8. Cấu trúc của luận văn
1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục
1.4.2. Quy hoạch, sàng lọc, tuyển dụng, phát triển đội ngũ giáo viên THPT
- Qui hoạch ĐNGV các trƣờng THPT là xác định đƣợc nhu cầu và yêu cầu đối với ĐNGV về số lƣợng, cơ cấu, chuẩn về trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất; đề ra mục tiêu, xác định biện pháp và các điều kiện để có ĐNGV các trƣờng THPT đáp ứng đƣợc các yêu cầu phát triển giáo dục THPT.
- Công tác quy hoạch ĐNGV các trƣờng THPT đƣợc thực hiện thông qua các chức năng cơ bản quản lí lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra) với các nội dung cụ thể:
+ Đánh giá thực trạng ĐNGV các trƣờng THPT nhận biết đƣợc thuận lợi và khó khăn về số lƣợng, cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất của ĐNGV các trƣờng THPT).
+ Dự báo đúng về quy mô phát triển các trƣờng THPT để nhận biết đƣợc nhu cầu ĐNGV các trƣờng THPT trong thời gian tới.
+ Đề ra đƣợc mục tiêu phát triển ĐNGV các trƣờng THPT về số lƣợng, cơ cấu, trình độ đào tạo, năng lực và phẩm chất.
+ Xác định đƣợc lộ trình hoạt động, dự kiến đƣợc các nguồn lực, đề ra đƣợc các biện pháp thực hiện phát triển ĐNGV các trƣờng THPT.
+ Kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quy hoạch ĐNGV các trƣờng THPT; điều chỉnh kịp thời về quy hoạch ĐNGV các trƣờng THPT cho ph hợp với các kết quả dự báo và tình hình thực tế của nhà trƣờng.
Thực hiện sàng lọc, điều chuyển những giáo viên không đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ .Trong đội ngũ giáo viên các cấp còn tồn tại những giáo viên yếu kém về chuyên môn nghiệp vụ. Sự hạn chế của số giáo viên này lại càng bộc lộ rõ trƣớc yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông. Vì thế, cần sớm có hƣớng giải quyết đối với số giáo viên không đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, nghiệp vụ.
- Sàng lọc, tuyển dụng GV là việc bổ sung vào ĐNGV những GV đủ tiêu chuẩn theo Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông. Công tác tuyển dụng GV phải căn cứ vào nhu cầu thực tế về số lƣợng, chất lƣợng, cơ cấu ĐNGV của từng trƣờng THPT. Việc tuyển dụng GV do từng trƣờng THPT tự rà soát nhu cầu của mình, sau đó lập kế hoạch tuyển dụng GV gửi về phòng Tổ chức cán bộ trực thuộc Sở GD & ĐT theo từng năm học. Phòng Tổ chức cán bộ sẽ thống kê, tổng hợp và xây dựng kế hoạch chung, tham mƣu với Ban lãnh đạo Sở GD & ĐT, Giám đốc Sở trình xin UBND Tỉnh tổ chức tuyển dụng GV để bổ sung cho các trƣờng THPT. Qui trình thực hiện tuyển dụng phải đảm bảo tính công khai, minh bạch, rõ ràng, xây dựng qui chế và thông báo rộng rãi, công khai về số lƣợng, điều kiện tuyển dụng, cụ thể về thời gian, hồ sơ nhằm đảm bảo công bằng khi tuyển dụng. Phƣơng thức tuyển dụng có thể là xét tuyển, thi tuyển hoặc kết hợp cả hai hình thức trên. Kết quả tuyển dụng sẽ đƣợc Sở GD & ĐT thông báo công khai. Giáo viên trúng tuyển sẽ đƣợc phân công và nhận nhiệm sở tại các trƣờng THPT có nhu cầu tuyển dụng.
- Tuyển dụng bổ sung nhân sự nhằm đảm bảo đủ số lƣợng GV nhƣ bản kế hoạch đề ra nhằm thúc đẩy quá trình phát triển ĐNGV theo hƣớng đảm bảo cho việc tăng nhanh về số lƣợng, cơ cấu hợp lý và chất lƣợng cao [1]. Việc tuyển chọn bổ sung nhân sự cần tuân thủ những nguyên tắc sau:
+ Xuất phát từ nhu cầu thực tế của nhà trƣờng. + Căn cứ vào tiêu chuẩn GV theo quy định.
