Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 76 - 79)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-

phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và cha mẹ của trẻ về tầm quan trọng của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Biện pháp này nhằm làm cho cán bộ giáo viên, cha mẹ học sinh nhận thức được vai trò, tầm quan trọng và nhiệm vụ của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, từ đó ý thức được trách nhiệm của mình trong công tác phối hợp cùng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường MN.

3.2.1.2. Nội dung biện pháp

Qua phân tích thực trạng cho thấy, một bộ phận không nhỏ cán bộ giáo viên và cha mẹ học sinh chưa nhận thức đúng về vai trò cũng như nhiệm vụ của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm dẫn đến thái độ còn thờ ơ, đùn đẩy, né tránh không tham gia vào các hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình. Vì vậy, để quản lý tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cán bộ quản lý trước hết cần phải nâng cao nhận thức của mình và tuyên truyền giải thích cho cán bộ giáo viên và cha mẹ học sinh hiểu một cách sâu sắc về vai trò của hoạt động hoạt phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, cần phải làm cho họ hiểu rằng: việc CS, GD trẻ không phải là việc riêng của nhà trường, của cô giáo hay chỉ là công việc của phụ huynh, giáo viên không chỉ là người dạy chữ. Chất lượng giáo dục học sinh là sản phẩm của sự tổng hòa mối quan hệ phối hợp giữa nhà trường cùng với gia đình.

Để quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm có hiệu quả cần có sự phối hợp của gia đình, do vậy trong quá trình phối hợp cần phải có mục tiêu phối hợp một cách cụ thể trong từng giai đoạn. Nhà trường với vai trò chủ đạo trong công tác phối hợp phải tích cực vận động gia đình phối hợp để tránh tình trạng còn e ngại, khi một số bậc cha mẹ còn ngại tiếp xúc với các thầy cô. Nhà trường cần phải thường xuyên tác động đến gia đình về vấn đề ủng hộ tạo điều kiện cho sự phối hợp. Lãnh đạo nhà trường cũng cần có những yêu cầu và các chỉ tiêu cụ thể về hoạt động phối hợp trong công tác chủ nhiệm tránh để giáo viên bằng lòng với cách phối hợp vốn chưa hiệu quả trước đây. Bên cạnh việc tuyên truyền còn cần phải đề ra những tiêu chuẩn thi đua và các biện pháp xử lý những cán bộ giáo viên thiếu tinh thần trách nhiệm.

3.2.1.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Cứ mỗi đầu năm học, kế hoạch năm học được hiệu trưởng triển khai, ngoài việc phổ biến những nhiệm vụ chung cần làm nổi bật nội dung về xã hội hóa giáo

dục, trong đó hoạt động phối hợp giữa nhà trường với gia đình học sinh cần được chú ý đưa vào thảo luận sâu sắc hơn. Hàng tháng ở tổ chủ nhiệm cán bộ quản lý cần phổ biến mục đích yêu cầu, nội dung hoạt động phối hợp với cha mẹ học sinh trong tháng, nhằm giúp đội ngũ cán bộ giáo viên thông suốt, nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công tác phối hợp. Đặc biệt trong những trường hợp giáo dục học sinh chưa ngoan, tiếp thu chậm, nhút nhát, đi học vui chơi không hòa đồng cùng các bạn thì việc phối hợp giữa nhà trường với gia đình càng phải được chú ý hơn.

Từ đầu năm học, nhà trường cần phối hợp với ban đại diện cha mẹ học sinh, cùng đánh giá những mặt tốt và chưa làm tốt trong công tác phối hợp ở năm qua, từ đó tuyên truyền cho cha mẹ học sinh ngày càng hiểu sâu hơn những vấn đề như:

Tuyên truyền về tầm quan trọng và sự cần thiết của hoạt động phối hợp NT-GĐ trong công tác CS, GD học sinh, đặc biệt là công tác phối hợp trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Tuyên truyền cho cha mẹ học sinh vai trò, trách nhiệm của gia đình trong công tác phối hợp để họ luôn tham gia phối hợp một cách chặt chẽ hơn trong công tác CS, GD học sinh, việc tuyên truyền có thể thực hiện bằng cách lồng ghép trong các buổi họp PHHS định kỳ hoặc thông qua các phương tiện truyền thông, thông tin của địa phương.

Xác định mục tiêu phối hợp giữa nhà trường với gia đình trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Mục tiêu phối hợp giữa nhà trường gia đình cần được thống nhất trong cán bộ giáo viên ở từng trường, có bàn bạc thống nhất với cha mẹ học sinh thông qua ban đại diện cha mẹ học sinh.

Tích cực vận động gia đình trong công tác phối hợp để tránh tình trạng còn e ngại khi gia đình tiếp xúc với cô giáo, từ đó tạo sự gần gũi giữa giáo viên và cha mẹ học sinh là sự cần thiết để cô giáo có điều kiện tuyên truyền vận động cha mẹ học sinh tham gia vào các hoạt động giáo dục học sinh của nhà trường đặc biệt là trong công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.

Tác động đến gia đình về vấn đề ủng hộ tạo điều kiện cho sự phối hợp như ủng hộ các chủ trương GD của nhà trường trong năm học, ủng hộ về vật chất, tinh thần trong các hoạt động của nhà trường để hoạt động giáo dục học sinh tốt hơn.

Có những yêu cầu và các chỉ tiêu cụ thể về hoạt động phối hợp trong công tác chủ nhiệm tránh để giáo viên bằng lòng với cách phối hợp hiện tại vốn chưa hiệu quả

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để thực hiện một cách hiệu quả việc nâng cao nhận thức của CBQL, GV, về công tác phối hợp nhà trường và gia đình trong hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, người HT cần thực hiện một số công việc cụ thể sau:

Tuyên truyền triển khai kịp thời các chủ trương chính sách của Đảng, nhà nước, của ngành về phát triển GDMN.

Hàng năm thường xuyên tổ chức họp Hội đồng nhà trường, các buổi chuyên đề, tọa đàm về kiến thức chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ cho CBGV và cha mẹ trẻ ở địa phương.

Tạo điều kiện về vật chất, thời gian để CBGV yên tâm tham gia các hoạt động bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tránh khuynh hướng chủ quan khi cho rằng đội ngũ CBGV đã đạt chuẩn về trình độ đào tạo thì coi nhẹ công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng.

Tiếp thu ý kiến đóng góp của nhân dân địa phương cho việc CSGD trẻ với tinh thần cầu thị và trân trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 76 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)