Năm học Số lớp Tổng số GV (gồm cả CBQL) Chia ra các nhóm lớp GV dạy lớp 5 - 6 tuổi GV dạy lớp 4-5 tuổi GV dạy lớp 3 -4 tuổi GV dạy lớp nhà trẻ 2016-2017 248 548 200 156 100 42 2017-2018 250 550 201 164 136 49 2018-2019 274 604 206 144 122 80 Bảng 2.4. Trình độ chính trị đội ngũ CBGVMN thành phố Cẩm Phả Tổng số CBGV
Đảng viên Cao cấp Trung cấp Sơ cấp
T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ
604 215 35.6% 0 0 74 12,3% 141 23.3%
Bảng 2.5. Trình độ đào tạo của đội ngũ CBGVMN thành phố Cẩm Phả
Tổng số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp
T.số Nữ SL % SL % SL % SL %
Số lượng CBGV
Bảng 2.6. Giáo viên dạy giỏi GVMN thành phố Cẩm Phả Tổng số GV GV dạy giỏi Tổng số GV GV dạy giỏi cấp tỉnh GV dạy giỏi cấp TP T.số Nữ T.số % T.số % Số lượng GV 552 552 31 5.6% 158 28.6% (Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả)
Như vậy qua các bảng số liệu cho thấy: toàn thành phố có 52 cán bộ quản lý và tổng 552 giáo viên. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, về trình độ chuyên môn và quản lý hầu hết đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó có kết quả của quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên đã mang lại kết quả nâng cao trình độ giảng dạy và bắt nhịp với cách dạy hiện đại để nâng cao hiệu suất giờ lên lớp. Đến năm 2020, có 100% cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
100% các nhà trường đã chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, cách CS, GD trẻ đúng qui cách, khoa học, các hoạt động thi đua hai tốt đã nâng cao chất lượng giảng dạy, và tạo ra phong trào thi đua trong toàn ngành. Kết quả 100% các trường đã triển khai các hoạt động như: hội thi giáo viên dạy giỏi, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, soạn và dạy thi bằng giáo án điện tử…
Công tác phát triển Đảng được quan tâm phát triển, kết quả toàn bậc học mầm non có 215 Đảng viên đây là lực lượng tiên phong làm nòng cốt trong các nhà trường. Cơ sở vật chất trong các trường học thường xuyên được sự quan tâm đầu tư của ủy ban nhân dân thành phố và các xã phường, phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố. Hiện nay toàn thành phố đã có 100% các trường có phòng học kiên cố, 50% các trường đủ các phòng chức năng.
Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, Đảng, nhà nước, thành phố và các xã, phường đã đầu tư nhiều hơn cho giáo dục - đào tạo. Các loại hình trường lớp đã được đa dạng hóa đáp ứng yêu cầu của các bậc phụ huynh học sinh, xã hội hóa giáo dục đã huy động được các nguồn lực trong nhân dân vào việc phát triển sự
Bên cạnh những mặt tích cực như đã nêu ở trên, còn có một số mặt tồn tại ở bậc học giáo dục mầm non ở thành phố Cẩm Phả: Hiện nay một số trường giáo viên dạy còn chưa đồng bộ, nguyên nhân do một số hoạt động ở nhóm lớp nhà trẻ và ở nhóm lớp mẫu giáo chưa đồng bộ,… Chính vì vậy, đã gây khó khăn cho việc giáo dục toàn diện và hoạt động phong trào chung của các trường. Thực tế một số trường có số học sinh đông, quỹ đất đai hẹp không đủ tiêu chuẩn của trường chuẩn quốc gia, do đó hạn chế nhiều tới việc phấn đấu đạt được chuẩn, đáp ứng, yêu cầu đổi mới giáo dục của bậc học.
2.2. Khái quát khảo sát thực trạng
2.2.1. Mục đích khảo sát
Nhằm tìm hiểu thực trạng công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, trên cơ sở đó xác lập cơ sở thực tiễn cho việc đề ra các biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả.
