơn v.v… đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm đã thúc đẩy sự hình thành và phát triển của thị trường lao động ở Việt Nam.

Như vậy, có thể thấy cung về lao động ở thị trường lao động nước ta lúc này là quá lớn. Trong khi đó, cầu về lao động của các cơ quan, doanh nghiệp lại tăng chậm do tốc độ đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh còn chưa cao. Hơn nữa việc tìm kiếm việc làm của người lao động cũng như việc thuê mướn lao động của người sử dụng lao động gặp nhiều khó khăn do những u cầu về văn hóa, trình độ chun mơn, ngành nghề được đào tạo… Tất cả những điều đó địi hỏi phải có một khâu trung gian mơi giới việc làm. Từ đó, tổ chức GTVL ra đời và xuất phát trên cơ sở những nhu cầu cấp thiết của thực tiễn. Sự phát triển của tổ chức GTVL ở nước ta có thể chia ra làm các giai đoạn sau:

Giai đoạn từ năm 1986 - 1991

Năm 1986, là một dấu mốc quan trọng đối với sự phát triển của đất nước đó là năm mà nền kinh tế của nước ta chuyển sang vận hành theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Cơ chế kinh tế thị trường với nhiều thành phần kinh tế đã làm cho nhu cầu tìm việc và nhu cầu tuyển dụng, thuê mướn lao động xuất hiện ngày càng nhiều. Thị trường lao động được hình thành. Người lao động được tự do tìm việc làm, người sử dụng lao động được tự do thuê mướn nhân công.

80, tại một số thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh … đã bắt đầu manh nha hình thành các trung tâm, văn phịng mơi giới, dạy nghề và GTVL qua sự cộng tác của Sở LĐTB&XH và Đoàn thanh niên địa phương. Đây chính là tiền đề cho sự ra đời và phát triển của các tổ chức GTVL ở nước ta.

Tổ chức GTVL đầu tiên xuất hiện tại Thành phố Hồ Chí Minh vào tháng 11/1987, với tên gọi là "Văn phòng giao dịch giới thiệu việc làm". Nhiệm vụ chính của văn phịng này là giải quyết việc làm cho người lao động có nhu cầu tìm kiếm việc làm. Ngồi ra, văn phịng cịn có nhiệm vụ điều tra tâm lý về việc làm, giải thích các chính sách lao động. Sau 9 tháng hoạt động, văn phòng đã nhận được 6.500 đơn đăng ký xin việc làm và đã giới thiệu được 5.500 người, giải quyết việc làm cho 4.095 lao động [29].

Mặc dù hoạt động của các văn phòng tại thời điểm này đã có những kết quả đáng khích lệ. Nhưng về mặt pháp lý, Nhà nước vẫn chưa có một văn bản pháp luật nào quy định về tổ chức và hoạt động trong lĩnh vực hết sức quan trọng này ngoài Quyết định số 174-HĐBT ngày 9/10/1989 về sắp xếp lại đơn vị kinh tế quốc doanh, đã đề cập đến việc nghiên cứu cơ chế, chính sách đối với hệ thống trung tâm đào tạo, đào tạo lại và GTVL.

Giai đoạn từ năm 1992 - 1994

Năm 1990, nền kinh tế của nước ta đã có những bước chuyển biết rất rõ rệt, thị trường lao động ngày càng phát triển và sôi động hơn. Mong muốn của người lao động, người sử dụng lao động, cũng như từ phía Nhà nước là tổ chức GTVL cần phải được hoàn thiện hơn trước nhằm giải quyết tốt mối quan hệ về quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động. Bởi vì, quyền và nghĩa vụ đó chỉ được thực hiện một cách nghiêm túc, triệt để khi có sự can thiệp từ phía Nhà nước thơng qua các cơ quan, tổ chức xã hội đối với các hoạt động của các tổ chức GTVL.

