Thực trạng thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 57 - 61)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo

2.3.3. Thực trạng thực hiện các phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động phát

triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả

2.3.3.1. Thực trạng thực hiện các phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả

Để tìm hiểu về thực trạng thực hiện các phương pháp tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, chúng tôi tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi và trao đổi trực tiếp với CBGV các nhà trường, kết quả cụ thể như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng thực hiện các phương pháp tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở

các trường mầm non thành phố Cẩm Phả

Phương pháp

Mức độ thực hiện

Làm tốt Tương đối tốt Chưa tốt

SL % SL % SL % Nhóm phương pháp trực quan 28 70 8 20 4 10 Nhóm phương pháp dùng lời nói 30 75 6 15 4 10 Nhóm phương pháp thực hành 29 72.5 7 17.5 4 10

Kết quả khảo sát cho thấy:

Với nhóm phương pháp trực quan: Có 70% ý kiến được hỏi cho rằng GV các nhà trường đã thực hiện tốt nhóm phương pháp này trong quá trình tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, có 20% ý kiến đánh giá GV thực hiện ở mức tương đối tốt và còn 10% ý kiến cho rằng GV thực hiện chưa tốt. Qua trao đổi trực tiếp và theo dõi việc tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ

mẫu giáo 5-6 tuổi của GV các nhà trường chúng tôi nhận thấy: Trong quá trình thực hiện nhóm phương pháp trực quan giáo viên đã cho trẻ tiếp xúc với các đồ dùng trực quan như: Tranh ảnh, đồ dùng đồ chơi, vật thật để phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cho trẻ quan sát, sử dụng những giác quan, bộ máy vận động của mình để tích lũy dần dần những kinh nghiệm, những hình ảnh, những biểu tượng và kỹ xảo ngôn ngữ. Ví dụ: Quan sát lá cây để nhận biết được gió mạnh hay gió nhẹ. Sử dụng các hình trực quan như: Tham quan, cho trẻ xem phim để góp phần phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Tuy nhiên trong quá trình thực hiện nhóm phương pháp trực quan một số giáo viên còn bộc lộ những hạn chế như: Đôi khi còn sử dụng những đồ dùng trực quan chưa đảm bảo tính thẩm mỹ, còn lạm dụng nhiều đồ dùng mua sẵn, ít cho trẻ quan sát, tìm hiểu những đồ dùng đồ chơi, tranh ảnh tự làm. Khi cho trẻ quan sát giáo viên hầu hết chỉ chú ý cho trẻ quan sát các chi tiết mà chưa biết hướng trẻ tìm hiểu mối quan hệ giữa các chi tiết của đồ dùng hay còn cho trẻ xem phim, xem ti vi quá nhiều không tốt cho thị lực của trẻ.

Với nhóm phương pháp dùng lời nói: Có 75% ý kiến được hỏi cho rằng GV các nhà trường đã thực hiện tốt nhóm phương pháp này trong quá trình tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, có 15% ý kiến đánh giá GV thực hiện ở mức tương đối tốt và còn 10% ý kiến cho rằng GV thực hiện chưa tốt. Qua trao đổi trực tiếp và theo dõi việc dạy học trên lớp của GV các nhà trường chúng tôi nhận thấy: Trong quá trình dạy học, GV thực hiện một số hoạt động như: đọc thơ, kể và đọc chuyện cho trẻ nghe, một số giáo viên chưa thể hiện tốt tính nhịp điệu, vần điệu, chưa chú ý ngắt giọng sau mỗi câu và nhấn vào các từ mang vần, chưa sử dụng được ngữ điệu giọng nói để bộc lộ được đặc điểm, tính cách nhân vật. Hệ thống câu hỏi chưa được xây dựng theo mục đích phát triển ngôn ngữ của giáo viên.

Với nhóm phương pháp thực hành: Có 72.5% ý kiến được hỏi cho rằng GV các nhà trường đã thực hiện tốt nhóm phương pháp này trong quá trình tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, có 17.5% ý kiến đánh giá GV thực hiện ở mức tương đối tốt và còn 10% ý kiến cho rằng GV thực hiện chưa tốt. Qua trao đổi trực tiếp và theo dõi việc dạy học trên lớp của GV các nhà trường chúng tôi nhận thấy: Một số lớp còn chưa thực sự đầy đủ các loại đồ chơi, trẻ trên lớp

đông, một số giáo viên chưa tích cực trong việc làm đồ dùng đồ chơi tự tạo gây khó khăn trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ qua trò chơi. Việc tổ chức các hoạt động lao động cho trẻ tại trường mầm non chưa nhiều.

