8. Cấu trúc của luận văn
3.1. Định hƣớng phát triển đội ngũ giáo viên ở các trƣờng trung học phổ thông trên
thông trên địa bàn thành phố Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
3.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Đảng và Nhà nƣớc luôn quan tâm đến xây dựng và phát triển ĐNNG và CBQL giáo dục, luôn xem đội ngũ này là lực lƣợng lao động tinh hoa của đất nƣớc, quyết định chất lƣợng giáo dục và đặc biệt trong đào tạo nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nƣớc đã liên tiếp có những chủ trƣơng, chính sách quan trọng về xây dựng và phát triển ĐNNG và CBQL.
- Luật Giáo dục năm 2019 quy định rõ nhiệm vụ của nhà giáo nhƣ sau:
+ Giảng dạy, giáo dục theo mục tiêu, nguyên lý giáo dục, thực hiện đầy đủ và có chất lƣợng chƣơng trình giáo dục.
+ Gƣơng mẫu thực hiện nghĩa vụ công dân, điều lệ nhà trƣờng, quy tắc ứng xử của nhà giáo.
+ Giữ gìn phẩm chất, uy tín, danh dự của nhà giáo; tôn trọng, đối xử công bằng với ngƣời học; bảo vệ các quyền, lợi ích chính đáng của ngƣời học.
+ Học tập, r n luyện để nâng cao phẩm chất đạo đức, trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, nêu gƣơng tốt cho ngƣời học.
Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020 nêu rõ: “Phát triển đội ngũ GV và CBQL giáo dục là khâu then chốt để phát triển giáo dục, điều đó khẳng định ĐNNG và CBQL đóng vai trò quan trọng trong chiến lƣợc phát triển giáo dục của nƣớc ta” [7].
Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04/11/2013 của Ban chấp hành Trung ƣơng khóa XI “về đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu CNH, HĐH trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng XHCN và hội nhập quốc tế” cũng đã đặt ra yêu cầu “phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đặc biệt là đội ngũ CB lãnh đạo QL giỏi” là một chủ trƣơng quan trọng nhằm giúp ngành giáo dục thực hiện tốt Chiến lƣợc phát triển giáo dục Việt Nam giai đoạn 2011-2020 [36].
Kết luận của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ƣơng 2 (khóa VIII) về phƣơng hƣớng phát triển GD&ĐT đến năm 2020 đã khẳng định: “ĐNNG và CBQL giáo dục không ngừng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, đã có những
đóng góp quan trọng cho sự nghiệp giáo dục” [26].
Phát triển đội ngũ CBQL giáo dục sao cho đảm bảo về số lƣợng, hợp lý về cơ cấu, chuẩn về chất lƣợng nhằm đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lƣợng và hiệu quả giáo dục.
Chuẩn hoá đội ngũ nhằm làm cho ĐNNG và CBQL vững vàng về chính trị, gƣơng mẫu về đạo đức, trong sạch về lối sống, có trí tuệ, kiến thức và năng lực hoạt động thực tiễn, gắn bó với nhân dân.
Xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT tỉnh Cà Mau cũng nhằm thực hiện tốt chiến lƣợc phát triển giáo dục. Cụ thể là thực hiện Quy hoạch tổng thể phát triển GD-ĐT tỉnh Cà Mau đến năm 2020 và Quy hoạch phát triển nhân lực ngành GD-ĐT tỉnh Cà Mau giai đoạn 2013 đến năm 2020.
3.1.2. Định hướng phát triển KT-XH và GD&ĐT tỉnh Cà Mau
Công tác xây dựng, phát triển đội ngũ CBQL giáo dục là nhiệm vụ quan trọng có ý nghĩa quyết định đến chất lƣợng GD&ĐT của địa phƣơng và đƣợc xem là một bộ phận cấu thành; đồng thời, phối hợp với quy hoạch phát triển KT-XH của địa phƣơng, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu vùng miền,... trên cơ sở đảm bảo chất lƣợng, hiệu quả đào tạo và sử dụng, phù hợp với chiến lƣợc phát triển KT-XH của tỉnh Cà Mau.