Xuất phát từ những đòi hỏi trên, ngày 11/4/1992 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) đã ban hành Nghị quyết số 120 về "Chủ trương, phương hướng và biện pháp giải quyết việc làm trong các năm tới". Trong đó có nêu rõ: "…cần mở rộng và phát triển các "Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm" ở một số ngành, tổ chức, tổ chức xã hội và địa phương có yêu cầu lớn về dạy nghề, trước hết cho thanh niên đến tuổi lao động…". Nghị quyết cũng nêu rõ: Bộ LĐTB&XH phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng quy chế dạy nghề và dịch vụ việc làm, hướng dẫn chỉ đạo hệ thống các trung tâm này; đồng thời tăng cường liên kết với các trường đào tạo và dạy nghề để sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất hiện có và đảm bảo chất lượng dạy nghề; mở rộng quan hệ và tham gia các tổ chức lao động, xã hội quốc tế và khu vực để phát triển công tác quản lý lao động và các vấn đề xã hội…[24].

Theo tinh thần của Nghị quyết 120, Nhà nước đã cho thành lập thí điểm một số trung tâm dạy nghề và GTVL. Song song với việc làm trên, Nhà nước cũng đưa ra chương trình tổng thể giải quyết việc làm ở thành thị, đặc biệt là ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp tập trung, hướng vào việc giải quyết việc làm cho lao động dơi ra trong q trình thực hiện nhiệm vụ sắp xếp lại lao động trong khu vực nhà nước, bộ đội xuất ngũ, lao động nước ngoài trở về, thanh niên mới đến tuổi lao động, trong đó có chương trình đào tạo, đào tạo lại, dạy nghề gắn với dịch vụ giới thiệu, tư vấn, cung ứng lao động thông qua các dự án phát triển trung tâm dạy nghề, dịch vụ việc làm.

Từ năm 1993, các "Trung tâm Dạy nghề và Dịch vụ việc làm" được đổi tên thành "Trung tâm Xúc tiến việc làm" và có quy chế hoạt động thống nhất theo Quyết định số 146/LĐTBXH-QĐ ngày 17/3/1993 của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH. Theo quy chế này các Trung tâm Xúc tiến việc làm có nhiệm vụ sau [20]:

1. Tổ chức dạy nghề xã hội, dịch vụ dạy nghề, đào tạo lại, bồi dưỡng tay nghề theo nhu cầu của thị trường lao động.

2. Tổ chức dịch vụ GTVL

3. Điều tra nắm tình hình việc làm, nghề nghiệp trên địa bàn, tổng hợp các số liệu về lao động, thất nghiệp, số người đã được giải quyết việc làm, phát triển đánh giá và khuyến nghị về biện pháp giải quyết việc làm.

4. Thực hiện việc tiếp nhận và chuyển giao công nghệ mới gắn với dự án nhỏ cho vay vốn giải quyết việc làm, nhất là hướng chuyển giao công nghệ vào nông thôn để phát triển nuôi trồng thủy sản, chăn nuôi, khôi hục và phát triển nghề cổ truyền.

5. Tổ chức việc làm tại trung tâm. Khi người lao động có đủ điều kiện và năng lực về vốn, kỹ thuật và cơng nghệ thì tách khỏi trung tâm. Hình thức hoạt động này phải theo đúng luật pháp hiện hành.

6. Kết hợp dạy nghề, tổ chức sản xuất, dịch vụ với quy mô nhỏ để tận dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật; kết hợp lý thuyết và thực hành, đồng thời tạo nguồn thu hỗ trợ cho hoạt động của trung tâm và giải quyết các mục tiêu xã hội.

7. Giữ gìn và bảo quản tốt tài sản của trung tâm, báo cáo định kỳ hàng năm và đột xuất (khi cần) về toàn bộ hoạt động của trung tâm cho cơ quan quản lý cấp trên và Bộ LĐTB&XH.

