Phát triển và phát triển nguồn nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 25 - 26)

8. Cấu trúc của luận văn

1.2.3. Phát triển và phát triển nguồn nhân lực

Theo Giáo trình triết học Mác - Lênin: “Phát triển là quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn” [4].

- Theo Đại từ điển Tiếng Việt (1998) của Bộ GD & ĐT, Trung tâm ngôn ngữ và văn hóa Việt Nam: “Phát triển là vận động, tiến triển theo chiều hƣớng tăng lên” [8].

- Theo triết học Mac – Lênin: “Trong ph p biện chứng khái niệm phát triển d ng để chỉ quá trình vận động của sự vật hiện tƣợng theo khuynh hƣớng đi lên: từ trình độ thấp đến trình độ cao, từ k m hoàn thiện đến hoàn thiện hơn”. Nhƣ vậy, khái niệm phát triển không đồng nhất với khái niệm “vận động” biến đổi) nói chung; đó không phải là sự biến đổi tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lƣợng hay sự biến đổi tuần hoàn lặp đi lặp lại ở chất cũ mà là sự biến đổi về chất theo hƣớng ngày càng hoàn thiện của sự vật ở những trình độ ngày càng cao hơn [4].

Nhƣ vậy, phát triển là sự vận động, biến đổi theo chiều hƣớng đi lên của mọi sự vật, hiện tƣợng làm cho sự vật hiện tƣợng đó biến đổi từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ k m hoàn thiện đến hoàn thiện hơn; trong đó thể hiện sự vận động của sự vật, hiện tƣợng theo hƣớng thay đổi về lƣợng để hoàn thiện hơn về chất.

Về từ vựng thì phát triển là một động từ, chỉ quá trình biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ đơn giản đến phức tạp, từ ít đến nhiều, từ thấp đến cao, từ h p đến rộng; là một quá trình tăng trƣởng và lớn lên về số lƣợng, biến đổi về chất của một sự vật, hiện tƣợng; phát triển là biểu hiện hàng loạt sự biến đổi kế tiếp của sự vật, hiện tƣợng, làm biến đổi sự vật, hiện tƣợng theo hƣớng hoàn thiện hơn. Hay nói cách khác, phát triển sẽ làm cơ cấu tổ chức, phƣơng thức vận động và chức năng hoạt động của sự vật, hiện tƣợng ngày càng hoàn thiện hơn.

Nguồn nhân lực, còn đƣợc gọi là vốn con ngƣời, đƣợc hiểu là tổng thể các tiềm năng của con ngƣời trong độ tuổi lao động, có thể đƣợc huy động vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc. Theo Phạm Minh Giản (2012), thuật ngữ “phát triển đội ngũ giáo viên” đƣợc hiểu là quá trình cung cấp nguồn nhân lực cần thiết cho sự phát triển KT-XH, sự phát triển của một ngành sản xuất, kinh doanh, một tổ chức, một dân tộc, một đất nƣớc” [15].

Mô hình phát triển nguồn nhân lực của Leonard Nadle Mĩ, 1980) (dẫn theo Phạm Minh Giản (2012) phát triển nguồn nhân lực bao gồm ba cấu phần: (1) Giáo dục

– đào tạo nguồn nhân lực: đào tạo, bồi dƣỡng, tự bồi dƣỡng, (2) Sử dụng nguồn nhân lực: tuyển chọn, bố trí - sử dụng, đánh giá, đề bạt – thuyên chuyển, (3) Tạo môi trƣờng thuận lợi cho nguồn nhân lực phát triển: môi trƣờng làm việc, môi trƣờng pháp lý, các chính sách đãi ngộ.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)