8. Cấu trúc luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục của trẻ mẫu giáo 5-
1.5.1. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Đội ngũ CBQL, GV là nhân tố quyết định ảnh hưởng lớn đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi nói riêng. Tuy
nhiên, thực tế cho thấy, đội ngũ GV ở bậc học mầm non còn thiếu về số lượng, chất lượng chưa đồng đều, chưa đáp ứng được yêu cầu của giáo dục mầm non hiện nay. Chất lượng GV đang công tác ở bậc mầm non cũng đang tồn tại nhiều điểm bất cập như: chậm đổi mới phương pháp dạy học và chăm sóc trẻ để đáp ứng được yêu cầu của chương trình GDMN mới; thiếu cập nhật thông tin, bồi dưỡng, nâng cao trình độ.
Một trong số những nguyên nhân dẫn đến tình trạng giáo viên ở bậc học mầm non thiếu về số lượng, bất cập về chất lượng là do chế độ chính sách đãi ngộ đối với GV và cán bộ QLGD mầm non còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa tạo ra được động lực để GV rèn luyện về phẩm chất, nâng cao năng lực chăm sóc trẻ. Để nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên mầm non, đảm bảo chất lượng và số lượng nhằm thực hiện chương trình GDMN mới, hệ thống các phòng GD&ĐT, sở GD&ĐT cần quản lý tốt hơn chất lượng GV theo chuẩn nghề nghiệp GV mầm non. Khuyến khích GV tự học tập, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tu dưỡng đạo đức nhà giáo. Bảo đảm không có GV mầm non nào vi phạm đạo đức nhà giáo, kiên quyết loại bỏ những hành vi bạo hành đối với trẻ mầm non.
1.5.2. Chương trình, nội dung giáo dục mầm non
Chương trình GDMN ban hành năm 2016 được xây dựng trên cơ sở kế thừa những thành tựu về lý luận và thực tiễn trong phát triển GDMN Việt Nam và tiếp cận những xu hướng tiên tiến trong GDMN của các nước trong khu vực và trên thế giới. Thể hiện được quan điểm của GDMN là giáo dục toàn diện, tích hợp và lấy trẻ làm trung tâm.
Do vậy, trong những năm qua, các địa phương đã quan tâm chăm lo giáo dục cho trẻ, nâng cao chất lượng đội ngũ, bố trí đủ giáo viên, tăng cường cơ sở vật chất và nâng cao quản lý chuyên môn để triển khai thực hiện một cách chất lượng chương trình GDMN.
Tuy nhiên, qua thực tế cho thấy chương trình GDMN hiện hành còn gặp một số bất cập, cần phải chỉnh sửa để giải quyết một số vấn đề trong thực tiễn như nội dung giáo dục trong chương trình khung quá cụ thể, chi tiết dẫn đến nhiều giáo viên thiếu tính sáng tạo trong việc xây dựng nội dung giáo dục cho trẻ, không dựa trên khả năng, năng lực của học sinh và đặc điểm địa phương; phương pháp giáo dục còn bó hẹp
trong các phương pháp truyền thống; thời gian thực hiện chế độ sinh hoạt một ngày của trẻ hiện nay đang nhiều hơn số giờ lao động của giáo viên theo Luật lao động.
Do vậy để đáp ứng cho yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay, đặc biệt là ở bậc học mầm non, chương trình GDMN cần bổ sung những nội dung giáo dục về tin học, ngoại ngữ; có những điều chỉnh về chế độ chính sách và cơ chế thực hiện thúc đẩy phát triển khối nhà trẻ; rà soát, xem xét lược bỏ các nội dung quá cụ thể, chi tiết dẫn đến giáo viên triển khai dễ bị khuôn mẫu, cứng nhắc.
1.5.3. Quy chế, văn bản quy định liên quan giáo dục mầm non
Hiện nay, thực hiện theo Thông tư liên tịch số 06/2015/TTLT – BGDĐT – BNV, quy định 2,5 GV trên nhóm trẻ, 2,2 GV trên lớp mầu giáo; tuy nhiên thực tế tại các trường mầm non số trẻ/nhóm lớp thường lớn hơn so với qui định, một phần do tăng dân số cơ học, một phần do cơ sở vật chất nhà trường không đáp ứng đủ (đặc biệt là các trường ở thành thị), vì thế áp lực với giáo viên của từng nhóm, lớp là rất lớn. Đây là một nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ tại các nhà trường, đặc biệt là công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Do vậy, ngành giáo dục cùng các ban ngành liên quan cần quan tâm hơn nữa tới công tác thực hiện định mức biên chế sự nghiệp trong các cơ sở GD mầm non công lập, nhằm giúp GV yên tâm công tác, gắn bó lâu dài với nghề. Mỗi địa phương, mỗi nhà trường cần xác định nhu cầu GV, lập kế hoạch đào tạo phù hợp với tình hình thực tế.
1.5.4. Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mầm non
Trẻ ở tuổi mầm non có những cấu tạo tâm lí đặc trưng của con người đã được hình thành trước khi tới trường vẫn tiếp tục phát triển mạnh, những chức năng đó sẽ được phát triển về mọi phương diện của hoạt động tâm lý để hoàn thành việc xây dựng những cơ sở ban đầu về nhân cách của con người.
Ở lứa tuổi này trẻ đã có thể nắm bắt được thái độ của những người xung quanh và nguyên nhân của những hành động, trẻ đã bắt đầu mở rộng các mối quan hệ trong xã hội như (với bạn bè, họ hàng, thầy cô giáo), muốn khám phá thế giới xung quanh,… Vì thế thầy cô trong nhà trường và cha mẹ của trẻ ở nhà phải là những tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Với đặc điểm tâm sinh lý như vậy đây là một yếu tố quan trọng khi triển khai phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
1.5.5. Điều kiện cơ sở vật chất, phương tiện giáo dục nhà trường
Theo Điều lệ trường mầm non, diện tích m2 /trẻ phải đạt từ 1,2 đến 1,5m2
nhưng trên thực tế rất ít trường đạt được tỷ lệ chuẩn m2/trẻ do vẫn còn tình trạng thiếu trường, thiếu lớp. Số trẻ quá đông trên một lớp cũng ảnh hưởng nhiều tới việc thực hiện tiếp cận cá nhân trẻ theo phương pháp GDMN mới. Với trẻ nhà trẻ hoạt động chủ đạo là hoạt động với đồ vật, trẻ mẫu giáo hoạt động chủ đạo là vui chơi vì vậy đồ dùng, đồ chơi đối với trẻ mầm non là rất quan trọng đặc biệt đồ chơi, đồ dùng có vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho trẻ như đã phân tích ở trên. Với một trường mầm non muốn thực hiện tốt hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 - 6 tuổi phải có cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi theo danh mục tối thiểu Bộ GD&ĐT quy định thì mới đảm bảo điều kiện thực hiện chương trình. Điều quan trọng nhất là việc quản lý chỉ đạo giáo viên tận dụng điều kiện CSVC, sử dụng có hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, CNTT, ngoại ngữ như thế nào khi thực hiện công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Chương trình GDMN mới cũng là một định hướng để các nhà trường, địa phương từng bước tăng cường đầu tư trang thiết bị GD, tài liệu, học liệu, phương tiện cho việc chăm sóc và giáo dục trẻ nói chung và phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Và đây là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến biện pháp quản lý các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non.
1.5.6. Công tác phối hợp của nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội địa phương trong tổ chức phát triển ngôn ngữ cho trẻ
Sự phát phối hợp giữa nhà trường với gia đình và các tổ chức đoàn thể ở địa phương có nhiều ảnh hưởng lớn đến công tác tổ chức triển ngôn ngữ cho trẻ. Giáo dục Mầm non phụ thuộc rất nhiều vào công tác xã hội hóa giáo dục. Nguồn tài chính, tài sản của các trường MN thu được từ 3 nguồn chính: Ngân sách nhà nước, cha mẹ và chính quyền địa phương. Ngoài ra điều kiện phát triển kinh tế còn quyết định mức sống của người dân và đó là nền tảng để triển ngôn ngữ cho trẻ.
Để tổ chức tốt hoạt động triển ngôn ngữ cho trẻ rất cần sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các tổ chức xã hội ở địa phương, một mặt nó tạo ra sự thống nhất trong công tác triển ngôn ngữ cho trẻ, mặt khác nó phát huy thế mạnh giáo dục gia đình và nhà trường trong triển ngôn ngữ cho trẻ.
Tiểu kết chương 1
Giáo dục mầm non là sự nghiệp cả toàn ngành GD&ĐT và của toàn xã hội mà đội ngũ CBQL trong các cơ sở GDMN đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và chất lượng phát triển ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Nếu đội ngũ CBQL còn những hạn chế về trình độ năng lực, nghiệp vụ quản lý thì sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đồng thời khó khăn trong việc khai thác sức mạnh của cộng đồng trong việc chung tay giúp sức thực hiện nhiệm vụ được giao.
Vì vậy việc nâng cao năng lực quản lý đồng thời phải bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho đội ngũ CBQL trường mầm non vừa là một nhiệm vụ phải làm thường xuyên, liên tục của các cấp quản lý GD, vừa là biện pháp quan trọng để hiện thực hóa những mục tiêu đổi mới của GDMN.
HT trường mầm non phải đảm đương một trách nhiệm hết sức nặng nề, không chỉ chăm lo đến sự ổn định của nhà trường mà còn là hạt nhân của sự đổi mới, đảm bảo cho nhà trường luôn ở thế cân bằng động so với môi trường xã hội. HT không chỉ quản lý tốt mọi hoạt động trong trường mà còn xây dựng mối quan hệ tích cực giữa nhà trường với cộng đồng xã hội, tạo môi trường, điều kiện thuận lợi cho sự phát triển bền vững. Hiệu quả quản lý trường mầm non được đánh giá bằng kết quả thực hiện các mục tiêu quản lý và kết quả đó cũng là thước đo năng lực thực hiện nhiệm vụ của người HT. Nếu không có nghiệp vụ quản lý thì HT trường MN không thể hoàn thành được nhiệm vụ của mình và những mục tiêu đề ra cũng khó có thể trở thành hiện thực. Chính vì vậy việc bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý bằng cách tăng cường các biện pháp quản lý chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, đặc biệt là công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi cho HT các trường MN là nhân tố chủ yếu quyết định hiệu quả quản lý nâng cao chất lượng của nhà trường.
Trên đây là những cơ sở lý luận cơ bản để tiến hành điều tra nghiên cứu thực trạng và đề xuất biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của Hiệu trưởng các trường mầm non thành phố Cẩm Phả tỉnh Quảng Ninh.
Chương 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI THEO HƯỚNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ
LÀM TRUNG TÂM TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ CẨM PHẢ, TỈNH QUẢNG NINH
2.1. Khái quát về kinh tế - xã hội và giáo dục của thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh