Tổ chức hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 38 - 39)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng

1.4.3. Tổ chức hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổ

Tổ chức thực hiện kế hoạch, nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ là chức năng được tiến hành sau khi lập xong kế hoạch nhằm chuyển hoá những mục đích, mục tiêu phát triển ngôn ngữ được đưa ra trong kế hoạch thành hiện thực. Nhờ đó mà tạo mối quan hệ giữa các đơn vị trường học, mối quan hệ giữa giáo viên và cha mẹ học sinh được liên kết thống nhất, chặt chẽ và nhà quản lý có thể điều phối các nguồn lực thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ ngày một tốt hơn. Phương pháp làm việc của CBQL có ý nghĩa quyết định cho việc chuyển hoá kế hoạch quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ thành hiện thực. Nội dung tổ chức là quá trình phân phối và sắp xếp các hoạt động theo những cách thức nhất định để đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu đề ra, Hiệu trưởng hướng dẫn tổ trưởng chuyên môn, hướng dẫn cá nhân từng giáo viên xây dựng kế hoạch, giúp họ xác định mục tiêu đúng, sát với nhiệm vụ trọng tâm và biết tìm ra biện pháp để thực hiện các mục tiêu đó.

Nội dung yêu cầu kế hoạch với tổ chuyên môn:

Cơ sở để thực hiện kế hoạch: Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của nhà trường, căn cứ vào tình hình thực tế của tổ, nhóm chuyên môn và kết quả đạt được của năm học trước để xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động.

Điều kiện để đảm bảo kế hoạch: Nhân sự, cơ sở vật chất kỹ thuật, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động giáo dục; nguồn lực tài chính trong và ngoài ngân sách.

Đưa ra các biện pháp: Thực hiện kế hoạch phát triển giáo dục nói chung và kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi nói riêng, xây dựng đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng toàn diện, thanh tra, kiểm tra, phối hợp các lực lượng giáo dục trên địa bàn, cải tiến công tác quản lý.

Thường xuyên kiểm tra thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên dạy đúng và đủ theo quy định của bộ giáo dục thông qua ké hoạch dạy học, thời khoá biểu.

Kiểm tra việc thực hiện chương trình qua các biên bản tổ, nhóm, chuyên môn, qua phản ảnh của tổ trưởng, thành viên nhà trường

- Nội dung yêu cầu kế hoạch với cá nhân:

Cơ sở để thực hiện kế hoạch: Căn cứ vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học của tổ chuyên môn; hướng dẫn giảng dạy bộ môn; chỉ tiêu phấn đấu của tổ; căn cứ vào tình hình thực tế của học sinh và kết quả đạt được của năm học trước để xác định phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu, chỉ tiêu phấn đấu về các mặt hoạt động.

Điều kiện để đảm bảo kế hoạch: Phải có đầy đủ các thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa, sách giáo viên... phục vụ cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi.

Đưa ra các biện pháp: Nâng cao chất lượng giáo dục, liên hệ thực tế cuộc sống, kiểm tra đánh giá kết quả của hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi, phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường.

Quán triệt giáo viên thực hiện đúng kế hoạch dạy học, tránh bỏ tiết, đảo tiết, tách tiết, gộp tiết, hoặc làm sai lệch chương trình.

Yêu cầu giáo viên làm kế hoạch môn học và duyệt kế hoạch của GV một trước tuần

Thường xuyên kiểm tra thực hiện chương trình giảng dạy của giáo viên qua lịch dự giờ.

1.4.4. Chỉ đạo hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)