Các trung tâm này sau khi được thành lập đã đi vào hoạt động và đóng góp một phần khơng nhỏ vào việc giải quyết việc làm cho người lao động. Từ khi ra đời cho đến năm 1992, trung bình mỗi năm các trung tâm đã tư vấn cho 20 - 25 vạn người, dạy nghề cho 13 vạn người, GTVL cho 14 vạn người, hướng dẫn cho 14 vạn nông dân cánh làm ăn [30].

So với các trung tâm dạy nghề và dịch vụ việc làm giai đoạn trước, trung tâm xúc tiến việc làm đã đảm nhiệm thêm một số chức năng, trong đó có chức năng thực hiện các dự án giải quyết việc làm trong Chương trình việc làm quốc gia. Đây là loại trung tâm sự nghiệp, thực hiện chức năng xã hội là chủ yếu.

Mơ hình các trung tâm xúc tiến việc làm phát triển hết sức đa dạng về mặt hình thức và được thành lập ở nhiều địa phương, có trung tâm do Nhà nước quản lý (Sở LĐTB&XH, các UBND tỉnh, thành phố, huyện, quận); một số trung tâm lại do các tổ chức xã hội quản lý như Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội phụ nữ, Cơng đồn; một số trung tâm lại được thành lập trong một số ngành đặc biệt như: Bộ quốc phòng để dạy nghề và giải quyết việc làm cho bộ đội xuất ngũ. Đặc biệt Bộ Nội vụ thành lập mơ hình trung tâm giáo dục, chữa bệnh, dạy nghề, tạo việc làm và tái hịa nhập cộng đồng.

Trong q trình hoạt động, để giảm gánh nặng cho ngân sách nhà nước, các trung tâm này đã hoạt động theo cơ chế có thu và tiến tới tự trang trải nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng phong phú, đa dạng của xã hội.

Giai đoạn từ 1994 đến nay

Nhằm tạo ra những điều kiện cần thiết về cơ chế và môi trường pháp lý cho các trung tâm phát triển, hoạt động ổn định và đóng vai trị cầu nối trong thị trường lao động. Nhà nước đã từng bước hoàn thiện và cụ thể hóa các văn bản pháp luật. Cụ thể là sự ra đời của BLLĐ năm 1994, Bộ luật này được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 5 thơng qua ngày 23/6/1994 và có hiệu lực kể từ ngày 1/1/1995.

BLLĐ 1994 đã đánh dấu một mốc quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật lao động nói chung và các quy định về tổ chức GTVL nói riêng. BLLĐ 1994 ra đời đã tạo nên tâm lý ổn định, yên tâm và là cơ sở pháp lý quan trọng cho các "Tổ chức Xúc tiến việc làm" trong việc duy trì tổ chức và hoạt động của mình.

Pháp luật quy định: "Tổ chức dịch vụ việc làm được thành lập theo quy định của pháp luật có nhiệm vụ tư vấn, giới thiệu và giúp tuyển lao động, thu thập và cung ứng thông tin về thị trường lao động" và "Tổ chức dịch vụ việc làm được thu lệ phí, được Nhà nước xét miễn giảm thuế và được tổ chức dạy nghề…" [10].

Để hướng dẫn và cụ thể hóa BLLĐ 1994, ngày31/10/1995 Chính phủ đã ban hành Nghị định 72/CP - Quy định về chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về việc làm.

Theo quy định tại Điều 19 Nghị định số 72/CP thì các tổ chức dịch vụ việc làm theo khoản 1 Điều 18 và Điều 156 BLLĐ được gọi tên thống nhất là "Trung tâm dịch vụ việc làm", kèm theo tên địa phương hoặc tổ chức.

Theo quy định của pháp luật lao động: "Trung tâm dịch vụ việc làm là đơn vị sự nghiệp có thu thuộc lĩnh vực hoạt động xã hội, do Nhà nước hoặc đoàn thể, hội quần chúng thành lập" [14]. Nghị định số 90/CP ngày 15/12/1995 của Chính phủ quy định: "Các trung tâm dịch vụ việc làm được tổ chức dạy nghề".

