Sự tương quan của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 98 - 112)

Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: Về cơ bản cả 6 biện pháp mà tác giả đề xuất đều đã được hầu hết các cán bộ quản lý và giáo viên tán thành, 100% các ý kiến cho rằng các biện pháp đều mang tính khả thi và cần thiết để làm tốt công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận

Từ những kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của đề tài, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:

Để nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh, một trong những công việc quan trọng hàng đầu hiện nay là cần phải tập trung đổi mới công tác quản lý, muốn vậy cần tập trung sự quan tâm đến công tác bồi dưỡng CBQL về công tác chăm sóc giáo dục trẻ và bồi dưỡng cho cán bộ trực tiếp thực hiện công tác giảng dạy trẻ trong các nhà trường.

Quản lý trường mầm non có nhiều nét đặc trưng khác biệt so với quản lý các cấp học khác. Một mặt trường mầm non là cấp học mang tính tự nguyện, không bắt buộc, mặt khác trong trường đa số là nữ giới do đó người hiệu trưởng trường mầm non có nhiều nhiệm vụ khó khăn.

Với nội dung trọng tâm của việc quản lý của hiệu trưởng trường mầm non là quản lý hoạt động chăm sóc và giáo dục. Bên cạnh đó các nội dung về quản lý tài chính, xây dựng tập thể sư phạm vững mạnh. Đây là cơ sở để xác định nội dung cần bồi dưỡng cho GV, CBQL và nhân viên trường MN. Đồng thời cũng là cơ sở để xác định, lựa chọn các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm nâng cao hiệu quả chất lượng giáo dục chung của nhà trường.

Từ khái niệm nêu trên cho thấy việc quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm không chỉ sử dụng một biện pháp mà phải sử dụng tổ hợp nhiều biện pháp, các biện pháp được sắp xếp có hệ thống đảm bảo tính logic, có quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung cho nhau nhằm thực hiện mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường.

Việc xác định các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phải đảm bảo tính khoa học, tính hệ thống; phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, tăng cường hiệu lực quản lý và nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong độ tuổi MN.

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và điều tra thực trạng về quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, chúng tôi đã đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của HT các trường mầm non thành phố Cẩm Phả đó là:

- Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và cha mẹ của trẻ về tầm quan trọng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

- Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và năng lực phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cho CBQL, GV trường mầm non tiếp cận chuẩn và trên chuẩn

- Pphối hợp chặt chẽ với cha mẹ của trẻ trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

- Đầu tư cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin và quản lý sử dụng trang thiết bị giáo dục có hiệu quả trong hoạt động phát triển

ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non

- Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy các tiềm năng từ xã hội hoá giáo dục cho hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non - Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy chế chuyên môn của giáo viên và xây dựng các tiêu chí đánh giá giáo viên về hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non

Kết quả khảo nghiệm tính thực tiễn và tính khả thi của các biện pháp đã khẳng định hiệu quả và khả năng áp dụng của hiệu trưởng về các biện pháp đã đề xuất trong luận văn này.

2. Kiến nghị

Để tạo thuận lợi cho việc quản lý nhằm nâng cao chất lượng công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, chúng tôi xin đưa ra một số kiến nghị như sau:

2.1. Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Ninh

Cần tham mưu tốt với UBND tỉnh, phối hợp với các Sở để tăng chỉ tiêu biên chế, đảm bảo chế độ cho đội ngũ CBQL, GV, CNV mầm non. Đảm bảo có đủ đội ngũ GV, CNV trong các trường mầm non theo quy định.

Tăng cường công tác chỉ đạo nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường mầm non, đặc biệt đối với các trường MN thuộc vùng khó khăn; tạo điều kiện để nhiều thành phần, đối tượng tham gia.

Tổ chức hiệu quả các lớp tập huấn cho cán bộ cốt cán các huyện, thành phố về công tác chăm sóc giáo dục trẻ.

Tổ chức các chương trình thăm quan, trao đổi, học tập kinh nghiệm với các tỉnh bạn hoặc giữa các đơn vị trong tỉnh là điểm sáng về công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nói riêng.

2.2. Đối với Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả

Tham mưu UBND thành phố tăng cường đầu tư kinh phí xây dựng cơ sở vật chất và mua sắm trang thiết bị cho các trường MN.

