8. Cấu trúc của luận văn
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2.1. Tính cần thiết
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải hƣớng tới việc triển đội ngũ giáo viên ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Phát triển ĐNGV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau theo hƣớng đảm bảo đủ về số lƣợng, đạt chuẩn về chất lƣợng và đồng bộ về cơ cấu; nâng cao chất lƣợng ĐNGV, đáp ứng nhu cầu đổi mới GD&ĐT hiện nay, tạo bƣớc phát triển về đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc.
Nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực sƣ phạm cho ĐNGV các trƣờng THPT, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động về giảng dạy và giáo dục để thực hiện mục tiêu phát triển GD&ĐT, đặc biệt là quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.
3.2.2. Tính khả thi
Các biện pháp đƣợc đề xuất dựa trên thực trạng phát triển ĐNGV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau. Các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề tồn tại, hạn chế trong thực tiễn quản lí, phát
triển ĐNGV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau. Vì vậy, đề tài phải tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, thông qua đó các cấp quản lí có thể căn cứ vận dụng vào thực tiễn, góp phần phát triển nâng cao chất lƣợng ĐNGV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau.
3.2.3. Tính kế thừa
Phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT là vấn đề mang tính kế thừa. Vì thế, cần xem xét tổng thể, toàn diện các mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố. Cụ thể, sẽ xem xét mối tƣơng quan yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ với chức trách; Yêu cầu về cơ cấu độ tuổi với sự kế thừa và phát triển, cũng nhƣ giữa kinh nghiệm và khả năng sƣ phạm, năng động; giữa các bộ môn trong đội ngũ CBQL; giữa nhu cầu xã hội với nguồn lực vật chất, tài chính.
Các biện pháp phải đƣợc đặt trong hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trong chiến lƣợc phát triển giáo dục của cả nƣớc nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Các biện pháp phát triển nằm trong hệ thống quản lý trƣờng học, quản lý tập thể sƣ phạm.
3.2.4. Tính hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL trƣờng THPT trên các bình diện cơ cấu, giới tính, độ tuổi, năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBQL. Nhƣ vậy, nhờ phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT mà chất lƣợng đội ngũ đƣợc nâng cao hơn, họ có khả năng vận dụng tốt những kiến thức QL nắm bắt đƣợc vào thực tiễn công tác QL, làm cho hiệu quả QL đạt đƣợc ngày càng cao hơn.
Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là các điều kiện về cơ sở vật chất, tâm lý, tập quán...tại địa phƣơng. Mặt khác các định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến sự phát triển GD&ĐT, đồng thời chi phối sự phát triển ĐNGV, nên các biện pháp phải có tính đón đầu, với mục tiêu phát triển ĐNGV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau cả về số lƣợng và chất lƣợng. Các biện pháp đƣa ra phải xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết những vấn đề còn tồn tại nhằm góp phần cải tạo thực tiễn đồng thời phải tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc, của Bộ GD&ĐT.
3.2.5. Tính đồng bộ
Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và của ngành giáo dục, đào tạo nói riêng trên địa bàn thành phố Cà Mau. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đƣợc đề xuất phải hƣớng vào việc phát triển ĐNGV ổn định về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng, gắn chất lƣợng ĐNGV với đổi mới giáo dục, thực
hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông mới. Khi đề xuất các giải pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV các trƣờng THPT nói riêng, đồng thời phải căn cứ tình hình phát triển kinh tế, xã hội địa phƣơng. Các biện pháp đề xuất khi triển khai thực hiện phải có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, h trợ cho nhau, có ảnh hƣởng tốt lẫn nhau, tăng tính hiệu quả cho nhau. Tính đồng bộ của các biện pháp sẽ làm tăng tính hiệu quả của từng biện pháp và đảm bảo sự thành công của tiến trình nâng cao chất lƣợng ĐNGV các trƣờng THPT.
3.2.6. Đảm bảo sự lãnh đạo của chủ thể Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và sự triển khai của Hiệu trưởng sự triển khai của Hiệu trưởng
Theo quy định về phân cấp công tác tuyển dụng là thuộc thẩm quyền của thể Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tham mƣu với UBND Tỉnh , việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên thuộc thẩm quyền của hiệu trƣởng. Sở Giáo dục và Đào tạo cần định hƣớng chỉ đạo để các đơn vị có kế hoạch bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trƣờng và năng lực của m i ngƣời.