Những nội dung, yêu cầu đổi mới giáo dục

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Đổi mới giáo dục phổ thông và yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT

1.3.3. Những nội dung, yêu cầu đổi mới giáo dục

Quan điểm chỉ đạo của Đảng ta đã nêu rất rõ trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013, Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: “Phát triển giáo dục và đào tạo là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dƣỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất ngƣời học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trƣờng kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội”.

Nghị quyết số 88/2014/QH13, ngày 28/11/2014 của Quốc hội về đổi mới chƣơng trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Nội dụng đổi mới Nghị quyết xác định rõ: “Mục tiêu giáo dục phổ thông là tập trung phát triển trí tuệ, thể chất, hình thành phẩm chất, năng lực công dân, phát hiện và bồi dƣỡng năng khiếu, định hƣớng nghề nghiệp cho học sinh. Nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, chú trọng giáo dục lý tƣởng, truyền thống văn hóa, lịch sử, đạo đức, lối sống, ngoại ngữ, tin học, năng lực và kỹ năng thực hành, vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển khả năng sáng tạo, tự học, khuyến khích học tập suốt đời”.

Ngày 27/3/2015, Thủ tƣớng Chính phủ ban hành Quyết định số 404/QĐ-TTg, Phê duyệt Đề án đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. “Chƣơng trình mới, sách giáo khoa mới lấy học sinh làm trung tâm, phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo, khả năng tự học của học sinh; tăng cƣờng tính tƣơng tác trong dạy học giữa thầy với trò, trò với trò và giữa các thầy, cô giáo”.

Hình 1.1. 5 phẩm chất và 10 năng lực cần phát triển cho học sinh ở mục tiêu chương trình GDPT mới

Căn cứ vào Luật Giáo dục hiện hành và Nghị quyết số 88/2014/QH13 ngày 28/11/2014 của Quốc Hội về đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa giáo dục phổ

thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tƣ số 32/2018/TT-BGDĐT ngày 26/12/2018 về Ban hành chƣơng trình giáo dục phổ thông bao gồm chƣơng trình tổng thể và các chƣơng trình môn học và hoạt động giáo dục của cấp tiểu học, THCS và THPT. Các nội dung cần chỉ đạo phát triển là hoạt động tổ chuyên môn để triển khai hoạt động dạy học trong trƣờng trung học cơ sở: Chỉ đạo xây dựng kế hoạch môn học, thực hiện hình thức, phƣơng pháp dạy học, giáo dục; kiểm tra đánh giá kết quả và kế hoạch tự học, h trợ đồng nghiệp.

Nhƣ vậy, để hoàn thành các nội dung giáo dục, góp phần thực hiện thành công cuộc đổi mới giáo dục, rất cần sự thay đổi nhận thức và hành động của đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục. Đội ngũ giáo viên phải tích cực phối hợp chặt chẽ với các lực lƣợng giáo dục trong và ngoài nhà trƣờng tổ chức các hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh. Mọi tổ chức hoạt động giáo dục toàn diện cho học sinh thật sự thành công hay không là phụ thuộc vào cái tâm, cái tài và cái tầm của ngƣời giáo viên. Với những kinh nghiệm đã đƣợc đúc kết trong quá trình giảng dạy và quản lý giáo dục nhiều năm qua, giáo viên nói chung và đội ngũ GV THPT nói riêng phải phấn đấu, trau dồi hơn nữa, đủ tự tin, đủ kiến thức và kỹ năng hoàn thành tốt nhiệm vụ vừa “dạy chữ” vừa “dạy ngƣời” trong chƣơng trình giáo dục phổ thông mới.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)