Đảm bảo có đủ về số lượng, chất lượng đội ngũ GV, CNV trong các trường MN. Triển khai thực hiện kịp thời các chế độ chính sách đối với GDMN đặc biệt đối với công tác chăm sóc giáo dục trẻ trẻ ở những vùng có điều kiện khó khăn.

Tổ chức tốt việc mở các lớp bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về chăm sóc giáo dục trẻ trẻ, đặc biệt là phối hợp với cơ quan chức năng tổ chức các lớp bồi dưỡng về phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non...

Tăng cường việc kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy chế hoạt động của nhà trường, các điều kiện đảm bảo nhiệm vụ của trường MN.

Tổ chức cho CBQL, GV, CNV tham quan, học tập kinh nghiệm về chăm sóc giáo dục trẻ ở các đơn vị khác.

Thực hiện tốt công tác thi đua khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm cụ thể cho từng năm học. Trong quá trình thực hiện cần xây dựng những tiêu chí riêng phù hợp đối với từng trường.

Tăng cường công tác xã hội hoá, tuyên truyền bằng nhiều hình thức, phối kết hợp với các ban ngành đoàn thể địa phương, các cơ quan đóng trên địa bàn, tích cực tham mưu với lãnh đạo các cấp để tranh thủ sự tham gia ủng hộ về mọi mặt của cộng đồng xã hội.

Quán triệt tới 100% CBQL, giáo viên, nhân viên đặt ra mục tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nói riêng và thể hiện ở kết quả đạt được trên trẻ.

Tăng cường công tác thanh, kiểm tra dưới nhiều hình thức, kiểm tra chéo giữa các đơn vị giúp cơ sở kịp thời điều chỉnh những sai sót, đồng thời phát hiện những điển hình, sáng tạo để nhân rộng. Sau mỗi đợt kiểm tra có tổng hợp kết quả đánh giá từng đơn vị để các đơn vị khác rút kinh nghiệm, học tập và động viên kịp thời những đơn vị thực hiện tốt.

2.3. Đối với UBND các xã, phường, thị trấn

Cần chỉ đạo các ban ngành đoàn thể tham gia tích cực vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ, trong đó có giáo dục trẻ mẫu giáo.

Thực hiện tốt việc quy hoạch diện tích đất, phân bổ cho các nhà trường đảm bảo theo quy định.

Dành các nguồn lực tập trung đầu tư cho GDMN, đặc biệt là thực hiện Đề án phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

2.4. Đối với CBQL và GV các trường MN

Cần làm tốt công tác tham mưu với chính quyền địa phương trong việc chỉ đạo các ban ngành đoàn thể tham gia vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ; huy động đầu tư cơ sở vật chất, quy hoạch mạng lưới trường lớp đảm bảo các điều kiện tốt nhất khi đến trường.

Tổ chức cho trẻ được ăn bán trú dưới nhiều hình thức đảm bảo chế độ dinh dưỡng của trẻ theo quy định.

Thực hiện tốt mô hình V.A.C và phối hợp với các ban, ngành địa phương phát động phong trào tăng nguồn dinh dưỡng cho trẻ ở các trường mầm non khu vực nông thôn, miền núi.

Đưa công nghệ thông tin vào công tác quản lý nhà trường, quản lý các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật kiến thức mới theo kịp sự phát triển của XH.

Có biện pháp giúp đỡ, chỉ đạo kịp thời đối với GV, CNV trong việc nâng cao nhận thức, rèn luyện kỹ năng thực hiện nhiệm vụ phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Chủ động tự giác trong việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhằm làm tốt hơn nữa nhiệm vụ “Trồng người” mà Đảng và nhân dân đã tin tưởng giao phó xứng đáng với danh hiệu “Nghề dạy học là nghề cao

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đặng Quốc Bảo (1997), “Khái niệm quản lý giáo dục và chức năng quản lý giáo dục”, Tạp chí phát triển giáo dục, Hà Nội.

2. Trịnh Thị Hà Bắc (2013), Tài liệu hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp Lí luận và phương

pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ em, NXB Đại học Huế.

3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Chương trình giáo dục mầm non, Hà Nội. 4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2008), Điều lệ trường mầm non.

5. Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện đại hội đại biểu toàn quốc lần IX, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

6. Nguyễn Minh Đạo (1997), Cơ sở của khoa học quản lý, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

7. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Descartes, NXB Văn học, Hà Nội. 8. E.I.Tikheeva, Ngôn ngữ và con người, NXB Giáo dục.