+ Dựa vào kết quả nghiên cứu thận trọng và toàn diện.
- Phân công, bố trí GV, nhân viên là quyền hạn và trách nhiệm của ngƣời hiệu trƣởng. Đó là việc phân công GV giảng dạy và chủ nhiệm các lớp trong trƣờng. Nếu phân công hợp lý sẽ phát huy tối đa tiềm năng của GV, ngƣợc lại phân công, bố trí không hợp lý sẽ làm giảm chất lƣợng dạy học và giáo dục của họ, ảnh hƣởng đến chất lƣợng giáo dục chung của nhà trƣờng.
Khi phân công, bố trí hiệu trƣởng cần phải đảm bảo các yêu cầu sau: + Phù hợp với trình độ đào tạo và năng lực của từng ngƣời.
+ Đảm bảo tính kế thừa để có sự ổn định trong một thời gian nhất định. Khi phân công, bố trí hiệu trƣởng cần tiến hành theo các bƣớc sau: + Yêu cầu cá nhân đề đạt nguyện vọng.
+ Tổ chuyên môn trao đổi bàn bạc trên cơ sở đánh giá năng lực GV ở năm học trƣớc.
+ Hiệu trƣởng dựa trên cơ sở phân công của tổ để ra quyết định.
Tóm lại, việc quy hoạch sàng lọc, tuyển dụng ĐNGV các trƣờng THPT phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của nhà trƣờng, trên cơ sở phân tích đánh giá ĐNGV các trƣờng THPT hiện có, dự kiến quy mô phát triển của ĐNGV các trƣờng THPT trong tƣơng lai từ đó xây dựng kế hoạch tổng thể, kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn nhằm mục tiêu: đảm bảo đủ về số lƣợng, hợp lí về cơ cấu và đạt chuẩn về chất lƣợng để thực hiện tốt mục tiêu, kế hoạch giáo dục của nhà trƣờng và địa phƣơng.
1.4.3. Đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT
- Theo Trần Khánh Đức “Lao động sƣ phạm của ngƣời GV là một loại hình lao
động đặc biệt mang tính chất đặc th của các loại hình lao động trí óc và lao động thể lực. Hoạt động sƣ phạm hằng ngày của GV rất đa dạng và phức tạp từ khâu chuẩn bị giáo án, giảng dạy lí thuyết hoặc thực hành, tổ chức kiểm tra học sinh, chấm bài, sinh hoạt chuyên môn, giáo dục học sinh, học tập nâng cao trình độ, các hoạt động khác theo chức năng nhiệm vụ của ngƣời GV, … Do đó, đòi hỏi ĐNGV phải cần phải có các kiến thức và kĩ năng cần thiết về tổ chức khoa học lao động sƣ phạm nhằm nâng cao chất lƣợng và hiệu quả các hoạt động lao động sƣ phạm góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng” [13].
- Theo tác giả Nguyễn Sỹ Thƣ – Đinh Thị Kim Thoa: “Trong những năm qua, giáo dục đã không ngừng phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng. Giáo dục nƣớc ta đang bƣớc vào giai đoạn hết sức quan trọng và mang tính quyết định, giai đoạn đổi mới giáo dục đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Vấn đề đặt ra là: để đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục cần có những nhà giáo nhƣ thế nào Nói cách khác, phẩm chất đạo đức, trình độ, năng lực chuyên môn và nghiệp vụ sƣ phạm của GV nhƣ thế nào để đảm bảo cho đổi mới giáo dục thành công?. Với vai trò to lớn nhƣ vậy, công tác đào tạo, bồi dƣỡng, phát triển ĐNGV hiện nay là công việc hết sức quan trọng không phải của riêng ngành giáo dục mà đang trở thành công việc của Đảng, của Nhà nƣớc và của toàn xã hội. Đối với nhà trƣờng, đơn vị trực tiếp quản lí và sử dụng ĐNGV thì công tác đào tạo, bồi dƣỡng phải đƣợc nhận thức sâu sắc và thực hiện tốt” [29].
