Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 46 - 48)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng trung học phổ

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Chủ trương của Đảng và chủ trương của Nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên

Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, GD&ĐT phải được coi là quốc sách hàng đầu”. Điều này đƣợc hiểu là: “Nói giáo dục là quốc sách hàng đầu có nghĩa là giáo dục phải được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách quốc gia” [34].

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ phát triển đã trở thành quan điểm phổ biến trong việc hoạch định chính sách của Đảng và chính quyền các cấp. “Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [3].

Về đổi mới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII đã nêu: “Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQL giáo dục. Sử dụng GV đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học” [35].

Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010, trong phần mục tiêu chung đã xác định: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy-học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục” [3].

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”, mục tiêu tổng quát nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước”.

1.5.1.2. Ch đạo cấp trên

Các cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nƣớc, của ngành: cơ chế, chính sách quản lý của Nhà nƣớc, quản lý ngành thể hiện ra qua hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật. Hệ thống các văn bản này nếu không đầy đủ, đồng bộ hoặc bị chồng chéo, mâu thuẫn triệt tiêu lẫn nhau sẽ gây rất nhiều khó khăn cho địa phƣơng trong công tác phát triển ĐNGV. Đặc biệt một điều thƣờng thấy là các văn bản đƣợc ban hành để giải quyết các hiện tƣợng của thực tiễn, nghĩa là nó ra đời sau thực tiễn, vì vậy rất dễ xảy ra

tình trạng văn bản bị lạc hậu so với thực tiễn. Điều này ảnh hƣởng đặc biệt nhạy cảm với công tác quản lý GV vì đây là việc quản lý những con ngƣời có tri thức cao so với mặt bằng dân trí.

Công tác chỉ đạo của Sở GD&ĐT hết sức quan trọng. Cần tổ chức triển khai chƣơng trình giáo dục phổ thông mới đến tất cả CBQL, ĐNGV cho các đơn vị trƣờng THPT trong tỉnh, để chuẩn bị ĐNGV thực hiện chƣơng giáo dục phổ thông mới sẽ triển khai trong thời gian tới.

Việc dự báo, xác định nhu cầu ĐNGV theo theo yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông là việc làm rất cần thiết, cho nên phải có sự chỉ đạo thống nhất đồng bộ, kịp thời từ các đơn vị trƣờng đến sở và UBND Tỉnh để khi triển khai có đủ số lƣợng GV theo qui định, hạn chế đến mức thấp nhất việc thừa thiếu cục bộ hoặc trƣờng hợp có môn học nhƣng không có GV để phân công. Rà soát đội ngũ GV hiện có để xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV đáp ứng yêu cầu việc thực hiện chƣơng giáo dục phổ thông mới .

Đầu tƣ, xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị đầy đủ cho các đơn vị trƣờng học.

1.5.1.3. Chính sách đãi ngộ đối với ĐNGV

Đảng và Nhà nƣớc đã từng bƣớc hoàn thiện chính sách đãi ngộ trong lĩnh vực giáo dục phổ thông. Nghị quyết TW khóa VIII nhấn mạnh: “đầu tƣ cho giáo dục – đào tạo là đầu tƣ cho phát triển”, thực hiện chính sách ƣu tiên, ƣu đãi đối với GDĐT, đặc biệt là đầu tƣ và chính sách tiền lƣơng, lƣơng giáo viên đƣợc xếp cao trong hệ thống thang bậc lƣợng hành chính sự nghiệp và có thêm phụ cấp tùy tính chất và mức độ công việc.

Hiện nay các chính sách về đãi ngộ chƣa đƣợc tƣơng xứng, vì vậy việc duy trì và phát triển đội ngũ giáo viên ở v ng sâu, v ng khó khăn đủ về số lƣợng và chất lƣợng trong giai đoạn hiện nay là vô c ng khó khăn. Hiện tƣợng có nhiều giáo viên xin chuyển v ng sâu, v ng khó khăn về các vùng thuận lợi, về các Ban ngành khác. Những giáo viên chuyển đi lại là những giáo viên có trình độ, năng lực và kinh nghiệm. Điều đó gây ảnh hƣởng không nhỏ đến việc xây dựng phát triển đội ngũ GV của các địa phƣơng v ng sâu, v ng xa.

