Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 45)

8. Cấu trúc luận văn

1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục nhà trường

Theo Điều lệ trường mầm non, diện tích m2 /trẻ phải đạt từ 1,2 đến 1,5m2

nhưng trên thực tế rất ít trường đạt được tỷ lệ chuẩn m2/trẻ do vẫn còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp. Số trẻ quá đông trên một lớp cũng ảnh hưởng nhiều tới việc thực hiện tiếp cận cá nhân trẻ theo phương pháp GDMN mới. Với trẻ nhà trẻ hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật, trẻ mẫu giáo hoạt động chủ đạo là vui chơi vì vậy đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ mầm non là rất quan trọng đặc biệt đồ chơi, đồ dùng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ như đã phân tích ở trên. Với một trường mầm non muốn thực hiện tốt hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi phải có cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi theo danh mục tối thiểu Bộ GD&ĐT quy định thì mới đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình. Điều quan trọng nhất là việc quản lý chỉ đạo giáo viên tận dụng điều kiện CSVC, sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, CNTT, ngoại ngữ như thế nào khi thực hiện công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Chương trình GDMN mới cũng là một định hướng để các nhà trường, địa phương từng bước tăng cường đầu tư trang thiết bị GD, tài liệu, học liệu, phương tiện cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Và đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến biện pháp quản lý các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.

1.5.6. Công tác phối hợp của nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội địa phương trong tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ

Sự phát phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức đoàn thể ở địa phương có nhiều ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo dục Mầm non phụ thuộc rất nhiều vào công tác xã hội hóa giáo dục. Nguồn tài chính, tài sản của các trường MN thu được từ 3 nguồn chính: Ngân sách nhà nước, cha mẹ và chính quyền địa phương. Ngoài ra điều kiện phát triển kinh tế còn quyết định mức sống của người dân và đó là nền tảng để triển ngôn ngữ cho trẻ.

Để tổ chức tốt hoạt động triển ngôn ngữ cho trẻ rất cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội ở địa phương, một mặt nó tạo ra sự thống nhất trong công tác triển ngôn ngữ cho trẻ, mặt khác nó phát huy thế mạnh giáo dục gia đình và nhà trường trong triển ngôn ngữ cho trẻ.

Tiểu kết chương 1

Giáo dục mầm non là sự nghiệp cả toàn ngành GD&ĐT và của toàn xã hội mà đội ngũ CBQL trong các cơ sở GDMN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Nếu đội ngũ CBQL còn những hạn chế về trình độ năng lực, nghiệp vụ quản lý thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đồng thời khó khăn trong việc khai thác sức mạnh của cộng đồng trong việc chung tay giúp sức thực hiện nhiệm vụ được giao.

Vì vậy việc nâng cao năng lực quản lý đồng thời phải bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL trường mầm non vừa là một nhiệm vụ phải làm thường xuyên, liên tục của các cấp quản lý GD, vừa là biện pháp quan trọng để hiện thực hóa những mục tiêu đổi mới của GDMN.

HT trường mầm non phải đảm đương một trách nhiệm hết sức nặng nề, không chỉ chăm lo đến sự ổn định của nhà trường mà còn là hạt nhân của sự đổi mới, đảm bảo cho nhà trường luôn ở thế cân bằng động so với môi trường xã hội. HT không chỉ quản lý tốt mọi hoạt động trong trường mà còn xây dựng mối quan hệ tích cực giữa nhà trường với cộng đồng xã hội, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Hiệu quả quản lý trường mầm non được đánh giá bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý và kết quả đó cũng là thước đo năng lực thực hiện nhiệm vụ của người HT. Nếu không có nghiệp vụ quản lý thì HT trường MN không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình và những mục tiêu đề ra cũng khó có thể trở thành hiện thực. Chính vì vậy việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý bằng cách tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cho HT các trường MN là nhân tố chủ yếu quyết định hiệu quả quản lý nâng cao chất lượng của nhà trường.

Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản để tiến hành điều tra nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO HƯỚNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ

LÀM TRUNG TÂM TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH

2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và giáo dục của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

2.1.1. Khái quát về kinh tế - xã hội của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Cẩm Phả là một đơn vị hành chính cấp huyện thuộc tỉnh Quảng Ninh. Ngày 21 tháng 02 năm 2012, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 04/NQ-CP, thành lập thành phố Cẩm Phả thuộc tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thị xã Cẩm Phả trước đó.

Thành phố Cẩm Phả hiện nay có 16 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 phường và 3 xã. Tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2019, dân số tại thành phố Cẩm Phả có 195.800 người, với mật độ dân số đạt 403 người/km², giới tính nam chiếm 59%, nữ chiếm 47% dân số. Hầu hết dân số ở đây là người Kinh chiếm khoảng 95,2%, còn lại là các dân tộc khác, còn lại là người Sán Dìu (3,9%) và các dân tộc khác (0,9%) sống xen kẽ rải rác trong địa bàn toàn thành phố. Người Cẩm Phả phần lớn là công nhân ngành than, có nguồn gốc từ vùng đồng bằng Bắc Bộ.

Thành phố Cẩm Phả có rất nhiều tiềm năng, thế mạnh về phát triển kinh tế như công nghiệp khai thác chế biến than, sản xuất vật liệu xây dựng, cơ khí, chế tạo thiết bị điện, máy mỏ, xe tải nặng, công nghiệp đóng tàu, thương mại dịch vụ, du lịch, cảng biển ...

2.1.2. Khái quát về giáo dục của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

Trong những năm qua, được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, các ngành, cùng với việc phát huy những thuận lợi (đội ngũ thầy, cô giáo có trình độ, nhiệt tình và có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc; công tác xã hội hoá GD phát triển tốt, có tác dụng thiết thực trong việc phát triển sự nghiệp GD) ngành GD&ĐT Cẩm Phả đã gặt hái được những thành tựu đáng khích lệ:

Tính đến hết năm học 2018- 2019, thành phố có 63 trường với đủ các loại hình trường công lập và ngoài công lập, từ mầm non đến THPT bao gồm 17 trường Mầm non, 22 trường tiểu học, 17 trường THCS và 7 trường THPT với hơn 35.000 HS và hơn 2.200 cán bộ, giáo viên, nhân viên.

Hầu hết các trường học trên địa bàn thành phố Cẩm Phả đã được cao tầng hoá một phần hoặc toàn phần, những trường được xây dựng mới gần đây đều bảo đảm chất lượng theo tiêu chuẩn của trường chuẩn Quốc gia ở từng cấp học, tính đến hết năm học 2018 - 2019, thành phố có 54 trường đạt chuẩn Quốc gia, gồm 14 trường Mầm non, 21 trường TH, 14 trường THCS và 5 trường THPT, các trường Chuẩn Quốc gia có khuôn viên và các khối công trình được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phù hợp với nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, tạo các điều kiện thiết yếu để các trường nâng cao chất lượng dạy và học, đồng thời đây cũng là một yếu tố nhằm thực hiện đổi mới phương pháp, đưa việc dạy và học đến một tầm chất lượng mới, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Thành phố Cẩm Phả đã được công nhận hoàn thành phổ cập giáo dục tiểu học vào năm 1997 và phổ cập giáo dục THCS năm 2002. Hằng năm 100% trẻ lớp 5- 6 tuổi hoàn thành Chương trình giáo dục Mầm non; học sinh lớp 5 trường Tiểu học vào THCS; trên 99% HS lớp 9 tốt nghiệp THCS; 98,5% HS lớp 12 tốt nghiệp THP. Chất lượng mũi nhọn luôn đứng trong tốp đầu của Tỉnh cả về số lượng và chất lượng. Công tác bồi dưỡng đội ngũ luôn được quan tâm, đến nay 100% GV đã đạt trình độ đào tạo đạt chuẩn theo cấp học, trong đó hơn 70% đạt trên chuẩn, tăng 20% so với năm 2015. Với những kết quả đạt được trong việc thực hiện nhiệm vụ, ngành GD&ĐT thành phố Cẩm Phả đã nhiều lần được Bộ GD&ĐT, UBND Tỉnh tặng bằng khen, năm 2012 đã được Chủ tịch Nước tặng thưởng Huân chương Lao động Hạng Nhì.