Trong bối cảnh đất nƣớc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, công tác đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ GV càng phải đƣợc chú trọng. Từ những năm đầu thế kỷ XXI, Ban Bí thƣ Trung ƣơng Đảng ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW chỉ rõ: “Tiến hành xây dựng quy hoạch, kế hoạch đào tạo, đào tạo lại, bồi dƣỡng, nâng cao trình độ đội ngũ nhà giáo, CBQL giáo dục, bảo đảm số lƣợng, nâng cao chất lƣợng, cân đối về cơ cấu, đạt chuẩn, đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới” [33]. Do đó, để tạo điều kiện cho GV hoàn thiện hơn nữa phẩm chất và năng lực ngƣời thầy, nhà trƣờng cần chú trọng hơn nữa công tác đào tạo, bồi dƣỡng.
Đào tạo là quá trình hoạt động có mục đích, có tổ chức nhằm hình thành và phát triển có hệ thống các tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, thái độ,… để tạo điều kiện cho họ có thể hành nghề có năng suất và hiệu quả. Nói cách khác, đào tạo đƣợc xem là một quá trình giúp ngƣời đƣợc đào tạo có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định.
Bồi dƣỡng là một quá trình cập nhật kiến thức còn thiếu hoặc đã lạc hậu, bổ túc nghề nghiệp, đào tạo thêm hoặc củng cố các kỹ năng nghề nghiệp theo các chuyên đề nhằm tạo điều kiện cho ngƣời học có cơ hội củng cố và mở mang một cách có hệ thống những tri thức, kỹ năng chuyên môn, nghề nghiệp sẵn có để làm việc có hiệu quả hơn.
Theo đó, đào tạo và bồi dƣỡng giáo viên chính là trang bị cho GV những kiến thức, kỹ năng, hành vi cần thiết để thực hiện tốt nhất nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục của mình. Muốn nâng cao chất lƣợng giáo dục trong nhà trƣờng, ngƣời hiệu trƣởng cần đặc biệt quan tâm tới công tác bồi dƣỡng ĐNGV.
Công tác đào tạo, bồi dƣỡng có thể theo các hình thức chính quy hoặc không chính quy (tại chức, chuyên tu,…) dƣới dạng tập trung dài hạn, hay ngắn hạn, tự bồi dƣỡng,… Mục đích của công tác này là nhằm củng cố, nâng cao năng lực, trình độ
chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý, lý luận chính trị của m i GV, góp phần xây dựng ĐNGV trƣờng THPT vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị và lập trƣờng tƣ tƣởng kiên định.
Để công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV trƣờng THPT đạt kết quả, cần thực hiện: a. Các yêu cầu của công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV
- Thực hiện đầy đủ chủ trƣơng của ngành GD-ĐT về hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV;
- Phát huy tính tích cực chủ động của ĐNGV trong hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng và tự đào tạo, tự bồi dƣỡng;
- Đảm bảo sự kết hợp hài hòa giữa yêu cầu trƣớc mắt và yêu cầu lâu dài, thực hiện yêu cầu lâu dài là sự đảm bảo vững chắc cho tƣơng lai của từng GV và cả ĐNGV trƣờng THPT nói riêng và cả ngành học phổ thông nói chung;
- Đảm bảo vai trò quản lý và ý thức trách nhiệm của ngƣời chủ thể quản lý nhà trƣờng trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng.
b. Nội dung công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV - Bồi dƣỡng phẩm chất đạo đức tƣ tƣởng chính trị; - Bồi dƣỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ. c. Trình tự triển khai công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV
- Hiệu trƣởng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ GV;
- Hiệu trƣởng đƣa ra mục tiêu, kế hoạch chung cho toàn trƣờng, trên cơ sở đó, m i tổ, m i cá nhân xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng và thƣờng xuyên theo dõi, tổ chức cho tập thể và cá nhân thực hiện kế hoạch;
- Tổ chức các hoạt động đào tạo, bồi dƣỡng; - Kiểm tra đánh giá công tác đào tạo, bồi dƣỡng.
