Những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 32 - 35)

8. Cấu trúc của luận văn

1.3. Đổi mới giáo dục phổ thông và yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT

1.3.4. Những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu

yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay

Hiện nay, hầu hết đội ngũ giáo viên THPT có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, có ý chí vƣơn lên, tích cực học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Năng lực sƣ phạm của phần lớn đội ngũ giáo viên THPT đƣợc nâng lên, đáp ứng yêu cầu đổi mới nội dung, phƣơng pháp giáo dục. Đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục đã tham mƣu tích cực và hiệu quả cho cấp ủy đảng và chính quyền địa phƣơng các cấp trong việc xây dựng các chính sách cán bộ, giáo viên học sinh phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của bộ, ngành, địa phƣơng. Đội ngũ giáo viên THPT đã tăng mạnh về số lƣợng, chất lƣợng và ngày càng đồng bộ về cơ cấu trong 5 năm qua, từng bƣớc đáp ứng đƣợc yêu cầu phát triển giáo dục của đất nƣớc.

Hiện nay sự bất hợp lý trong cơ cấu đội ngũ nhà giáo nói chung và đội ngũ giáo viên THPT nói riêng ở những năm đầu thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 đã dần đƣợc khắc phục.

Công tác bồi dƣỡng nâng cao năng lực, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp đƣợc các địa phƣơng quan tâm triển khai thông qua các chƣơng trình khác nhau. Thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 khóa VIII và các chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc về định

hƣớng phát triển GDĐT trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, lĩnh vực GDĐT nƣớc ta bên cạnh đạt đƣợc những thành tựu quan trọng, góp phần to lớn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc; chất lƣợng, hiệu quả GDĐT vẫn còn thấp so với yêu cầu xã hội; nặng về lý thuyết, nh về thực hành; đào tạo thiếu với gắn kết nghiên cứu khoa học; phƣơng pháp giáo dục, việc kiểm tra đánh giá kết quả còn lạc hậu, thiếu thực chất. Đội ngũ giáo viên bất cập về chất lƣợng, số lƣợng và cơ cấu; một bộ phận chƣa theo kịp yêu cầu đổi mới và phát triển giáo dục, thiếu tâm huyết, thậm chí còn vi phạm đạo đức nhà giáo. Đặc biệt, chƣơng trình giáo dục phổ thông hiện hành bộc lộ những hạn chế, bất cập nhƣ: Chƣơng trình còn nặng về trang bị kiến thức lý thuyết, chƣa thật sự thiết thực, chƣa coi trọng kỹ năng thực hành, kỹ năng vận dụng kiến thức; chƣa đáp ứng các yêu cầu về mục tiêu giáo dục, lối sống; Mới chú trọng việc truyền đạt kiến thức, chƣa đáp ứng tốt về yêu cầu phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; nặng về dạy chữ, nh về dạy ngƣời, chƣa coi trọng về hƣớng nghiệp. Hình thức tổ chức giáo dục chủ yếu là dạy trên lớp, chƣa tăng cƣờng các hoạt động xã hội, hoạt động trải nghiệm. Quan điểm tích hợp và phân hóa chƣa quán triệt đầy đủ; các môn học đƣợc thiết kế chủ yếu theo các lĩnh vực khoa học, chƣa thật sự coi trọng yêu cầu về sƣ phạm; một số nội dung của một số môn học chƣa đảm bảo tính hiện đại, cơ bản, còn nhiều hàn lâm, nặng với học sinh. Phƣơng pháp giáo dục và đánh giá chất lƣợng giáo dục nhìn chung còn lạc hậu, chƣa chú trọng cách học và phát huy tính chủ động, khả năng sáng tạo của học sinh.

Từ thực tế trên cho thấy, để chƣơng trình giáo duc phổ thông mới đƣợc triển khai thực hiện thành công thì ngƣời giáo viên có vai trò hết sức quan trọng, là gốc rễ của đổi mới, góp phần quyết định chất lƣợng GDĐT. Khi đó nhiệm vụ của ngƣời giáo viên quy định tại Điều 27 của Điều lệ trƣờng phổ thông đƣợc ban hành theo Thông tƣ số 32/2020/TT-BGDĐT ngày 15/9/2020 của Bộ GDĐT:

Nhiệm vụ và quyền của giáo viên

Giáo viên làm nhiệm vụ dạy học, giáo dục học sinh trong trƣờng trung học. 1. Thực hiện nhiệm vụ tổ chức các hoạt động dạy học, giáo dục theo kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng và kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn; quản lý học sinh trong các hoạt động giáo dục do nhà trƣờng tổ chức; tham gia các hoạt động chuyên môn; chịu trách nhiệm về chất lƣợng, hiệu quả giáo dục.

