Thực trạng phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tổ chức các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 71 - 72)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổ

2.4.6. Thực trạng phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tổ chức các

động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả

Để tìm hiểu thực trạng công tác phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả của hiệu trưởng đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.17. Thực trạng công tác phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng

giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả

Nội dung

Mức độ thực hiện

Làm tốt Tương

đối tốt Chưa tốt

SL % SL % SL %

Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp nhà trường, gia đình và cộng đồng của GV

24 60 12 30 4 10

Duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp nhà trường, gia đình và cộng đồng theo định kỳ thời gian (tuần, tháng, học kỳ, năm)

22 55 12 30 6 15

Chỉ đạo, điều hành quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp nhà trường, gia đình và cộng đồng

22 55 12 30 6 15

Có biện pháp xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp nhà trườn, gia đình và cộng đồng

Kết quả khảo sát bảng 2.17 cho thấy: Thực trạng công tác phối hợp với cha mẹ trẻ và cộng đồng trong việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả mới chỉ được thực hiện ở mức độ trung bình và còn một số trường việc thực hiện công tác này chưa tốt, cụ thể:

Với các nội dung “Chỉ đạo việc xây dựng kế hoạch, chương trình phối hợp nhà trường, gia đình và cộng đồng của GV” và “Có biện pháp xử lý việc thực hiện không đúng kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp nhà trườn, gia đình và cộng đồng” mới chỉ có 60% ý kiến được hỏi cho rằng CBQL các nhà trường đã thực hiện tốt, 30% ý kiến đánh giá họ thực hiện ở mức tương đối tốt và còn 10% ý kiến đánh giá việc thực hiện công tác này của CBQL các nhà trường là chưa tốt. Đặc biệt với hai nội dung “Duyệt kế hoạch, chương trình hoạt động phối hợp nhà trường, gia đình và cộng đồng theo định kỳ thời gian (tuần, tháng, học kỳ, năm)” và “Chỉ đạo, điều hành quản lý, giám sát việc thực hiện kế hoạch hoạt động phối hợp nhà trường, gia đình” còn tới 15% ý kiến được hỏi đánh giá CBQL nhà trường thực hiện chưa tốt. Như vậy có thể thấy trong thời gian qua công tác phối hợp giữa nhà trường, gia đình và cộng đồng ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả chưa được chú trọng thực hiện, điều này thể hiện một phần tương quan với những nội dung được khảo sát ở trên trong hoạt động quản lý phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Cẩm Phả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)