8. Cấu trúc của luận văn
1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng trung học phổ
1.5.2. Yếu tố chủ quan
1.5.2.1. Nhận thức của CBQL và GV về công tác phát triển ĐNGV các trường THPT
Trình độ nhận thức của đội ngũ GV góp phần lớn trong việc phát triển đội ngũ GV. Phát huy đƣợc thế mạnh của GV trong giảng dạy và tham gia các hoạt động của
nhà trƣờng tạo điều kiện để nâng cao chất lƣợng và hiệu quả dạy và học, đồng thời cũng góp phần tích cực cho công tác phát triển ĐNGV các trƣờng THPT.
Ngày nay, xu thế toàn cầu hóa đang phát triển mạnh mẽ. Con ngƣời – nhân tố hàng đầu của sự phát triển kinh tế xã hội đang đƣợc chính phủ các nƣớc dành sự quan tâm đặc biệt. Trong bối cảnh đó vai trò của nhà trƣờng càng trở nên quan trọng. Nhân tố đầu tiên tạo nên bộ mặt nhà trƣờng lại chính là ĐNGV, những ngƣời đƣợc xã hội giao phó trọng trách đào tạo thế hệ trẻ - những chủ nhân tƣơng lai của xã hội. Từ đó, đòi hỏi ĐNGV phải đáp ứng các yêu cầu về trình độ, năng lực và phẩm chất tốt.
1.5.2.2. Năng lực quản lí của CBQL các trường THPT
Quản lý ngày nay là một nghề, CBQL giáo dục ngày nay phải là những con ngƣời toàn năng, vừa có tầm nhìn chiến lƣợc, vừa thành thạo kỹ năng nghiệp vụ quản lý nhà trƣờng, nghiệp vụ tổ chức sƣ phạm, vừa thực hiện tốt sự liên nhân cách, biết xử lý các tình huống gay cấn của cấp quản lý. Trong đó, kỹ năng công tác kế hoạch, tổ chức, kiểm tra, xử lý thông tin theo kịp thời sự phát triển của nhà trƣờng trƣớc bối cảnh hội nhập quốc tế. Đồng thời, có một số kiến thức, kỹ năng về tin học, ngoại ngữ để theo kịp đà phát triển chung của xã hội.
Một ngƣời Hiệu trƣởng giỏi không phải là ngƣời có tham vọng tìm cách giỏi hơn mọi GV mà là ngƣời biết dùng GV giỏi. Do đó, quản lý ĐNGV là cả một nghệ thuật, ngƣời hiệu trƣởng phải làm sao để xây dựng ĐNGV thành một tổ chức biết học hỏi.
Chính vì vậy hiệu quả quản lý ĐNGV, trƣớc tiên phụ thuộc vào nhận thức, trình độ tổ chức và năng lực hoạt động thực tiễn của đội ngũ CBQL ở các cấp. Bên cạnh trình độ chuyên môn, ngƣời CBQL còn là ngƣời có trình độ tổ chức, khả năng xử lý linh hoạt các tình huống thực tế, là ngƣời thức thời, nhạy bén với thời cuộc, khả năng nắm bắt tâm lý con ngƣời, ... điều đó đòi hỏi cái tâm, cái tầm của nhà quản lý phải cao. Nói cách khác nghệ thuật quản lý của nhà quản lý tác động rất lớn đến hiệu quả quản lý đội ngũ GV.
1.5.2.3. Chất lượng của ĐNGV các trường THPT
“Nhà giáo giữ vai trò quyết định trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục”. Vì vậy, ĐNGV các trƣờng THPT công lập nói chung và từng GV nói riêng phải có đủ phẩm chất đạo đức và tài năng. Do đó nhà trƣờng phải hết sức quan tâm phát triển năng lực, nhân cách của ngƣời GV, điều đó đƣợc thể hiện ở các mặt sau:
- Ngƣời GV phải nắm vững kiến thức chuyên môn, kĩ thuật thuộc chƣơng trình giảng dạy, các kiến thức liên quan và phải có tay nghề thành thạo.
- Ngƣời GV phải có phẩm chất đạo đức tốt, phải có kiến thức sƣ phạm nghề nghiệp vững chắc, có kĩ năng dạy học thành thạo và có hiệu quả.
Bên cạnh đó, sự phát triển của KT-XH, đặc biệt KH-CN phát triển nhanh đã làm tăng năng suất lao động và hiệu quả kinh tế. Do đó, đòi hỏi lực lƣợng lao động phải có trình độ tay nghề cao. Điều này k o theo việc ĐNGV các trƣờng THPT công lập phải nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm để đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực… Vì vậy, yếu tố nhận thức về tầm quan trọng của phát triển ĐNGV và năng lực tự thân của m i GV là các yếu tố nội lực giúp cho họ tự học tập, bồi dƣỡng để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sƣ phạm, r n luyện phẩm chất đạo đức góp phần nâng cao chất lƣợng ĐNGV các trƣờng THPT công lập.