Hiện nay, trước cơ hội và thách thức trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế đặt ra cho ngành GD&ĐT Cẩm Phả những yêu cầu và nhiệm vụ mang tính thực tiễn, đó là:

Nâng cao chất lượng công tác GD&ĐT; mở rộng đa dạng hoá các loại hình GD&ĐT, tạo điều kiện cho các loại hình trường, lớp ngoài công lập chất lượng cao phát triển.

Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về lĩnh vực GD&ĐT, giữ vững và nâng cao chất lượng công tác phổ cập GD ở các cấp học và hoàn thành chương trình phổ cập GD mầm non cho trẻ 5 tuổi và phổ cập GD THPT vào năm 2022 theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ XXII (2016- 2020).

Tập trung nguồn lực từ ngân sách nhà nước và xã hội hoá (kể cả đầu tư nước ngoài) để đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất các trường học theo hướng đạt chuẩn Quốc gia và hiện đại hoá.

Chú trọng công tác đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức của thành phố nhất là đào tạo nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học, trong đó ưu tiên tập trung vào các ngành, lĩnh vực quan trọng. Nghiên cứu chính sách có tính đặc thù riêng của thành phố để khuyến khích đối với cán bộ, công chức được cử đi học, tự học nâng cao trình độ và thu hút nhân tài, thu hút sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi về địa phương công tác.

Phấn đấu đến hết năm 2020 có trên 85% số GV trở lên đạt trình độ đào tạo trên chuẩn. Hiện đại hoá cơ sở vật chất và phương pháp giảng dạy, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và giảng dạy ở các cấp học.

2.1.3. Khái quát về giáo dục mầm non của thành phố Cẩm Phả

Trong những năm qua, sự nghiệp giáo dục của thành phố Cẩm Phả, đặc biệt là giáo dục mầm non đã được các cấp uỷ Đảng, chính quyền đặc biệt quan tâm và coi trọng, quy mô, hệ thống trường lớp bậc mầm non được củng cố và phát triển, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao. Đội ngũ cán bộ quản lý cơ bản đã đáp ứng được với yêu cầu, đội ngũ giáo viên đã từng bước được chuẩn hoá. Công tác xã hội hoá giáo dục được đẩy mạnh.

Thành phố Cẩm Phả có 17 trường mầm non, được phân bố hợp lý trên địa bàn đảm bảo nhân dân không phải gửi con em quá xa nhà, đáp ứng được với nhu cầu học tập của trẻ trong thành phố. Quy mô mạng lưới giáo dục mầm non như sau:

Bảng 2.1. Quy mô mạng lưới trường, lớp, học sinh bậc học mầm non thành phố Cẩm Phả từ năm học 2016 - 2017 đến 2018- 2019 Năm học trường Số Số lớp Số HS Bình quân h/s lớp 5 - 6 tuổi Bình quân h/s lớp 4 -5 tuổi Bình quân h/s lớp 3 - 4 tuổi Bình quân hs nhà trẻ 24-36 tháng 2016-2017 17 248 7.440 34 31 28 22 2017-2018 17 250 7.384 33 29 27 20 2018-2019 18 274 7.852 32 30 25 23

