Tầm quan trọng về phát triển đội ngũ giáo viên THPT

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 28 - 30)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Đổi mới giáo dục phổ thông và yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT

1.3.2. Tầm quan trọng về phát triển đội ngũ giáo viên THPT

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hội nhập quốc tế, cách mạng khoa học – công nghệ đạt đến bƣớc thần kỳ, hầu hết các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới đều nhận thức giáo dục và đào tạo trở thành nhân tố vừa là nền tảng, vừa là động lực góp phần quyết định tƣơng lai của m i dân tộc.

Việt Nam Đảng và Nhà nƣớc ta đã khẳng định GD&ĐT là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ cho phát triển, sự nghiệp giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của m i gia đình.

Nhƣ đã trình bày ở trên, đội ngũ giáo viên THPT là lực lƣợng trực tiếp quyết định chất lƣợng dạy học, giáo dục của các trƣờng THPT. Muốn có trò giỏi, chăm ngoan thì trƣớc hết phải có những ngƣời thầy giỏi. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “thầy tốt thì ảnh hƣởng tốt, thầy xấu thì ảnh hƣởng xấu” [11]. Quan điểm xuyên suốt

của Đảng và Nhà nƣớc ta là khẳng định vai trò quyết định của nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lƣợng giáo dục và tầm quan trọng của đội ngũ cán bộ quản lý trong việc điều hành một hệ thống giáo dục đang ngày càng mở rộng và phát triển. Vì vậy, xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, đảm bảo để có đội ngũ giáo viên THPT có chất lƣợng cao, đủ sức mạnh để đảm nhận những trọng trách lớn mà nhà nƣớc và nhân dân giao phó là nhiệm vụ tất yếu, thƣờng xuyên và liên tục của ngành Giáo dục và Đào tạo.

Ngày nay, giáo dục và đào tạo đang diễn ra trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế, thời đại công nghệ 4.0, nhân loại đang chạy đua về trí tuệ, về kinh tề tri thức…Sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc đòi hỏi cấp bách cần phải có những ngƣời mẫu mực trung thành với lý tƣởng cách mạng, có ƣớc mơ hoài bão lớn, giàu lòng yêu nƣớc, có trình độ, phẩm chất tốt, năng lực sáng tạo, kiến thức vững vàng, năng động, thích nghi với đổi mới, có sức đề kháng với cái mới và chấp nhận sự đổi mới. Khâu then chốt trong giáo dục và đào tạo là phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục, tập trung xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên, nhất là giáo viên THPT có chất lƣợng cao cả về số lƣợng, chất lƣợng, đảm bảo về cơ cấu, vị trí việc làm, có đầy đủ tiêu chuẩn về phẩm chất và năng lực theo yêu cầu đổi mới toàn diện giáo dục hiện nay.

Những năm qua, chúng ta đã xây dựng đƣợc đội ngũ nhà giáo ngày càng đông đảo, phần lớn có phẩm chất và năng lực, có ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, đáp ứng yêu cầu cơ bản về đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy nhiên, trƣớc yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục nhằm đáp ứng nhiệm vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế, thị đội ngũ giáo viên THPT vẫn còn nhiều hạn chế và bất cập. Số lƣợng giáo viên còn thiếu nhiều, mất cân đối cơ cấu giáo viên giữa các môn học, chất lƣợng chuyên môn của một số giáo viên còn hạn chế, nhất là năng lực. Riêng đối với đội ngũ giáo viên THPT “hạn chế lớn nhất của giáo viên phổ thông hiện nay vẫn là phƣơng pháp dạy học, phƣơng pháp đánh giá học sinh và việc dạy chƣa đảm bảo học đi đôi với hành. Phƣơng pháp dạy còn nặng về truyền thụ kiến thức, chƣa phát huy tính chủ động và khuyến khích sự vận dụng sáng tạo của học sinh” [Nguyễn Thiện Nhân, Báo cáo về tình hình giáo dục. Hà Nội, tháng 11 năm 2006], “Một bộ phận nhỏ nhà giáo nhận thức còn hạn chế, thiếu gƣơng mẫu, vi phạm đạo đức, lối sống và chuẩn mực của ngƣời thầy, gây bức xúc và lo lắng trong nhân dân”.

Vì lẽ đó, việc xây dựng và phát triển đội ngũ giáo viên nói chung, đội ngũ giáo viên THPT nói riêng một cách toàn diện, đủ về số lƣơng, đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo về chất lƣợng, có bản lĩnh chính trị, lối sống, lƣơng tâm nghề nghiệp tốt để thực hiện

trọng trách mà Đảng và nhân dân giao phó, đào tạo bồi dƣỡng đội ngũ những ngƣời lao động có trình độ cao, có năng lực và phẩm chất tốt để có thể thực hiện việc “đón đầu”, “đi tắt” trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc nhằm rút ngắn thời gian và khoảng cách để đƣa đất nƣớc phát triển và hội nhập sâu rộng chung với các nƣớc trên thế giới.

Chỉ thị số 40/CT-TW, ngày 15/6/2004 của Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng đã khẳng định, xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục một cách toàn diện là nhiệm vụ “vừa đáp ứng yêu cầu trƣớc mắt, vừa mang tính lâu dài”. Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý “phải đƣợc chuẩn hóa, đảm bảo chất lƣợng, đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức lối sống, lƣơng tâm nghề nghiệp”.

Nghị quyết số 37/2004/QH11, ngày 03/12/2004 của Quốc hội về giáo dục cũng nhấn mạnh việc cần thiết phải “tiếp tục xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đủ về số lƣợng, đồng bộ về cơ cấu, đạt chuẩn về trình độ đào tạo,… hoàn thiện cơ chế, chính sách về đào tạo, bồi dƣỡng, sử dụng và tạo điều kiện cho nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục thƣờng xuyên tự học tập để cập nhật kiến thức, nâng cao trình độ, kỹ năng về chuyên môn nghiệp vụ, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục”.

Trong những năm qua toàn ngành giáo dục cả nƣớc đã thực hiện tích cực Chỉ thị 40-CT/TW và Nghị quyết số 37/2004/QH11. Thực hiện tốt cuộc vận động “Hai không” với 4 nội dung trọng tâm: “nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích, nói không với vi phạm đạo đức nhà giáo và việc cho học sinh không đạt chuẩn lên lớp”, tiếp tục cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, “M i thầy cô giáo là một tấm gƣơng về đạo đức, tự học và sáng tạo”, phong trào xây dựng “trƣờng học thân thiện, học sinh tích cực”. Tất cả những việc làm đó thể hiện sự quyết tâm của ngành giáo dục và đào tạo trong việc xây dựng và nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất lƣợng giáo dục, đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)