8. Cấu trúc luận văn
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổ
2.4.1. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu
thành phố Cẩm Phả
Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có xây dựng kế hoạch, chương trình tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng
giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý.
Xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, phải căn cứ vào nhiệm vụ năm học, điều kiện cụ thể của nhà trường, địa phương đó là cơ sở để xây dựng kế hoạch một cách khoa học và có chất lượng. Vậy việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả được thực hiện như thế nào, tác giả tiến hành khảo sát và trao đổi trực tiếp với CBGV các nhà trường, kết quả cụ thể như sau:
Bảng 2.12. Thực trạng xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
ở các trường mầmnon thành phố Cẩm Phả
Nội dung
Mức độ thực hiện
Làm tốt Tương đối tốt Chưa tốt
SL % SL % SL %
Xác định mục tiêu, nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ
34 85 6 15 0 0
Xác định đối tượng của
hoạt động 34 85 6 15 0 0 Xây dựng nguồn lực phục vụ cho hoạt động 28 70 12 30 0 0 Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển ngôn ngữ 26 65 14 35 0 0 Chỉ đạo tổ trưởng tổ chuyên môn mẫu giáo và giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi xây dựng kế hoạch của tổ, của lớp
Kết quả khảo sát cho thấy: 100% CBGV các nhà trường đều xác nhận CBQL đã thực hiện các nội dung xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở mức độ tốt và tương đối tốt,, không có ý kiến nào đánh giá là CBQL thực hiện chưa tốt việc xây dựng kế hoạch, tuy nhiên mức độ đánh giá có sự chênh lệch, cụ thể như sau:
Với nội dung “Chỉ đạo tổ trưởng tổ chuyên môn mẫu giáo và giáo viên dạy lớp mẫu giáo 5-6 tuổi xây dựng kế hoạch của tổ, của lớp”, được các khách thể đánh giá CBQL các nhà trường đã thực hiện ở mức tốt cao nhất với 90% và 10% ý kiến đánh giá ở mức tương đối tốt. Với nội dung “Xác định mục tiêu, nội dung hoạt động phát triển ngôn ngữ” và “Xác định đối tượng của hoạt động” được 85% số ý kiến được hỏi đánh giá CBQL các nhà trường đã làm tốt. Với nội dung “Xây dựng nguồn lực phục vụ cho hoạt động” được 70% ý kiến đánh giá CBQL đã làm tốt và 30% ý kiến cho rằng CBQL mới chỉ thực hiện ở tương đối tốt, cuối cùng với nội dung “Xây dựng lộ trình tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển ngôn ngữ” được các khách thể đánh giá mức thực hiện tốt thấp nhất trong các nội dung với 65% ý kiến và không có ý kiến nào đánh giá CBQL các nhà trường thực hiện chưa tốt.
Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng việc xây dựng kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các nhà trường, chúng tôi tiến hành phỏn vấn trực tiếp cô giáo Trần Thị H là một CBQL, cô cho biết: “Trong những năm qua các nhà trường đã xây dựng được kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm bám sát văn bản chỉ đạo của các cấp và cụ thể hóa phù hợp với tình hình thực tế địa phương. Tuy nhiên một số trường chưa
xây dựng được lộ trình kế hoạch phát triển lâu dài mang tính chiến lược”. Điều này
thể hiện tương quan kết quả đánh giá của CBGV các nhà trường được khảo sát.
2.4.2. Thực trạng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành