8. Cấu trúc luận văn
1.4. Quản lí hoạt động phát triển ngôn ngữ của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng
1.4.2. Xây dựng kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-
Kế hoạch là một chức năng quan trọng của công tác quản lý trường mầm non. Chất lượng của kế hoạch và hiệu quả thực hiện kế hoạch quyết định chất lượng hiệu quả của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ. Trên cơ sở phương hướng nhiệm vụ năm học của ngành, tình hình cụ thể của trường để phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non có hiệu quả, Hiệu trưởng cần:
- Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch của nhóm lớp, giúp họ biết xác định mục tiêu, nhiệm vụ đúng đắn, đề ra các biện pháp rõ ràng, hợp lý và các điều kiện để đạt được mục tiêu đề ra.
- Đối với kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch của nhóm lớp: Bao gồm kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, hiệu trưởng cần có sự chỉ đạo cụ thể về nội dung, quy trình xây dựng kế hoạch cho giáo viên, cụ thể: Khi xây dựng kế hoạch phải cụ thể hóa trên cơ sở mục tiêu đã đặt ra để có kế hoạch cụ thể phù hợp với từng loại họat động như: hoạt động
phát triển khả năng nghe và nói; hoạt động kể chuyện, đọc thơ, đồng dao, ca dao, tục ngữ; trò chơi đóng kịch; kể chuyện sáng tạo; chuẩn bị cho việc học đọc, học viết. Các nội dung phát triển ngôn ngữ được xây dựng dựa trên đặc điểm, khả năng nhận thức của trẻ, theo chương trình giáo dục mầm non của Bộ Giáo dục và Đào tạo, theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, theo đặc điểm tình hình địa phương.
- Việc chỉ đạo việc thực hiện xây dựng kế hoạch của tổ chuyên môn và kế hoạch nhóm, lớp đòi hỏi người hiệu trưởng cần phải thực hiện các biện pháp sau:
+ Triển khai các văn bản, chỉ thị, yêu cầu của ngành đến giáo viên, và giao nhiệm vụ cụ thể cho từng bộ phận, từng cá nhân phấn đấu.
+ Hướng dẫn giáo viên, các bộ phận trong trường làm kế hoạch và duyệt kế hoạch với họ, giúp giáo viên nắm chắc kế hoạch phân phối nội dung chương trình.
+ Hướng dẫn xây dựng kế hoạch mẫu.
+ Xác định cách thức thực hiện như; kiểm tra ngày giờ công, kỷ cương nề nếp dạy học, kiểm tra việc thực hiện chương trình thông qua thời gian biểu, thăm lớp dự giờ.
+ Kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường để phát động các phong trào thi đua khuyến khích chủ động tích cực sáng tạo của mỗi thành viên nhằm đạt được kế hoạch đề ra.
+ Xây dựng chuẩn phương pháp đánh giá việc thực hiện kế hoạch.
+ Phối hợp chặt chẽ giữa các bộ phận, tổ, cá nhân và các đoàn thể bên ngoài nhà trường, nhằm huy động các nguồn lực để hoàn thành các nhiệm vụ trong năm học.
+ Cần tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi trong năm học.
Chính vì thế việc chỉ đạo xây dựng kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm phải đảm bảo chất lượng và có khả năng thực thi là một yêu cầu bắt buộc đối với người hiệu trưởng. Tất cả các kế hoạch đó đều được thống nhất với nội dung kế hoạch giáo dục chung của nhà trường, đảm bảo khả năng phối hợp cao giữa các bộ phận, để cùng thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ của nhà trường. Kế hoạch xây dựng đều phải được hiệu trưởng phê duyệt trước khi thực hiện.
1.4.3. Tổ chức hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm ở trường mầm non