Thực trạng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 63 - 67)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổ

2.4.2. Thực trạng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-

phố Cẩm Phả

Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm

non thành phố Cẩm Phả, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV các nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.13. Thực trạng tổ chức hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả

Nội dung

Mức độ thực hiện

Làm tốt Tương đối tốt Chưa tốt

SL % SL % SL % Tổ chức cho CBGV học tập về nhiệm vụ năm học, kế hoạch phát triển cấp học 29 72.5 11 27.5 0 0 Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn và giáo viên thống nhất về mẫu kế hoạch HĐPTNN một cách chi tiết

32 80 8 20 0 0

Hiệu trưởng duyệt kế hoạch phát triển ngôn ngữ tại Phòng GD vào tuần 1 tháng 9.

27 67.5 13 32.5 0 0

Thường xuyên kiểm tra, đánh giá, rút kinh nghiệm việc thực hiện kế hoạch đã xây dựng

24 60 16 40 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy: 100% CBGV các nhà trường đều xác nhận CBQL đã thực hiện các nội dung tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở mức độ tốt và tương đối tốt, không có ý kiến nào đánh giá là CBQL thực hiện chưa tốt việc tổ chức thực hiện kế hoạch, tuy nhiên mức độ đánh giá có sự khác nhau giữa các nội dung, cụ thể như sau:

Với nội dung “Chỉ đạo tổ trưởng chuyên môn và giáo viên thống nhất về mẫu kế hoạch HĐPTNN một cách chi tiết” được 80% ý kiến được hỏi đánh giá CBQL nhà trường đã thực hiện tốt và có 20% ý kiến cho rằng họ mới chỉ thực hiện ở mức tương đối tốt. Với nội dung “Tổ chức cho CBGV học tập về nhiệm vụ năm học, kế hoạch phát triển cấp học” được đánh giá mức độ thực hiện tốt thứ hai với 72.5% ý kiến đánh giá. Với nội dung “Hiệu trưởng duyệt kế hoạch phát triển ngôn ngữ tại Phòng GD vào tuần 1 tháng 9” được 67.5% ý kiến đánh giá CBQL nhà trường thực hiện tốt, qua trao đổi trực tiếp với cô giáo Nguyễn Thị H, cô cho biết nội dung này cơ bản các nhà trường đã thực hiện tốt, tuy nhiên còn một số CBQL do yếu tố khách quan là bận mải công việc của nhà trường hoặc do còn tham gia các hoạt động khác của địa phương nên đôi khi chưa đáp ứng kịp thời về công tác báo cáo với Phòng GD. Cũng với ý kiến trên cho rằng việc kiểm tra, giám sát thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các nhà trường của CBQL chưa được thường xuyên liên tục, điều này phần nào tương quan với đánh giá của CBGV các nhà trường về nội dung này với 60% ý kiến đánh giá CBQL các nhà trường thực hiện tốt và 40% ý kiến đánh giá ở mức tương đối tốt. Thực trạng trên đặt ra cho CBQL các nhà trường cần làm tốt hơn nữa công tác báo cáo và theo dõi giám sát, tổ chức rút kinh nghiệm việc thực hiện tổ chức các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm của CBGV các nhà trường mầm non thành phố Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.4.3. Thực trạng chỉ đạo hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả

Để tìm hiểu thực trạng công tác chỉ đạo thực hiện các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV các nhà trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.14. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm

non thành phố Cẩm Phả

Nội dung

Mức độ thực hiện

Làm tốt Tương đối tốt Chưa tốt

SL % SL % SL %

Chỉ đạo CBGV đổi mới

phương pháp dạy học 30 75 10 25 0 0

Chỉ đạo công tác bồi

dưỡng chính trị tư tưởng 27 67.5 13 32.5 0 0 Chỉ đạo công tác bồi

dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm

30 75 10 25 0 0

Chỉ đạo công tác thực hiện các chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm

25 62.5 15 37.5 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy: 100% CBGV các nhà trường đều xác nhận CBQL đã thực hiện công tác chỉ đạo thực hiện các hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở mức độ tốt và tương đối tốt, không có ý kiến nào đánh giá là CBQL thực hiện chưa tốt việc chỉ đạo thực hiện kế hoạch, tuy nhiên mức độ đánh giá có sự khác nhau giữa các nội dung, cụ thể như sau:

Với nội dung “Chỉ đạo CBGV đổi mới phương pháp dạy học” và nội dung “Chỉ đạo công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm” cùng được 75% ý kiến được hỏi đánh giá CBQL nhà trường đã thực hiện tốt và có 25% ý kiến cho rằng họ mới chỉ thực hiện ở mức tương đối tốt. Với nội dung “Chỉ đạo công tác

bồi dưỡng chính trị tư tưởng” được đánh giá mức độ thực hiện tốt thứ ba với 67.5% ý kiến đánh giá tốt và 32.5% ý kiến đánh giá ở mức tương đối tốt. Với nội dung “Chỉ đạo công tác thực hiện các chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” được 62.5% ý kiến đánh giá CBQL nhà trường thực hiện tốt và không có ý kiến nào đánh giá CBQL nhà trường chỉ đạo hoạt động này không tốt. Để tìm hiểu sâu hơn về thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả, chúng tôi tiến hành phỏng vấn cô Trần Thị L - tổ trưởng chuyên môn của nhà trường trên địa bàn khảo sát, cô cho biết: Về cơ bản các hoạt động này CBQL nhà trường đã có thực hiện và cũng sát sao trong việc chỉ đạo thực hiện, tuy nhiên đôi khi do các yếu tố chủ quan và khách quan mà CBQL chưa sâu sát trong chỉ đạo, cụ thể với việc chỉ đạo thực thực hiện các chuyên đề phát triển ngôn ngữ cho trẻ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, có một số trường do điều kiện giáo viên ít do vậy chưa sắp xếp được thời gian để giáo viên tham gia các chuyên đề hoặc có những trường do cơ sở vật chất, kinh phí của nhà trường chưa đủ đáp ứng cho việc thực hiện các chuyên đề, do vậy CBQL nhà trường đôi khi cũng lực bất tòng tâm.

Như vậy, qua kết quả khảo sát trên cho thấy, trong thời gian tới các nhà trường cần tăng cường các nguồn lực, tham mưu với các cấp quản lý và tăng cường công tác xã hội hóa giáo dục để có thể đáp ứng đủ nhu cầu về đội ngũ, nguồn kinh phí, cơ sở vật chất,… đáp ứng cho nhu cầu chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và công tác phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố Cẩm Phả nói riêng.

2.4.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở các trường mầm non thành phố cẩm phả, tỉnh quảng ninh​ (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)