8. Cấu trúc luận văn
2.2. Khái quát khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Nhằm tìm hiểu thực trạng công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, trên cơ sở đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả.
2.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Tiến hành khảo sát, trao đổi với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của 4 trường Mầm non thành phố Cẩm Phả, bao gồm: Trường Mầm non Cẩm Thịnh, Cẩm Phú, Cẩm Thạch, Cửa Ông.
Số lượng: 8 CBQL, 32 GV trực tiếp dạy học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các nhà trường.
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Thực trạng công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả.
- Đánh giá chung về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Khảo sát bằng phiếu hỏi: Chúng tôi tiến hành xây dựng 2 loại phiếu hỏi dành cho các đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên.
Sau khi thu được số liệu, tùy từng loại câu hỏi mà chúng tôi có thể tính ra tỉ lệ phần trăm (%) hoặc điểm trung bình, sau đó dựa vào tỉ lệ này chúng tôi tiến hành đánh giá, rút ra thực trạng và nguyên nhân của thực trạng công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả.
2.3. Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh