8. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng
1.4.4. Chỉ đạo hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổ
Chỉ đạo là chức năng thứ ba trong quá trình quản lí giáo dục, nó có vai trò cùng với chức năng tổ chức để thực hiện hóa các mục tiêu. Chức năng chỉ đạo được xác định từ việc điều hành và hướng dẫn các hoạt động trong tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm đạt được các mục tiêu có chất lượng và hiệu quả.
Thực chất của việc chỉ đạo việc triển khai nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là quá trình tác động của người hiệu trưởng trường mầm non tới các quá trình tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ và hoạt động của nhà trường và tổ trưởng chuyên môn mẫu giáo, giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm biến những yêu cầu chung của tổ chức, hệ thống giáo dục và nhà trường thành nhu cầu của mọi cán bộ công chức, trên cơ sở đó mọi người tích cực, tự
chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi là cơ sở để phát huy các động lực cho việc thực hiện các mục tiêu quản lý họat động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nhằm nâng cao chất lượng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục nói chung.
Trong quá trình chỉ đạo việc triển khai nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, Hiệu trưởng trường mầm non cần thực hiện tốt các nội dung sau:
Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi:
Để nâng cao chất lượng giờ lên lớp cần phải tổ chức các chuyên đề về đổi mới phương pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi.
Thông qua giờ dạy mẫu, đánh giá tiết dạy
Thông qua tọa đàm về đổi mới phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi trong đó có ứng dụng công nghệ thông tin trong phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Phổ biến kinh nghiệm giảng dạy của giáo viên dạy giỏi.
Phổ biến kinh nghiệm soạn giáo án và sử dụng đồ dùng dạy học hiện đại. Tổ chức hội giảng
Đổi mới phương pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi là yêu cầu cấp thiết, để nâng cao chất lượng ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, vì thế bằng nhiều biện pháp khác nhau bằng nhiều hình thức tổ chức khác nhau, hiệu trưởng phải chỉ đạo làm thật tốt đổi mới phương pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi.
Khi tổ chức các chuyên đề phải chọn các chủ đề thiết thực đối với tình hình cụ thể của nhà trường và phải đầu tư và chuẩn bị thật chu đáo khi thực hiện chuyên đề đó.
Quản lý công tác đổi mới phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của giáo viên là nội dung trọng tâm trong quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non. Để làm tốt công tác này, hiệu trưởng cần quán triệt vấn đề đổi mới sau:
Đổi mới cách dạy của giáo viên là cho trẻ được khám phá, tìm tòi, trải nghiệm... tạo sự chuyển biến thụ động sang chủ động.
Tăng cường rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn đời sống, sử dụng phương tiện dạy học hiện đại: Cụ thể, trong mỗi hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ cần làm cho trẻ hoạt động nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, thảo luận nhiều hơn, suy nghĩ nhiều hơn.
Một số biện pháp giúp hiệu trưởng quản lý tốt công tác đổi mới phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi:
Tổ chức cho giáo viên, nghiên cứu, quán triệt yêu cầu đổi mới phương pháp và tổ chức cho giáo viên thực hiện đổi mới phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi theo hướng lấy trẻ làm trung tâm.
Động viên khuyến khích giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin, các phần mềm hỗ trợ, phương tiện nghe nhìn... để góp phần đổi mới phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tổ chức thao giảng, nhân điển hình các tiết dạy tốt theo hướng đổi mới phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi.
Chỉ đạo đổi mới các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 – 6 tuổi, thông qua các hình thức:
Phát triển ngôn ngữ qua giờ học làm quen với văn học. Phát triển ngôn ngữ qua giờ học làm quen với chữ cái. Phát triển ngôn ngữ qua các giờ học khác.
Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động vui chơi, dạo chơi tham quan. Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động lao động, qua sinh hoạt hàng ngày. Việc đổi mới phương pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi cần có sự hỗ trợ của điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Để thúc đẩy phong trào đổi mới phương pháp, hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, hiệu trưởng cần trang bị đầy đủ phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất, kinh phí phục vụ hoạt động này.
1.4.5. Kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non
Việc kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non là một việc làm hết sức quan trọng, qua kiểm tra hiệu trưởng sẽ phát hiện ra những mặt mạnh, mặt yếu, để ngăn chặn, uốn nắn những lệch lạc của tập thể và cá nhân khi tiến hành công việc.
Quá trình kiểm tra sẽ góp phần hình thành ý thức và năng lực tự kiểm tra công việc của chính bản thân mỗi cán bộ giáo viên. Trong trường mầm non kiểm tra việc thực hiện chuyên môn nói chung và việc thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là rất quan trọng. Bao gồm các nội dung sau:
- Kiểm tra hoạt động của giáo viên: Yêu cầu đi sâu vào các nội dung công việc và năng lực sư phạm của từng giáo viên, giúp họ làm tốt công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ, đồng thời xây dựng được không khí sư phạm, thực hiện mục tiêu giáo dục một cách đồng bộ. Công tác tiến hành kiểm tra đó là; kiểm tra kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, kiểm tra kế hoạch chủ nhiệm lớp, kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ, kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ; kiểm tra việc triển khai thực hiện các hoạt động giáo dục.
- Kiểm tra hoạt động của tổ chuyên môn: Công tác này giúp cho hiệu trưởng thấy được toàn bộ hoạt động sư phạm của tập thể giáo viên và mối tương tác của các thành viên trong tập thể. Hiệu trưởng có thể kiểm tra tổ chuyên môn toàn diện hoặc theo từng vấn đề như:
+ Kiểm tra tổ trưởng về nề nếp quản lý của tổ trưởng, nhận định của tổ trưởng về từng tổ viên, uy tín của tổ trưởng.
+ Kiểm tra hồ sơ chuyên môn: Kế hoạch của tổ của các cá nhân, biên bản sinh hoạt tổ, các sáng kiến kinh nghiệm.
+ Kiểm tra nề nếp sinh hoạt tổ.
+ Kiểm tra công tác bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của tổ thực hiện các chuyên đề, hội giảng, hội thi...
+ Kiểm tra việc ứng dụng công nghệ thông tin vào trong quá trình giảng dạy. + Chất lượng giáo dục, trình độ kiến thức nghiệp vụ của tổ, chất lượng trẻ. + Kiểm tra công tác bảo đảm điều kiện vật chất cho hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cơ sở vật chất phòng học, đồ dùng và các thiết bị trong quá trình giáo dục...
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non