2.2.2. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Tiến hành khảo sát, trao đổi với đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên của 4 trường Mầm non thành phố Cẩm Phả, bao gồm: Trường Mầm non Cẩm Thịnh, Cẩm Phú, Cẩm Thạch, Cửa Ông.
Số lượng: 8 CBQL, 32 GV trực tiếp dạy học cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi tại các nhà trường.
2.2.3. Nội dung khảo sát
- Thực trạng công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả.
- Đánh giá chung về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả.
2.2.4. Phương pháp khảo sát
Khảo sát bằng phiếu hỏi: Chúng tôi tiến hành xây dựng 2 loại phiếu hỏi dành cho các đối tượng là cán bộ quản lý và giáo viên.
Sau khi thu được số liệu, tùy từng loại câu hỏi mà chúng tôi có thể tính ra tỉ lệ phần trăm (%) hoặc điểm trung bình, sau đó dựa vào tỉ lệ này chúng tôi tiến hành đánh giá, rút ra thực trạng và nguyên nhân của thực trạng công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả.
2.3. Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh
2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBGV về ý nghĩa, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả
Với trẻ em, ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.
Trẻ 5 tuổi có thể sự dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ của trẻ liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ và những trải nghiệm của trẻ vì vậy giáo viên phải nắm được những kiến thức cơ bản về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi là điều cần thiết.
Giáo viên cần phải xác định được những mục tiêu và kết quả mong đợi của trẻ 5 tuổi về ngôn ngữ. Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non vào công tác giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới.
Ngoài ra giáo viên cần tôn trọng những đặc điểm về sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi trong quá trình giáo dục. Chủ động nắm vững các mục tiêu vào kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ để tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi và có hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.
Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức của CBGV về ý nghĩa, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Nội dung
Mức độ nhận thức
Rất quan trọng Quan trọng Không quan
trọng
SL % SL % SL %
Nhằm giúp trẻ phát âm đúng, phát triển vốn từ, diễn đạt được mong muốn
30 75 10 25 0 0 Nhận dạng và phát âm được tất cả các chữ cái 28 70 12 30 0 0 Trẻ có thể đọc và sao chép được một số ký hiệu 22 55 18 45 0 0 Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ
động trong giao tiếp 30 80 8 20 0 0
Trẻ có thể hiểu được nhiều từ trái nghĩa, tham gia sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ
22 55 18 45 0 0
Kết quả khảo sát bảng 2.7 cho thấy: CBGV các nhà trường đã có nhận thức rất cao về ý nghĩa, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non với tỷ lệ 100% ý kiến đánh giá là rất quan trọng và quan trọng, không có ý kiến nào cho rằng ý nghĩa, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non là không quan trọng, cụ thể:
Với mục tiêu: “Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp”, có 80 % ý kiến được hỏi đánh giá là rất quan trọng; với nội dung phát triển ngôn ngữ hco trẻ “Nhằm giúp trẻ phát âm đúng, phát triển vốn từ, diễn đạt được mong muốn” và “Nhận dạng và phát âm được tất cả các chữ cái”có lần lượt 70% đến 75% ý kiến đánh giá là rất quan trọng và 25% đến 30% ý kiến đánh giá quan trọng; Với các nội dung “Trẻ có
thể đọc và sao chép được một số ký hiệu” và “Trẻ có thể hiểu được nhiều từ trái nghĩa, tham gia sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ” có cùng 55% ý kiến đánh giá rất quan trọng và 45% ý kiến cho rằng quan trọng. Để tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của các nội dung này, chúng tôi trao đổi trực tiếp với cô giáo Trần Thị Hồng H, cô cho biết: “Trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trước hết các con cần được vui chơi an toàn, sau đó cần tạo cho trẻ tinh thần tự tin trong giao tiếp, nhận dạng và phát âm chuẩn chữ cái, ngoài ra có thể cho trẻ tìm hiểu và nhận dạng được một số ký tự đặc biệt, yêu cầu này là có, tuy nhiên không quá quan trọng”.
