Thực hiện chế độ chính sách và tạo động lực cho phát triển đội ngũ giáo

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 41)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4. Phát triển đội ngũ giáo viên THPT theo yêu cầu đổi mới giáo dục

1.4.4. Thực hiện chế độ chính sách và tạo động lực cho phát triển đội ngũ giáo

viên trường trung học phổ thông

- Chế độ làm việc đối với GV trƣờng THPT đƣợc qui định tại Thông tƣ số 15/2017/TT-BGDĐT ngày 09 tháng 6 năm 2017 của Bộ trƣởng Bộ GD&ĐT về sửa đổi, bổ sung một số điều của Qui định chế độ làm việc đối với GV phổ thông ban hành kèm theo Thông tƣ số 28/2009/TT-BGDĐT và văn bản hợp nhất số 03/VBHN- BGDĐT ngày 23 tháng 6 năm 2017 của Bộ GD&ĐT ban hành qui định về chế độ làm việc đối với GV phổ thông, cụ thể nhƣ sau:

Điều 5: Thời gian làm việc, thời gian ngh hằng năm

Thời gian làm việc của GV THCS và THPT trong năm học là 42 tuần, trong đó:

+ 37 tuần dành cho việc giảng dạy và hoạt động giáo dục theo quy định về kế hoạch thời gian năm học.

+ 03 tuần dành cho học tập, bồi dƣỡng nâng cao trình độ. + 01 tuần dành cho việc chuẩn bị năm học mới.

+ 01 tuần dành cho việc tổng kết năm học.

Thời gian ngh hàng năm của GV gồm: ngh hè, ngh tết âm lịch, ngh học kỳ và các ngày ngh khác, cụ thể như sau:

+ Thời gian nghỉ hè của GV thay cho nghỉ ph p hàng năm là 02 tháng, đƣợc hƣởng nguyên lƣơng và các phụ cấp (nếu có);

+ Thời gian nghỉ tết âm lịch, nghỉ học kỳ theo quy định của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;

+ Các ngày nghỉ khác theo quy định của Bộ Luật lao động.

Điều 6, 7: Định mức tiết dạy của giáo viên trường THPT công lập

+ GV THPT dạy 17 tiết/ tuần.

+ Hiệu trƣởng dạy 2 tiết/ tuần. Phó hiệu trƣởng dạy 4 tiết/ tuần. + GV làm công tác Trợ lý thanh niên dạy 2 tiết/tuần.

Điều 8: Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với GV kiêm nhiệm các công việc chuyên môn

+ GV chủ nhiệm lớp đƣợc giảm 4 tiết/tuần.

+ GV phụ trách phòng bộ môn đƣợc giảm 3 tiết/môn/tuần. + Tổ trƣởng bộ môn đƣợc giảm 3 tiết/tuần.

Điều 9: Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với GV kiêm nhiệm công tác Đảng, đoàn thể và các tổ chức hác trong nhà trường

+ GV kiêm bí thƣ đảng bộ, bí thƣ chi bộ nhà trƣờng, chủ tịch công đoàn trƣờng hạng 1 đƣợc giảm 4 tiết/tuần, các trƣờng hạng khác đƣợc giảm 3 tiết/tuần.

+ GV kiêm công tác bí thƣ đoàn, phó bí thƣ đoàn cấp trƣờng đƣợc hƣởng chế độ, chính sách theo Quyết định số 13/2013/QĐ-TTg ngày 06 tháng 2 năm 2013 của Thủ tƣớng Chính phủ về chế độ, chính sách đối với cán bộ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Sinh viên Việt Nam, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trong các cơ sở giáo dục và cơ sở dạy nghề.

+ GV kiêm chủ tịch hội đồng trƣờng, thƣ ký hội đồng trƣờng đƣợc giảm 2 tiết/tuần.

+ GV kiêm trƣởng ban thanh tra nhân dân trƣờng học đƣợc giảm 2 tiết/tuần. + Để đảm bảo chất lƣợng giảng dạy và chất lƣợng công tác, m i GV không làm kiêm nhiệm quá 2 chức vụ và đƣợc hƣởng chế độ giảm định mức tiết dạy của chức vụ có số tiết giảm cao nhất.

Điều 10: Chế độ giảm định mức tiết dạy đối với các đối tượng khác

+ Giáo viên đƣợc tuyển dụng bằng hợp đồng làm việc lần đầu đƣợc giảm 2 tiết/tuần.

+ Giáo viên nữ có con nhỏ từ 12 tháng trở xuống đƣợc giảm 3 tiết/tuần đối với GV THPT).

- Thực hiện chính sách tiền lƣơng, các phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên nhà giáo, thu nhập tăng thêm hàng năm; thực hiện các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm tai tạn, bảo hiểm thất nghiệp; thực hiện các chế độ phúc lợi tập thể, tổ chức khám bệnh, tổ chức tham quan du lịch cho GV hàng năm.

- Tạo điều kiện môi trƣờng làm việc thuận lợi cho ĐNGV:

+ Xây dựng môi trƣờng làm việc đoàn kết, thân thiện, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho ĐNGV hoạt động hiệu quả.