9. Trần Ngọc Giao (2004 ), Giáo trình khoa học quản lý, NXB Chính trị quốc gia. 10.Phạm Minh Hạc (1996), Chương trình KHCN cấp nhà nước KX- 07, Nghiên cứu

con người giáo dục, phát triển và thế kỷ XXI, NXB Hà Nội.

11.Phạm Minh Hạc (2002), Tư duy và ngôn ngữ, NXB Giáo dục, Hà Nội.

12.Nguyễn Thị Minh Hảo (2011), Bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên mầm non Module 3: Đặc điểm phát triển ngôn ngữ, những mục tiêu và kết quả mong đợi ở trẻ mầm non về ngôn ngữ.

13.Harold Koontz (2013), Quản lý là gì, NXB Lao động.

14.Lý Thị Hằng (2014), Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.

15.Nguyễn Thị Hòa (2009), Giáo trình giáo dục học mầm non, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.

16.Lê Văn Hồng, Lê Ngọc Lan, Nguyễn Vãn Thắng (2006), Giáo dục mầm non, NXB Đại học quốc gia Hà Nội.

17.Nguyễn Sinh Huy (1997), Giáo dục học đạicương, NXB Giáo dục, Hà Nội.

18.Lê Thu Hương (chủ biên) (2006), Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

19.Lê Thu Hương (2008), Hướng dẫn thực hiện các hoạt động giáo dục trong trường

mầm non theo chủ đề, NXB Giáo dục.

20.Mai Hữu Khuê (1998), Những vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

21.L.X.Vygotxki, Tư duy và ngôn ngữ, NXB Giáo dục.

22.Lưu Thị Lan (1996), Những bước phát triển ngôn ngữ trẻ em từ 1 - 6 tuổi, NXB Giáo dục, Hà Nội.

23.Lê Nin, Lê Nin toàn tập, NXB Giáo dục.

24. Trần Thị Bích Liễu (2000), “Một số biện pháp nâng cao chất lượng lập kế hoạch của hiệu trưởng trường mầm non”, Tạp chí nghiên cứu Giáo dục, Hà Nội.

25.M.I.Kônđacốp (1984), Cơ sở lý luận quản lý giáo dục, Viện khoa học xã hội. 26.Hồ Chí Minh, “Người lãnh đạo, người đày tớ”, Tạp chí Lý luận chính trị, Học

viện chính trị hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.

27.Nguyễn Thị Hồng Nga, Test "Sẵn sàng đi học", Viện Khoa học giáo dục 28.Noam Chomxky, Ngữ pháp tạo sinh, NXB Giáo dục.

29.O.P.Skinner, Hành vi bằng lời, NXB Giáo dục.

30.Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục, tập 1, Trường Cán bộ quản lý giáo dục TW1, Hà Nội.

31.Nguyễn Thị Ánh Tuyết, Sự nhạy cảm của trẻ 0-6 tuổi, NXB Giáo dục. 32.Từ điển Giáo dục học (2001), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội.

33.Đinh Văn Vang (1997), Một số vấn đề về quản lý trường Mầm non, Đại học Sư phạm - Đại học quốc gia Hà Nội.

34.Viện chiến lược và chương trình giáo dục, trung tâm nghiên cứu chiến lược và phát triển chương trình giáo dục mầm non (2008), Tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non theo hướng tích hợp.

35.Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội.

PHỤ LỤC

PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN DÀNH CHO CBQL VÀ GV CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ

Kính gửi: Các đồng chí CBQL và các bạn đồng nghiệp

Để có cơ sở đề xuất những biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề sau đây:

==================

Câu 1: Đồng chí cho biết ý nghĩa, mục tiêu phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu

giáo 5-6 tuổi? Nội dung Mức độ nhận thức Rất quan trọng Quan trọng Không quan trọng

Nhằm giúp trẻ phát âm đúng, phát triển vốn từ, diễn đạt được mong muốn

Nhận dạng và phát âm được tất cả các chữ cái Trẻ có thể đọc và sao chép được một số ký hiệu Trẻ mạnh dạn, tự tin, chủ động trong giao tiếp Trẻ có thể hiểu được nhiều từ trái nghĩa, tham gia sáng tạo trong các hoạt động ngôn ngữ

Câu 2: Đồng chí cho biết thực trạng về việc lựa chọn, xây dựng nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi của GV trường mình như thế nào? Nội dung Mức độ thực hiện Làm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 98 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)