1.5.2.4. Môi trường và điều kiện làm việc của ĐNGV các trường THPT
Chất lƣợng của ĐNGV đƣợc tạo nên bởi chất lƣợng của từng giáo viên, chất lƣợng giáo viên đƣợc tạo nên bởi nhiều yếu tố: đạo đức nghề nghiệp, trình độ chuyên môn, khả năng về nghiệp vụ, những điều kiện dạy học để giáo viên thực hiện tốt nhiệm vụ của mình, các mối quan hệ tốt đ p trong nhà trƣờng ...
tất cả các trƣờng học, phƣơng tiện dạy học và CSVC của nhà trƣờng giữ vai trò rất quan trọng, nó giúp cho nhà trƣờng tổ chức các hoạt động giảng dạy và giáo dục, giúp cho giáo viên phát huy tối đa năng lực sƣ phạm và hiệu quả giảng dạy, giáo dục học sinh, góp phần quyết định chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng. Vì vậy, trong khả năng và điều kiện của mình, nhà trƣờng cần phải quan tâm trang bị cơ sở hạ tầng, cung cấp đầy đủ các trang thiết bị, phƣơng tiện dạy học cần thiết cho giáo viên.
Bên cạnh đó, chất lƣợng của ĐNGV còn đƣợc tạo nên bởi quá trình tổ chức giáo viên thành đội ngũ thực hiện quá trình lao động hiệu quả. Nghĩa là, hiệu trƣởng phải quan tâm xây dựng môi trƣờng sƣ phạm an toàn, lành mạnh, tạo đƣợc bầu không khí tốt đ p trong tập thể, thực hiện tốt quy chế dân chủ trong đơn vị, tổ chức và thực hiện tốt công tác thi đua khen thƣởng; hiệu trƣởng biết đánh giá cấp dƣới một cách tốt nhất, biết cách lôi cuốn họ say mê với công việc, phân công và tạo điều kiện cho từng giáo viên phát triển năng lực, hết sức quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của từng giáo viên trong đơn vị. Xây dựng đƣợc môi trƣờng làm việc tốt sẽ phát huy tối đa năng lực của từng giáo viên, giúp họ gắn kết với nhau và gắn kết với mọi hoạt động của nhà trƣờng, thúc đẩy sự phát triển ĐNGV, nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng.
Phát triển ĐNGV các trƣờng THPT là xây dựng đội ngũ đủ về số lƣợng, bảo đảm về chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu thực hiện có hiệu quả mục tiêu, kế hoạch và nâng cao chất lƣợng giáo dục của nhà trƣờng, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản và toàn diện GD&ĐT, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. Vì vậy, công tác phát triển ĐNGV các trƣờng THPT có ý nghĩa quan trọng.
Để có cơ sở thực tiễn, đề tài sẽ tiếp tục nghiên cứu khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội, giáo dục của thành phố Cà Mau; đồng thời khảo sát,
phân tích thực trạng các hoạt động phát triển ĐNGV ở các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau. Từ đó, tác giả đề xuất đƣợc các biện pháp hiệu quả mang tính cấp thiết và khả thi nhằm góp phần thúc đẩy công tác phát triển ĐNGV các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Cà Mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông.
TIỂU KẾT CHƢƠNG 1
Mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông hiện nay có nhiều điểm mới. Trƣớc hết là việc nhấn mạnh tập trung hình thành năng lực công dân; năng lực thực hành và vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Phát triển năng lực là một trong những yêu cầu quan trọng, thể hiện rõ nét nhất nhằm thực hiện công việc có hiệu quả.
Đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt của đổi mới căn bản, toàn diện GDĐT. Đội ngũ giáo viên chính là ngƣời tổ chức, hƣớng dẫn, giảng dạy và giáo dục học sinh; nhằm hình thành cho học sinh hệ thống tri thức khoa học, các kỹ năng kỹ xảo vận dụng linh hoạt, sáng tạo tri thức để giải quyết các vấn đề do thực tiễn xã hội đặt ra. Đội ngũ giáo viên là ngƣời có đủ phẩm chất và năng lực theo quy định để đào tạo cho học sinh thành những con ngƣời toàn diện nhƣ mục tiêu giáo dục đã đặt ra để đáp ứng phù hợp với yêu cầu của xã hội. Có thể nói: Đội ngũ giáo viên có vai trò và vị trí đặc biệt quan trọng, là nhân vật trung tâm trong nhiệm vụ này.
Cùng với đổi mới cơ chế quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên trong đó có đội ngũ giáo viên THPT và cán bộ quản lý là khâu then chốt của đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục nƣớc ta hiện nay. Nghị quyết TW VIII khóa XI yêu cầu: “Nâng cao nhận thức về vai trò quyết định chất lƣợng giáo dục và đào tạo của đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”.
Tóm lại, trong chƣơng 1, luận văn đã hệ thống hóa cơ sở lý luận , làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài cũng nhƣ các nội dung, yêu đổi mới giáo dục phổ thông. Trên cơ sở đó làm sáng tỏ những yêu cầu cần thiết phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo tinh thần đổi mới giáo dục hiện nay.
CHƢƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN Ở CÁC TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CÀ MAU
ĐÁP ỨNG YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO DỤC PHỔ THÔNG