Bảng 2.2. Số lượng CBQL và GVMN thành phố Cẩm Phả Năm học Số lớp Tổng số GV hiện có Tổng số GV cần có theo định biên CBQL GV Tỉ lệ GV/lớp CBQL GV CNV 2016-2017 248 50 498 2 51 551 51 2017-2018 250 50 500 2 51 557 51 2018-2019 274 52 552 2 54 600 42

Bảng 2.3. Cơ cấu giáo viên MN thành phố Cẩm Phả theo nhóm lớp

Năm học Số lớp Tổng số GV (gồm cả CBQL) Chia ra các nhóm lớp GV dạy lớp 5 - 6 tuổi GV dạy lớp 4-5 tuổi GV dạy lớp 3 -4 tuổi GV dạy lớp nhà trẻ 2016-2017 248 548 200 156 100 42 2017-2018 250 550 201 164 136 49 2018-2019 274 604 206 144 122 80 Bảng 2.4. Trình độ chính trị đội ngũ CBGVMN thành phố Cẩm Phả Tổng số CBGV

Đảng viên Cao cấp Trung cấp Sơ cấp

T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ T.số Tỷ lệ

604 215 35.6% 0 0 74 12,3% 141 23.3%

Bảng 2.5. Trình độ đào tạo của đội ngũ CBGVMN thành phố Cẩm Phả

Tổng số Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp

T.số Nữ SL % SL % SL % SL %

Số lượng CBGV

Bảng 2.6. Giáo viên dạy giỏi GVMN thành phố Cẩm Phả Tổng số GV GV dạy giỏi cấp tỉnh GV dạy giỏi cấp TP T.số Nữ T.số % T.số % Số lượng GV 552 552 31 5.6% 158 28.6% (Nguồn: Phòng GD&ĐT thành phố Cẩm Phả)

Như vậy qua các bảng số liệu cho thấy: toàn thành phố có 52 cán bộ quản lý và tổng 552 giáo viên. Đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên đủ về số lượng và đảm bảo về chất lượng, về trình độ chuyên môn và quản lý hầu hết đạt chuẩn và trên chuẩn. Trong đó có kết quả của quá trình bồi dưỡng, tự bồi dưỡng của giáo viên đã mang lại kết quả nâng cao trình độ giảng dạy và bắt nhịp với cách dạy hiện đại để nâng cao hiệu suất giờ lên lớp. Đến năm 2020, có 100% cán bộ giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.

100% các nhà trường đã chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động bồi dưỡng chuyên đề về đổi mới phương pháp dạy học, cách CS, GD trẻ đúng qui cách, khoa học, các hoạt động thi đua hai tốt đã nâng cao chất lượng giảng dạy, và tạo ra phong trào thi đua trong toàn ngành. Kết quả 100% các trường đã triển khai các hoạt động như: hội thi giáo viên dạy giỏi, làm đồ dùng dạy học, viết sáng kiến kinh nghiệm, soạn và dạy thi bằng giáo án điện tử…

Công tác phát triển Đảng được quan tâm phát triển, kết quả toàn bậc học mầm non có 215 Đảng viên đây là lực lượng tiên phong làm nòng cốt trong các nhà trường. Cơ sở vật chất trong các trường học thường xuyên được sự quan tâm đầu tư của ủy ban nhân dân thành phố và các xã phường, phòng Giáo dục - Đào tạo thành phố. Hiện nay toàn thành phố đã có 100% các trường có phòng học kiên cố, 50% các trường đủ các phòng chức năng.

Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, Đảng, nhà nước, thành phố và các xã, phường đã đầu tư nhiều hơn cho giáo dục - đào tạo. Các loại hình trường lớp đã được đa dạng hóa đáp ứng yêu cầu của các bậc phụ huynh học sinh, xã hội hóa giáo dục đã huy động được các nguồn lực trong nhân dân vào việc phát triển sự

Bên cạnh những mặt tích cực như đã nêu ở trên, còn có một số mặt tồn tại ở bậc học giáo dục mầm non ở thành phố Cẩm Phả: Hiện nay một số trường giáo viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)