Đại hội đại biểu lần thứ XVI Đảng bộ tỉnh Cà Mau nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT- XH của tỉnh nhƣ sau:
Tiếp tục thực hiện toàn diện, đồng bộ đƣờng lối đổi mới của Đảng. Xây dựng tỉnh Cà Mau phát triển nhanh, bền vững.
Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; phát huy dân chủ và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, gắn với chất lƣợng và hiệu quả; nâng cao dân trí và chất lƣợng nguồn nhân lực; phát triển mạnh mẽ khoa học- công nghệ; bảo đảm an sinh xã hội, nâng cao đời sống của nhân dân; bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh, giữ vững ổn định chính trị- xã hội, mở rộng quan hệ đối ngoại, sớm đƣa Cà Mau trở thành tỉnh phát triển trung bình khá của cả nƣớc.
Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các cơ chế chính sách các nguồn lực trong và ngoài Tỉnh, khai thác có hiệu quả các tiềm năng lợi thế.
Xây dựng con ngƣời phát triển toàn diện cả về đạo đƣc, nhân cách, trí tuệ, năng lực làm việc, đổi mới sáng tọa. Tích cực đổi mới công tác đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lƣợng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Phát huy truyền thống cách mạng kiên cƣờng, đoàn kết, yêu nƣớc, cần cù, sáng tạo của nhân dân Cà Mau.
Phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đi đôi với đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Tăng cƣờng công tác quy hoạch và QL, tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH.
+ Về giáo dục và đào tạo
Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lƣợng GD&ĐT ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học. Duy trì kết quả xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi, phổ cập giáo dục THCS, phát triển quy mô giáo dục THPT; Xây dựng hoàn thiện mạng lƣới trƣờng lớp mầm non, phổ thông, giáo dục thƣờng xuyên các cấp theo quy hoạch. Tăng cƣờng cơ sở vật chất và nâng cao chất lƣợng hoạt động của các trƣờng THPT.
Phát triển giáo dục chuyên nghiệp và đào tạo nghề; xây dựng và thực hiện chƣơng trình đào tạo nghề cho lao động xã hội; có chƣơng trình đào tạo cán bộ kỹ thuật trình độ cao, CBQL giỏi với đào tạo công nhân kỹ thuật, thợ lành nghề. Củng cố phát triển các trƣờng CĐ, TCCN; tích cực đầu tƣ và chuẩn bị các điều kiện để thành lập trƣờng ĐH Cà Mau; khuyến khích các trƣờng ĐH ngoài tỉnh mở chi nhánh hoặc phân hiệu ĐH tại Cà Mau.
Xây dựng xã hội học tập, đa dạng hóa hoạt động khuyến học, khuyến tài, tôn vinh các gia đình, dòng họ hiếu học; h trợ bồi dƣỡng, phát huy, trọng dụng nhân tài.
3.2. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp
3.2.1. Tính cần thiết
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải hƣớng tới việc triển đội ngũ giáo viên ở các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
Phát triển ĐNGV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau theo hƣớng đảm bảo đủ về số lƣợng, đạt chuẩn về chất lƣợng và đồng bộ về cơ cấu; nâng cao chất lƣợng ĐNGV, đáp ứng nhu cầu đổi mới GD&ĐT hiện nay, tạo bƣớc phát triển về đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc.
Nâng cao phẩm chất chính trị và năng lực sƣ phạm cho ĐNGV các trƣờng THPT, ngang tầm với yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động về giảng dạy và giáo dục để thực hiện mục tiêu phát triển GD&ĐT, đặc biệt là quá trình triển khai thực hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông mới hiện nay.