2. Trau đồi đạo đức, nêu cao tinh thần trách nhiệm, giữ gìn phẩm chất, danh dự, uy tín của nhà giáo; gƣơng mẫu trƣớc học sinh; thƣơng yêu, đối xử công bằng và tôn trọng nhân cách của học sinh; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng của học sinh; đoàn kết, giúp đỡ đồng nghiệp.

nghiệp vụ, đổi mới phƣơng pháp dạy học, giáo dục.

4. Tham gia tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ.

5. Tham gia công tác phổ cập giáo dục trung học cơ sở ở địa phƣơng.

6. Thực hiện nghĩa vụ công dân, các quy định của pháp luật và của ngành Giáo dục, các quyết định của hiệu trƣởng; thực hiện nhiệm vụ do hiệu trƣởng phân công, chịu sự kiểm tra, đánh giá của hiệu trƣởng và các cấp quản lý giáo dục.

7. Phối hợp với Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, gia đình học sinh và các tổ chức xã hội liên quan để tổ chức hoạt động giáo dục.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật.

Quyền của giáo viên

1. Giáo viên, nhân viên có những quyền sau đây:

a) Đƣợc tự chủ thực hiện nhiệm vụ chuyên môn với sự phân công, h trợ của tổ chuyên môn và nhà trƣờng.

b) Đƣợc huởng lƣơng, chế độ phụ cấp, chính sách ƣu đãi nếu có) theo quy định; đƣợc thay đổi chức danh nghề nghiệp; đƣợc hƣởng các quyền lợi về vật chất, tinh thần theo quy định.

c) Đƣợc tạo điều kiện học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đƣợc hƣởng nguyên lƣơng, phụ cấp theo lƣơng và các chế độ chính sách khác theo quy định khi đƣợc cấp có thẩm quyền cử đi học tập, bồi dƣỡng.

d) Đƣợc hợp đồng thỉnh giảng, nghiên cứu khoa học tại các trƣờng, cơ sở giáo dục khác hoặc cơ sở nghiên cứu khoa học với điều kiện bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ nơi mình công tác và đƣợc sự đồng ý của hiệu trƣởng bằng văn bản.

đ) Đƣợc tôn trọng, bảo vệ nhân phẩm, danh dự và thân thể.

e) Đƣợc nghỉ hè và các ngày nghỉ khác theo quy định của pháp luật. g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Giáo viên làm công tác chủ nhiệm, ngoài các quyền quy định tại khoản 1 Điều này, có những quyền sau đây:

a) Đƣợc dự các giờ học, hoạt động giáo dục khác của học sinh lớp do mình làm chủ nhiệm.

b) Đƣợc dự các cuộc họp của hội đồng khen thƣởng và hội đồng kỷ luật khi giải quyết những vấn đề có liên quan đến học sinh của lớp do mình làm chủ nhiệm.

c) Đƣợc dự các lớp bồi dƣỡng, hội nghị chuyên đề về công tác chủ nhiệm.

d) Đƣợc quyền cho phép cá nhân học sinh có lý do chính đáng nghỉ học không quá 03 ngày liên tục.

Trình độ chuẩn đƣợc đào tạo, chuẩn nghề nghiệp của giáo viên

a) Giáo viên trƣờng trung học phải có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên (hoặc bằng tốt nghiệp đại học sƣ phạm) hoặc có bằng cử nhân (bằng tốt nghiệp đại học) chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm theo quy định của pháp luật.

b) Giáo viên chƣa đạt chuẩn trình độ đào tạo đƣợc nhà trƣờng, các cơ quan quản lý giáo dục tạo điều kiện để đƣợc đào tạo, bồi dƣỡng theo quy định của pháp luật.

2. Chuẩn nghề nghiệp giáo viên:

Giáo viên trƣờng trung học phải đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên tƣơng ứng với cấp học đang giảng dạy và thực hiện việc đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

3. Nhân viên trƣờng trung học phải đạt trình độ đƣợc đào tạo theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp với từng vị trí việc làm của nhân viên theo quy định quy định của pháp luật.

Ngoài ra còn phải tổ chức, hƣớng dẫn nhiều hoạt động giáo dục cho học sinh, tạo môi trƣờng học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát huy năng lực, nguyện vọng bản thân, rèn luyện thói quen và năng lực tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kỹ năng đã tích lũy đƣợc để phát triển. Quả thật, nhiệm vụ của ngƣời giáo viên phổ thông nói chung và giáo viên bậc THPT nói riêng ở các trƣờng rất nặng nề, bởi ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy họ còn chịu áp lực từ nhiều phía nhà trƣờng, gia đình và xã hội.

Những nội dung, yêu cầu phát triển đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay.

- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về phát triển đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Tích cực xây dựng quy hoạch phát triển đội ngũ giáo viên THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Đổi mới công tác tuyển dụng, sử dụng, đãi ngộ đội ngũ giáo viên THPT nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo bồi dƣỡng phát triển đội ngũ GV THCS đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

- Tích cực kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 32 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)