Như vậy qua khảo sát cho thấy nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả là tương đối cao, tuy nhiên giáo viên cần phải quan tâm hơn nữa, một mặt giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lý, ngôn ngữ trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường tiểu học. Vì vậy trong giai đoạn này phải có bước chuẩn bị sẵn sàng về mặt ngôn ngữ cho trẻ để làm hành trang cho trẻ bước vào lớp 1, để làm tốt được mục tiêu đó mỗi cán bộ giáo viên phải tự ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, khắc phục những điểm còn hạn chế để giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ.
2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả
Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, chúng tôi tiến hành khảo sát 40 khách thể với các nội dung sau:
Bảng 2.8. Thực trạng về việc lựa chọn, xây dựng nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi
Nội dung
Mức độ thực hiện
Làm tốt Tương đối tốt Chưa tốt
SL % SL % SL %
Dạy phát âm chuẩn
Tiếng Việt 32 80 8 20 0 0
Hình thành và phát triển
vốn từ cho trẻ 26 65 13 32.5 1 2.5
Dạy nói đúng ngữ pháp và các kiểu câu theo tình huống phát ngôn
25 62.5 14 35 1 2.5
Phát triển ngôn ngữ
mạch lạc, trong sáng 25 62.5 14 35 1 2.5 Giáo dục văn hóa giao
tiếp ngôn ngữ 26 65 13 32.5 1 2.5
Phát triển ngôn ngữ nghệ thuật thông qua việc cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học
24 60 15 37.5 1 2.5
Kết quả khảo sát cho thấy: Với nội dung “Dạy phát âm chuẩn Tiếng Việt”, được 80% số ý kiến được hỏi đánh giá là GV các nhà trường đã thực hiện tốt và 20 % còn lại đánh giá ở mức độ tương đối tốt, với các nội dung còn lại có từ 60% đến 65% số ý kiến đánh giá GV đã thực hiện tốt, có 32,7% đến 37.5% ý kiến đánh giá GV thực hiện ở mức tương đối tốt và mỗi nội dung đều có 2.5% ý kiến đánh giá GV thực hiện chưa tốt. Thực trạng cho thấy các trường mầm non thành phố Cẩm Phả trong thời gian tới cần làm tốt hơn nữa công tác quản lý, đào tạo, xây dựng nội dung bồi dưỡng nâng cao trình chuyên môn cho GV các nhà trường trong việc lựa chọn, xây dựng nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Thông
qua khảo sát cũng là dịp để CBQL các nhà trường đánh giá và phân loại giáo viên để sàng lọc và có kế hoạch bồi dưỡng.
2.3.3. Thực trạng thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả
2.3.3.1. Thực trạng thực hiện các phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả
Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện các phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi và trao đổi trực tiếp với CBGV các nhà trường, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện các phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở
các trường mầm non thành phố Cẩm Phả
Phương pháp
Mức độ thực hiện
Làm tốt Tương đối tốt Chưa tốt
SL % SL % SL % Nhóm phương pháp trực quan 28 70 8 20 4 10 Nhóm phương pháp dùng lời nói 30 75 6 15 4 10 Nhóm phương pháp thực hành 29 72.5 7 17.5 4 10
Kết quả khảo sát cho thấy:
Với nhóm phương pháp trực quan: Có 70% ý kiến được hỏi cho rằng GV các nhà trường đã thực hiện tốt nhóm phương pháp này trong quá trình tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, có 20% ý kiến đánh giá GV thực hiện ở mức tương đối tốt và còn 10% ý kiến cho rằng GV thực hiện chưa tốt. Qua trao đổi trực tiếp và theo dõi việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ
mẫu giáo 5-6 tuổi của GV các nhà trường chúng tôi nhận thấy: Trong quá trình thực hiện nhóm phương pháp trực quan giáo viên đã cho trẻ tiếp xúc với các đồ dùng trực quan như: Tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi, vật thật để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cho trẻ quan sát, sử dụng những giác quan, bộ máy vận động của mình để tích lũy dần dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và kỹ xảo ngôn ngữ. Ví dụ: Quan sát lá cây để nhận biết được gió mạnh hay gió nhẹ. Sử dụng các hình trực quan