Trong điều kiện cơ chế, chính sách của nhà nƣớc chƣa đầy đủ, thiếu đồng bộ, còn chồng ch o anh hƣởng đến công tác phát triển đội ngũ giáo viên. Nếu các trƣờng THPT biết tranh thủ các nguồn đầu tƣ, tổ chức hợp lý, sử dụng hiệu quả các nguồn lực tài chính, xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ, các quy chế tuyển dụng sử dụng, đào tạo và bồi dƣỡng phù hợp sẽ tạo động lực cho đội ngũ cán bộ giáo viên tích cực tự giác tham gia góp phần vào sự phát triển đội ngũ nhà trƣờng.

1.5.1.4. Các yếu tố xã hội

Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát triển của KH & CN, phát triển của kinh tế thị trƣờng, kinh tế tri thức là những đặc điểm mang tính xu thế tất yếu của thời đại. Các đặc điểm đó có ảnh hƣởng đến mọi hoạt động của xã hội, trong đó có giáo dục. Vì vậy, đổi mới và hội nhập quốc tế về giáo dục là vấn đề cấp thiết hiện nay, trong đó có giáo dục phổ thông. Từ đó yêu cầu phải nâng cao chất lƣợng giáo dục, trong đó có chất lƣợng nguồn nhân lực giáo dục mà đặc biệt là ĐNGV. Bên cạnh sự quan tâm của Đảng, Nhà nƣớc, các cấp, các ngành, ... thì bản thân m i GV đều phải tự đào tạo và tự đào tạo lại nhằm làm cho kĩ năng tay nghề, khả năng chuyên môn phát triển ngang tầm với yêu cầu của xã hội, của khu vực và quốc tế.

Hiện nay, thành tựu khoa học và công nghệ phát triển vƣợt bậc góp phần phát triển kinh tế, văn hóa xã hội ở các nƣớc trên thế giới trong đó có Việt Nam. Điều này đòi hỏi lực lƣợng lao động phải tăng nhanh chóng cả về số lƣợng lẫn chất lƣợng. Tất yếu, nhu cầu này tác động mạnh đến ngành giáo dục trong đó có giáo dục phổ thông. Thực trạng này đã tác động không ít đến sự phát triển ĐNGV.

Thực tế cho thấy điều kiện tự nhiên, KT-XH có ảnh hƣởng rất lớn để sự phát triển ĐNGV. Nếu địa phƣơng nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thì tạo điều kiện tốt cho sự phát triển KT- XH, từ đó thúc đẩy phát triển giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ĐNGV, dễ thu hút đƣợc ĐNGV giỏi về công tác và ĐNGV cũng an tâm làm việc, gắn bó lâu dài với địa phƣơng đó. Ngƣợc lại, địa phƣơng nào có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, KT-XH khó khăn thì khó thu hút ĐNGV có năng lực về công tác hoặc có tham gia công tác thì cũng không an tâm gắn bó lâu dài dẫn đến sự biến động thƣờng xuyên gây khó khăn cho công tác phát triển ĐNGV.

Điều kiện tự nhiên, KT-XH có ảnh hƣởng rất lớn để sự phát triển ĐNGV. Nếu địa phƣơng nào có điều kiện tự nhiên thuận lợi, thì tạo điều kiện tốt cho sự phát triển KT- XH, từ đó thúc đẩy phát triển giáo dục và tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển ĐNGV, dễ thu hút đƣợc ĐNGV giỏi về công tác và ĐNGV cũng an tâm làm việc, gắn bó lâu dài với địa phƣơng đó. Ngƣợc lại, địa phƣơng nào có điều kiện tự nhiên không thuận lợi, KT-XH khó khăn thì khó thu hút ĐNGV có năng lực về công tác hoặc có tham gia công tác thì cũng không an tâm gắn bó lâu dài dẫn đến sự biến động thƣờng xuyên gây khó khăn cho công tác phát triển ĐNGV.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)