3.2.2. Tính khả thi
Các biện pháp đƣợc đề xuất dựa trên thực trạng phát triển ĐNGV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau. Các biện pháp phải đảm bảo tính khả thi góp phần giải quyết có hiệu quả các vấn đề tồn tại, hạn chế trong thực tiễn quản lí, phát
triển ĐNGV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau. Vì vậy, đề tài phải tiến hành khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất, thông qua đó các cấp quản lí có thể căn cứ vận dụng vào thực tiễn, góp phần phát triển nâng cao chất lƣợng ĐNGV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau.
3.2.3. Tính kế thừa
Phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT là vấn đề mang tính kế thừa. Vì thế, cần xem xét tổng thể, toàn diện các mối quan hệ tác động qua lại lẫn nhau giữa các yếu tố. Cụ thể, sẽ xem xét mối tƣơng quan yêu cầu về trình độ chuyên môn, nghiệp vụ với chức trách; Yêu cầu về cơ cấu độ tuổi với sự kế thừa và phát triển, cũng nhƣ giữa kinh nghiệm và khả năng sƣ phạm, năng động; giữa các bộ môn trong đội ngũ CBQL; giữa nhu cầu xã hội với nguồn lực vật chất, tài chính.
Các biện pháp phải đƣợc đặt trong hệ thống các mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL trong chiến lƣợc phát triển giáo dục của cả nƣớc nói chung và tỉnh Cà Mau nói riêng. Các biện pháp phát triển nằm trong hệ thống quản lý trƣờng học, quản lý tập thể sƣ phạm.
3.2.4. Tính hiệu quả
Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực trong việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ CBQL trƣờng THPT trên các bình diện cơ cấu, giới tính, độ tuổi, năng lực và phẩm chất đạo đức của đội ngũ CBQL. Nhƣ vậy, nhờ phát triển đội ngũ CBQL trƣờng THPT mà chất lƣợng đội ngũ đƣợc nâng cao hơn, họ có khả năng vận dụng tốt những kiến thức QL nắm bắt đƣợc vào thực tiễn công tác QL, làm cho hiệu quả QL đạt đƣợc ngày càng cao hơn.
Các biện pháp đề xuất phải phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, đặc biệt là các điều kiện về cơ sở vật chất, tâm lý, tập quán...tại địa phƣơng. Mặt khác các định hƣớng phát triển kinh tế - xã hội có tác động trực tiếp đến sự phát triển GD&ĐT, đồng thời chi phối sự phát triển ĐNGV, nên các biện pháp phải có tính đón đầu, với mục tiêu phát triển ĐNGV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau cả về số lƣợng và chất lƣợng. Các biện pháp đƣa ra phải xuất phát từ các yêu cầu của thực tiễn, để giải quyết những vấn đề còn tồn tại nhằm góp phần cải tạo thực tiễn đồng thời phải tuân thủ các quy định của Nhà nƣớc, của Bộ GD&ĐT.
3.2.5. Tính đồng bộ
Các biện pháp đề xuất phải căn cứ vào đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, căn cứ vào kế hoạch, quy hoạch phát triển kinh tế xã hội nói chung và của ngành giáo dục, đào tạo nói riêng trên địa bàn thành phố Cà Mau. Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đƣợc đề xuất phải hƣớng vào việc phát triển ĐNGV ổn định về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng, gắn chất lƣợng ĐNGV với đổi mới giáo dục, thực
hiện chƣơng trình giáo dục phổ thông mới. Khi đề xuất các giải pháp đòi hỏi chúng ta phải nhận thức đúng đắn và sâu sắc các quan điểm của Đảng và Nhà nƣớc về công tác phát triển ĐNGV nói chung và ĐNGV các trƣờng THPT nói riêng, đồng thời phải căn cứ tình hình phát triển kinh tế, xã hội địa phƣơng. Các biện pháp đề xuất khi triển khai thực hiện phải có mối quan hệ gắn bó khăng khít với nhau, h trợ cho nhau, có ảnh hƣởng tốt lẫn nhau, tăng tính hiệu quả cho nhau. Tính đồng bộ của các biện pháp sẽ làm tăng tính hiệu quả của từng biện pháp và đảm bảo sự thành công của tiến trình nâng cao chất lƣợng ĐNGV các trƣờng THPT.
