Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy các tiềm năng từ xã hội hoá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 88 - 90)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-

3.2.5. Đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, phát huy các tiềm năng từ xã hội hoá

giáo dục cho hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Xã hội hoá giáo dục sẽ tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh để giáo dục và đào tạo học sinh, ngoài ra còn giúp huy động mọi nguồn lực xã hội cùng chăm lo cho giáo dục về kinh phí, lực lượng và sự phối hợp.

Để hình thành phát triển ngôn ngữ của trẻ không chỉ do tác động của nhà trường nói chung và của giáo viên trực tiếp dạy học nói riêng mà còn phụ thuộc vào môi trường sống, điều kiện của xã hội hoá giáo dục, huy động toàn dân chăm sóc giáo dục thế hệ măng non.

Việc huy động mọi lực lượng, mọi công dân, mọi tổ chức cùng chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non nói riêng trong mỗi nhà trường, là việc làm thiết thực nhằm huy động toàn xã hội chăm lo cho giáo dục, thúc đẩy các nhà trường hoàn thành trách nhiệm trong thời kỳ đổi mới giáo dục.

3.2.5.2. Nội dung biện pháp

Hiệu trưởng phải tham mưu với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương về mọi mặt hoạt động giáo dục, thường xuyên chăm lo, bồi dưỡng trình độ cho đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm lớp 5 tuổi.

Thực hiện đúng, đủ, tốt các qui chế chuyên môn, quan tâm quản lý, giáo dục có hiệu quả đối với các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi.

Phân công nhiệm vụ cho từng thành viên trong nhà trường có trách nhiệm, biện pháp cụ thể, tuyên truyền vận động để chính quyền địa phương nhận thức đúng về giáo dục, tổ chức tốt Đại hội giáo dục cấp cơ sở, thắt chặt mối quan hệ giữa các thành viên, từng tổ chức xã hội trong công tác giáo dục như Hội khuyến học, Hội cha mẹ học sinh,... phân công giáo viên phụ trách, theo dõi từng khối, cụm, tổ dân phố để quản lý học sinh, luôn luôn tạo môi trường nhà trường gần gũi thân thiết với học sinh. Thực hiện tốt việc miễn giảm các khoản đóng góp đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn.

Phân công giáo viên thực hiện điều tra công tác phổ cập giáo dục - xoá mù chữ. Phát huy cộng đồng trách nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo ra

Đa dạng hoá các hình thức hoạt động giáo dục - đào tạo, mở rộng cơ hội cho các tầng lớp nhân dân tham gia chủ động và bình đẳng vào các hoạt động đó.

Mở rộng các nguồn đầu tư khai thác các tiềm năng về nguồn nhân lực, vật lực, tài lực trong xã hội. Phát huy có hiệu quả các nguồn lực tạo điều kiện cho các hoạt động giáo dục - đào tạo phát triển nhanh có chất lượng cao hơn....

3.2.5.3. Cách thức thực hiện biện pháp

Thông qua các hình thức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức về giáo dục - đào tạo đối với mọi người, mọi thành viên trong nhà trường và toàn xã hội.

Thông qua hội đồng giáo dục ở địa phương, trung tâm học tập cộng đồng, hội cha mẹ học sinh, các hội khuyến học, để tuyên truyền, vận động, để khuyến khích tăng cường các hoạt động của họ nhằm tạo ra ở mỗi tổ chức có chương trình hoạt động phù hợp sát thực có hiệu quả, theo yêu cầu của hoạt động giáo dục, hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi của nhà trường.

Động viên, ủng hộ các chương trình hoạt động có hiệu quả của các hội khuyến học các cấp, dòng họ, truyền thống hiếu học của địa phương, truyền thống hiếu học của các gia đình tiêu biểu trong cộng đồng, trên cơ sở đó tạo ra các biện pháp nhằm tăng cường chất lượng giáo dục ngôn ngữ cho trẻ.

Nêu cao tin thần chỉ đạo của Đảng “sự nghiệp giáo dục và đào tạo là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân” Nhà nước và nhân dân cùng chung sức làm để tạo ra một môi trường giáo dục lành mạnh, để tăng cường xây dựng cơ sở vật chất cho trường học trong khi ngân sách Nhà nước chưa bao cấp đủ.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

Để công tác xã hội hóa giáo dục đạt kết quả tốt thì người hiệu trưởng cần phải thực hiện những công việc sau:

- Xây dựng kế hoạch tham mưu, có thể lồng ghép trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học, tuy nhiên hiệu trưởng cần xác định rõ những nội dung công việc cụ thể để xây dựng loại kế hoạch dài hạn trung hạn hay ngắn hạn và chú ý đến thời điểm, cơ hội để tham mưu đạt hiệu quả.

- Thường xuyên duy trì mối quan hệ tốt giữa nhà trường với cha mẹ học sinh, các tổ chức cá nhân và các ban ngành, chính quyền địa phương.

- Thực hiện đầy đủ chế độ đối với trẻ theo từng vùng theo quy định nhà nước như: + Hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi theo nghị định số 06/2018/NĐ - CP ngày 05/01/2018.

+ Thực hiện Nghị định 86/2015/NĐ-CP Quy định về miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập và cơ chế thu, sử dụng học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân từ năm học 2015 - 2016 đến năm học 2020 – 2021.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)