Để hướng dẫn việc tổ chức thực hiện các điều, khoản về tổ chức và hoạt động của các trung tâm dịch vụ việc làm theo Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ, ngày 10/3/1997 Bộ LĐTB&XH đã ban hành Thông tư 08/LĐTBXH-TT- hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của trung tâm dịch vụ việc làm theo Nghị định 72/CP ngày 31/10/1995 của Chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của BLLĐ về việc làm, trong đó chỉ rõ các trung tâm dịch vụ việc làm có các nhiệm vụ sau: Tư vấn cho người lao động và người sử dụng lao động; GTVL và học nghề; Tổ chức cung ứng lao động; Thông tin thị trường lao động [21].

Đồng thời các trung tâm dịch vụ việc làm cũng được trao các quyền như: Được tổ chức dạy nghề gắn với việc làm; Được tổ chức sản xuất, dịch vụ để tận dụng cơ sở vật chất - kỹ thuật; Được thu phí, học phí theo quy định của pháp luật.

Ngoài những văn bản pháp lý kể trên, trong giai đoạn này cịn có một số văn bản quy định các lĩnh vực khác của trung tâm dịch vụ việc làm như; Thông tư 40/BTC năm 1997 quy định về vấn đề quản lý tài chính đối với các trung tâm dịch vụ việc làm; Công văn số 1986/98 về việc giám sát thành lập

trung tâm dịch vụ việc làm. Những năm đầu sau khi thành lập, các trung tâm này chủ yếu tập trung vào các hoạt động dạy nghề, giới thiệu và tư vấn việc làm.

Do yêu cầu bức xúc của cuộc sống, đặc biệt là vấn đề việc làm của người lao động và sự tồn tại, phát triển của trung tâm, các trung tâm dịch vụ việc làm đã từng bước được mở rộng nội dung, lĩnh vực, phạm vi hoạt động. Theo báo cáo của Ban quản lý Chương trình Quốc gia xúc tiến việc làm, năm 1997, trên phạm vi cả nước, hệ thống trung tâm dịch vụ việc làm đã đạt được những kết quả sau: Tư vấn cho 296.000 lượt người; Dạy nghề cho 143.600 người trong đó 60% có việc làm sau khi học nghề; 12% thuộc diện chính sách; GTVL và cung ứng lao động cho 159.200 người, trong đó có 51% thuộc diện chính sách; Hướng dẫn nơng dân cách làm ăn cho 216.000 người [54, tr. 4].

Những kết quả trên đã khẳng định vai trò, tầm quan trọng của các trung tâm dịch vụ việc làm trong thị trường lao động. Tuy nhiên, để phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế, cũng như đáp ứng nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao của xã hội trong lĩnh vực việc làm, năm 2002 khi thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của BLLĐ do Quốc hội khóa X, kỳ họp thứ 11 thơng qua ngày 2/4/2002, có hiệu lực từ ngày 1/1/2003. Quốc hội tiếp tục khẳng định và bổ sung thêm nhiệm vụ cho các trung tâm dịch vụ việc làm.

Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLLĐ năm 2002 (nay gọi là BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung) quy định: "Tổ chức giới thiệu việc làm có nhiệm vụ tư vấn, GTVL làm cho người lao động; cung ứng và tuyển lao động theo yêu cầu của người sử dụng lao động; thu thập, cung ứng thông tin thị trường lao động và nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật. Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập và hoạt động của tổ chức giới thiệu việc làm "và tổ chức GTVL được thu phí, được Nhà nước xét miễn giảm thuế và được tổ chức dạy nghề… Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện quản lý nhà nước đối với các tổ chức giới thiệu việc làm" [13].

Theo quy định trên thì "Trung tâm dịch vụ việc làm" đã được đổi tên thành "Tổ chức giới thiệu việc làm". Nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Tổ chức giới thiệu việc làm theo pháp luật lao động Việt Nam hiện nay Luận văn ThS. Luật 60.38.50 (Trang 36 - 45)