Tóm lại: Đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV các trƣờng THPT là công việc phải làm thƣờng xuyên, liên tục và lâu dài để xây dựng một ĐNGV đủ về số lƣợng, ph hợp về cơ cấu và có chất lƣợng cao, phục vụ cho chiến lƣợc phát triển lâu dài của nhà trƣờng. Mặt khác, công tác đào tạo, bồi dƣỡng ĐNGV còn mang tính cấp bách bởi nhà trƣờng phải thực hiện ngay những yêu cầu của năm học, những chỉ đạo của ngành nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục nhƣ đổi mới chƣơng trình, sách giáo khoa, phƣơng pháp dạy học. Đào tạo, bồi dƣỡng sẽ đẩy mạnh sự phát triển về chuyên môn nghiệp vụ của tất cả GV, nâng cao chất lƣợng hoạt động dạy học, giáo dục trong nhà trƣờng. Bên cạnh đó, ngƣời GV phải có ý thức không ngừng tự hoàn thiện về đạo đức, nhân cách, chuyên môn nghiệp vụ, phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo trong hoạt động sƣ phạm, biết phối hợp nhịp nhàng với tập thể nhà trƣờng trong việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của nhà trƣờng, của ngành và của toàn xã hội.
1.4.4. Thực hiện chế độ chính sách và tạo động lực cho phát triển đội ngũ giáo viên trường trung học phổ thông viên trường trung học phổ thông
- Chế độ làm việc đối với GV trƣờng THPT đƣợc qui định tại Thông tƣ số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 6 năm 2017 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Qui định chế độ làm việc đối với GV phổ thông ban hành kèm theo Thông tƣ số 28/2009/TT-BGDĐT và văn bản hợp nhất số 03/VBHN- BGDĐT ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Bộ GD&ĐT ban hành qui định về chế độ làm việc đối với GV phổ thông, cụ thể nhƣ sau:
Điều 5: Thời gian làm việc, thời gian ngh hằng năm
Thời gian làm việc của GV THCS và THPT trong năm học là 42 tuần, trong đó:
+ 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.
+ 03 tuần dành cho học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ. + 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.
+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.
Thời gian ngh hàng năm của GV gồm: ngh hè, ngh tết âm lịch, ngh học kỳ và các ngày ngh khác, cụ thể như sau:
+ Thời gian nghỉ hè của GV thay cho nghỉ ph p hàng năm là 02 tháng, đƣợc hƣởng nguyên lƣơng và các phụ cấp (nếu có);
+ Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
+ Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.
Điều 6, 7: Định mức tiết dạy của giáo viên trường THPT công lập
+ GV THPT dạy 17 tiết/ tuần.
+ Hiệu trƣởng dạy 2 tiết/ tuần. Phó hiệu trƣởng dạy 4 tiết/ tuần. + GV làm công tác Trợ lý thanh niên dạy 2 tiết/tuần.
Điều 8: Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với GV kiêm nhiệm các công việc chuyên môn
+ GV chủ nhiệm lớp đƣợc giảm 4 tiết/tuần.
+ GV phụ trách phòng bộ môn đƣợc giảm 3 tiết/môn/tuần. + Tổ trƣởng bộ môn đƣợc giảm 3 tiết/tuần.
Điều 9: Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với GV kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức hác trong nhà trường
+ GV kiêm bí thƣ đảng bộ, bí thƣ chi bộ nhà trƣờng, chủ tịch công đoàn trƣờng hạng 1 đƣợc giảm 4 tiết/tuần, các trƣờng hạng khác đƣợc giảm 3 tiết/tuần.
+ GV kiêm công tác bí thƣ đoàn, phó bí thƣ đoàn cấp trƣờng đƣợc hƣởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 2 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.
+ GV kiêm chủ tịch hội đồng trƣờng, thƣ ký hội đồng trƣờng đƣợc giảm 2 tiết/tuần.
+ GV kiêm trƣởng ban thanh tra nhân dân trƣờng học đƣợc giảm 2 tiết/tuần. + Để đảm bảo chất lƣợng giảng dạy và chất lƣợng công tác, m i GV không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và đƣợc hƣởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.
Điều 10: Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác
+ Giáo viên đƣợc tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu đƣợc giảm 2 tiết/tuần.
+ Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống đƣợc giảm 3 tiết/tuần đối với GV THPT).
- Thực hiện chính sách tiền lƣơng, các phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nhà giáo, thu nhập tăng thêm hàng năm; thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai tạn, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện các chế độ phúc lợi tập thể, tổ chức khám bệnh, tổ chức tham quan du lịch cho GV hàng năm.