3.2.6. Đảm bảo sự lãnh đạo của chủ thể Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo và sự triển khai của Hiệu trưởng sự triển khai của Hiệu trưởng
Theo quy định về phân cấp công tác tuyển dụng là thuộc thẩm quyền của thể Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tham mƣu với UBND Tỉnh , việc bố trí, sắp xếp đội ngũ giáo viên thuộc thẩm quyền của hiệu trƣởng. Sở Giáo dục và Đào tạo cần định hƣớng chỉ đạo để các đơn vị có kế hoạch bố trí sắp xếp đội ngũ giáo viên một cách khoa học, phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của nhà trƣờng và năng lực của m i ngƣời.
3.3. Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông. trên địa bàn thành phố Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
3.3.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lí và giáo viên về tầm quan trọng của công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa của công tác phát triển đội ngũ giáo viên các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
3.3.1.1. Mục đích, yêu cầu
Tạo ra sự thống nhất và nâng cao trong nhận thức của CBQL và GV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau về vai trò quan trọng của giáo viên và sự cần thiết phải phát triển đội ngũ giáo viên phổ thông, từ đó có sự quan tâm đúng mức đến việc phát triển đội ngũ này, góp phần thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới giáo dục. Vì “Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục” của nhà trƣờng. Vì vậy, mục tiêu của biện pháp này là giúp cho đội ngũ CBQL và GV nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc phát triển ĐNGV các trƣờng THPT để đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
3.3.1.2. Nội dung thực hiện
Hiệu trƣởng các trƣờng THPT cần phải xây dựng kế hoạch cụ thể để nâng cao nhận thức của ĐNGV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau về vị trí, vai trò của ĐNGV trong các trƣờng THPT nói riêng và trong nhà trƣờng nói chung.
Hiệu trƣởng cần tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ GV nhận thức sâu sắc vền tƣ tƣởng, đạo đức, lối sống là yếu tố cốt lõi của nhà giáo, có ý nghĩa quyết định trong quá trình truyền thụ tri thức, là tấm gƣơng mẫu mực trong sáng soi đƣờng
cho thế hệ đàn em noi theo. Triển khai Thông tƣ 20/2018/TT-BGDĐT Ban hành Chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trƣờng.
Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên còn hạn chết, đó là cán bộ quản lý trƣờng phổ thông chƣa nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của đội ngũ này trong trƣờng phổ thông. Do đó, cần thiết phải tổ chức các buổi trao đổi, thảo luận trong cán bộ quản lý, giáo viên nhà trƣờng để đi đến thống nhất những vấn đề sau đây:
- Môi trƣờng tối ƣu để thực hiện xã hội hóa nhân cách đang phát triển của trẻ em chính là nhà trƣờng, d trong tƣơng lại khoa học - công nghệ, đặc biệt công nghệ thông tin phát triển đến đâu, quá trình đó có thể có những thay đổi nhất định, nhƣng dẫu thế nào nó vẫn là một quá trình tất yếu và chỉ có thể đƣợc thực hiện chủ yếu ở nhà trƣờng, Nhà trƣờng khồn thể làm đƣợc điều này nếu thiếu vai trò của ngƣời giáo viên.
- Giáo viên giữ vai trò lớn trong việc giáo dục toàn diện cho học sinh. Phát triển chƣơng trình môn học, đổi mới phƣơng pháp dạy học, đánh giá tiếp cận phát triển năng lực, thiết kế, tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo cho học sinh, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện. Chính vì vậy muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục phải nâng cao chất lƣợng đội ngũ giáo viên.
- Xác định trách nhiệm của ngƣời giáo viên đối với việc nâng cao chất lƣợng giáo dục phổ thông.
Ngƣời giáo viên phải thấy rõ trách nhiệm của mình trong sự nghiệp đổi mới giáo