Thực trạng nhận thức của CBGV về ý nghĩa, mục tiêu phát triển ngôn ngữ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 53 - 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo

2.3.1. Thực trạng nhận thức của CBGV về ý nghĩa, mục tiêu phát triển ngôn ngữ

mầm non thành phố Cẩm Phả

Với trẻ em, ngôn ngữ là công cụ hữu hiệu để trẻ bày tỏ nguyện vọng của mình. Ngôn ngữ của trẻ phát triển tốt sẽ giúp cho trẻ nhận thức và giao tiếp tốt góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển nhân cách cho trẻ.

Trẻ 5 tuổi có thể sự dụng tiếng mẹ đẻ để giao tiếp. Khả năng ngôn ngữ của trẻ liên quan chặt chẽ với sự phát triển trí tuệ và những trải nghiệm của trẻ vì vậy giáo viên phải nắm được những kiến thức cơ bản về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi là điều cần thiết.

Giáo viên cần phải xác định được những mục tiêu và kết quả mong đợi của trẻ 5 tuổi về ngôn ngữ. Vận dụng những hiểu biết về đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ mầm non vào công tác giáo dục theo chương trình giáo dục mầm non mới.

Ngoài ra giáo viên cần tôn trọng những đặc điểm về sự phát triển về ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi trong quá trình giáo dục. Chủ động nắm vững các mục tiêu vào kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ để tổ chức hoạt động giáo dục phù hợp với lứa tuổi và có hiệu quả cao trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ.

Bảng 2.7. Thực trạng nhận thức của CBGV về ý nghĩa, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi

Nội dung

Mức độ nhận thức

Rất quan trọng Quan trọng Không quan

trọng

SL % SL % SL %

Nhằm giúp trẻ phát âm đúng, phát triển vốn từ, diễn đạt được mong muốn

30 75 10 25 0 0 Nhận dạng và phát âm được tất cả các chữ cái 28 70 12 30 0 0 Trẻ có thể đọc và sao chép được một số ký hiệu 22 55 18 45 0 0 Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ

động trong giao tiếp 30 80 8 20 0 0

Trẻ có thể hiểu được nhiều từ trái nghĩa, tham gia sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ

22 55 18 45 0 0

Kết quả khảo sát bảng 2.7 cho thấy: CBGV các nhà trường đã có nhận thức rất cao về ý nghĩa, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non với tỷ lệ 100% ý kiến đánh giá là rất quan trọng và quan trọng, không có ý kiến nào cho rằng ý nghĩa, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non là không quan trọng, cụ thể:

Với mục tiêu: “Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp”, có 80 % ý kiến được hỏi đánh giá là rất quan trọng; với nội dung phát triển ngôn ngữ hco trẻ “Nhằm giúp trẻ phát âm đúng, phát triển vốn từ, diễn đạt được mong muốn” và “Nhận dạng và phát âm được tất cả các chữ cái”có lần lượt 70% đến 75% ý kiến đánh giá là rất quan trọng và 25% đến 30% ý kiến đánh giá quan trọng; Với các nội dung “Trẻ có

thể đọc và sao chép được một số ký hiệu” và “Trẻ có thể hiểu được nhiều từ trái nghĩa, tham gia sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ” có cùng 55% ý kiến đánh giá rất quan trọng và 45% ý kiến cho rằng quan trọng. Để tìm hiểu sâu hơn về ý nghĩa của các nội dung này, chúng tôi trao đổi trực tiếp với cô giáo Trần Thị Hồng H, cô cho biết: “Trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non trước hết các con cần được vui chơi an toàn, sau đó cần tạo cho trẻ tinh thần tự tin trong giao tiếp, nhận dạng và phát âm chuẩn chữ cái, ngoài ra có thể cho trẻ tìm hiểu và nhận dạng được một số ký tự đặc biệt, yêu cầu này là có, tuy nhiên không quá quan trọng”.

Như vậy qua khảo sát cho thấy nhận thức của giáo viên về ý nghĩa, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả là tương đối cao, tuy nhiên giáo viên cần phải quan tâm hơn nữa, một mặt giúp trẻ hoàn thiện những thành tựu phát triển tâm lý, ngôn ngữ trong suốt thời kỳ mẫu giáo, mặt khác tích cực chuẩn bị cho trẻ có đủ điều kiện để làm quen dần với hoạt động học tập và cuộc sống ở trường tiểu học. Vì vậy trong giai đoạn này phải có bước chuẩn bị sẵn sàng về mặt ngôn ngữ cho trẻ để làm hành trang cho trẻ bước vào lớp 1, để làm tốt được mục tiêu đó mỗi cán bộ giáo viên phải tự ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, khắc phục những điểm còn hạn chế để giúp trẻ phát triển tốt về ngôn ngữ.

2.3.2. Thực trạng thực hiện nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)