2.3.3.2. Thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả

Bảng 2.10. Thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở

các trường mầm non thành phố Cẩm Phả

Hình thức

Mức độ thực hiện

Làm tốt Tương đối tốt Chưa tốt

SL % SL % SL %

Phát triển ngôn ngữ qua giờ học làm quen với văn học

26 65 10 25 4 10

Phát triển ngôn ngữ qua giờ học làm quen với chữ cái

27 67.5 11 27.5 2 5

Phát triển ngôn ngữ

qua các giờ học khác 25 62.5 12 30 3 7.5 Phát triển ngôn ngữ

thông qua hoạt động vui chơi, dạo chơi tham quan

25 62.5 10 25 5 12.5

Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động lao động, qua sinh hoạt hàng ngày

25 62.5 10 25 5 12.5

Kết quả khảo sát cho thấy: Với 5 hình thức để tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các

trường mầm non thành phố Cẩm Phả được các khách thể đánh giá mức độ thực hiện của GV các nhà trường tương đối đồng đều, tuy nhiên mức độ thực hiện tốt các hình thức này không cao, chỉ có từ 62.5% đến 67.5% ý kiến được hỏi đánh giá GV thực hiện hiện tốt và có hai hình thức có mức độ đánh giá GV thực hiện chưa tốt ở mức 12.5%. Cụ thể:

Hình thức “Phát triển ngôn ngữ qua giờ học làm quen với chữ cái” được đánh giá mức độ thực hiện tốt cao nhất với 67.5%, hình thức “Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động vui chơi, dạo chơi tham quan” và “Phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động lao động, qua sinh hoạt hàng ngày” có tỷ lệ đánh giá mức độ thực hiện chưa tốt thấp nhất với 12.5% bởi nội dung này chủ yếu trẻ chỉ được phát triển ở tiết làm quen với chữ cái, các tiết trò chơi, ôn luyện chưa được giáo viên quan tâm, hình thức tổ chức chưa đa dạng, chưa hấp dẫn, cuốn hút trẻ. Qua trao đổi trực tiếp với CBGV các nhà trường chúng tôi được biết, trên thực tế một số trường chưa chú trọng tổ chức các hoạt động lao động cho trẻ, trong sinh hoạt hàng ngày chưa chú trọng đến việc rèn ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ trong các hoạt động vui chơi, lao động.

Như vậy, qua khảo sát cho thấy: trong những năm vừa qua các trường mầm non thành phố Cẩm Phả đã quan tâm đến việc đổi mới các hình thức phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi. Tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được sự đổi mới không ngừng của giáo dục mầm non, cần tập trung đi sâu 2 nội dung phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động lao động, qua sinh hoạt hàng ngày và phát triển ngôn ngữ thông qua hoạt động vui chơi, dạo chơi tham quan. Do đó, trong thời gian tới CBQL các nhà trường cần quan tâm hơn nữa để hoạt động phát triển ngôn ngữ có nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sáng tạo hơn nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.

2.3.3.3. Thực trạng kết quả tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả

Thực tế cho thấy việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cảm Phả vào trong quá trình dạy và học trong nhà trường trong năm học vừa qua đã giúp trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động học tập hơn. Trẻ phát âm đúng, to, rõ ràng, mạch lạc, Trẻ sử dụng từ ngữ linh hoạt, phong phú trong

giao tiếp. Trẻ biết sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trong kể chuyện sáng tạo và kể chuyện theo trí nhớ. Trẻ biết đọc thơ diễn cảm, trẻ mạnh dạn trả lời câu hỏi của giáo viên cùng với đó trẻ tự tin trong giao tiếp với mọi người xung quanh. Kết quả sau một năm áp dụng các biện pháp mà tác giả đề xuất ở chương 3 của đề tài, cụ thể như sau:

Bảng 2.11. Thực trạng kết quả hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các

trường mầm non thành phố Cảm Phả

(Kết quả khảo sát tại 4 trường trong năm học 2018- 2019 với 516 trẻ lớp 5-6 tuổi)

TT Nội dung Đầu năm (516 trẻ) Cuối năm (516 trẻ)

Đạt Chưa đạt Đạt Chưa đạt 1 Trẻ phát âm đúng, to, rõ ràng, mạch lạc. 165 (32%) 351 (68%) 496 (96.1%) 20 (3.9%) 2 Trẻ tự tin sử dụng linh hoạt từ ngữ trong giao tiếp với mọi người xung quanh. 146 (28.3%) 370 (71.7%) 490 (95%) 26 (5%) 3 Trẻ sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trong kể chuyện sáng tạo và kể chuyện theo trí nhớ. 138 (26.7%) 378 (73.3%) 500 (96.9%) 16 (3.1%) 4 Trẻ đọc thơ diễn cảm 212 (41.1%) 304 (58.9%) 500 (96.9%) 16 (3.1%) 5

Trẻ biết đặt các câu hỏi giải thích, phỏng đoán, suy luận 135 (26.2%) 381 (73.8%) 495 (96%) 21 (4%)

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)