+ Xây dựng môi trƣờng pháp lí của trƣờng THPT mọi thành viên trong nhà trƣờng đều coi trọng luật pháp, quy chế, quy định trong thực hiện nhiệm vụ của mình).

+ Tổ chức tốt công tác đánh giá, xếp loại GV gắn với công tác thi đua, khen thƣởng, phân công, bố trí GV nhằm phát huy hiệu quả năng lực của GV, nâng cao chất lƣợng ĐNGV.

+ Tạo điều kiện, cơ hội để cho GV thể hiện và tự khẳng định mình; tổ chức hiệu quả các hoạt động tham quan, giao lƣu, học tập trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nhà trƣờng.

+ Quan tâm chăm lo về cơ sở vật chất, trang thiết bị h trợ dạy học, đảm bảo an toàn, an ninh cho GV khi tham gia giảng dạy và giáo dục tại nhà trƣờng.

+ Quan tâm, thăm hỏi, động viên GV nhân ngày sinh nhật, lễ, tết, khi gặp khó khăn trong cuộc sống. Tổ chức cho GV hằng năm tham quan, học hỏi kinh nghiệm với các trƣờng THPT khác vào thời gian phù hợp. Thƣờng xuyên tổ chức các hoạt động

giao lƣu văn nghệ, thể thao nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm nhằm tạo sự đoàn kết gắn bó và môi trƣờng làm việc thân thiện cho ĐNGV.

Việc thực hiện tốt các chế độ chính sách và tạo điều kiện môi trƣờng làm việc cho ĐNGV các trƣờng THPT là điều kiện cần thiết để động viên, khuyến khích GV n lực làm việc và cống hiến nhiều hơn nữa cho công tác giảng dạy, giáo dục cũng nhƣ các hoạt động khác của nhà trƣờng.

Xây dựng môi trƣờng thuận lợi cho GV nhằm đảm bảo sự ổn định lâu dài, sự gắn bó chặt chẽ của đội ngũ trong hoạt động sƣ phạm là một yêu cầu hết sức quan trọng và thiết thực. Tạo đƣợc môi trƣờng hoạt động thuận lợi sẽ giúp cho đội ngũ GV hoàn thành tốt các nhiệm vụ đƣợc giao. Trƣớc tiên, đó là môi trƣờng đáp ứng các điều kiện về cơ sở vật chất và phƣơng tiện dạy học phục vụ cho việc nâng cao chất lƣợng dạy học của GV. Tiếp theo là môi trƣờng mà m i GV đều cảm thấy có sự công bằng trong đãi ngộ và đánh giá; cảm thấy có động lực để làm tốt hơn công việc của mình; cảm nhận đƣợc việc kích thích động cơ từ ngƣời quản lý. Điều này yêu cầu hiệu trƣởng phải thiết lập các cơ chế, chính sách tạo động lực phát triển ĐNGV. Cụ thể:

Bảo đảm mọi chế độ chính sách

Hiệu trƣởng cần thực hiện đầy đủ các chế độ chính sách đã ban hành đối với GV, nhân viên trong trƣờng: chế độ lƣơng, phụ cấp; chế độ đào tạo, bồi dƣỡng nâng cao trình độ đƣợc hƣởng lƣơng, phụ cấp; chế độ bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, đƣợc khen thƣởng khi có thành tích, đƣợc quyền biết rõ nguyên nhân khi bị phê bình, kỷ luật,… Hiệu trƣởng vừa đảm bảo cho GV đƣợc hƣởng những quyền lợi chính đáng đồng thời vừa giáo dục họ thấy rõ bổn phận và trách nhiệm trƣớc tập thể nhà trƣờng.

- Đáp ứng nhu cầu chính đáng của GV: Nhu cầu cơ bản; Nhu cầu đƣợc an toàn; Nhu cầu xã hội; Nhu cầu đƣợc thừa nhận và đƣợc tôn trọng; Nhu cầu đƣợc thể hiện.

+ Xây dựng khối đoàn kết trong tập thể sƣ phạm nhà trƣờng: Xây dựng tập thể sƣ phạm đoàn kết, hiệu trƣởng cần thực hiện: Xây dựng sự đoàn kết trong tập thể CBQL, lãnh đạo nhà trƣờng; Xây dựng cộng đồng học tập; Xây dựng bầu không khí tâm lý tập thể lành mạnh; Uy tín thực sự trong tập thể sƣ phạm; Coi trọng chất lƣợng, hiệu quả công việc; Đảm bảo quy chế dân chủ; Có tƣ duy năng động, sáng tạo và có lòng nhiệt tình.

1.4.5. Kiểm tra, đánh giá phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường THPT

- Kiểm tra và đánh giá là các hoạt động quản lí để thực hiện các chức năng kiểm tra và đánh giá trong quản lí. Trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay thì việc kiểm tra, đánh giá ĐNGV các trƣờng THPT có ý nghĩa quan trọng trong công tác phát triển ĐNGV.

- Kiểm tra là theo d i, giám sát việc thực hiện kế hoạch và uốn nắn, điều chỉnh các hoạt động hay điều chỉnh kế hoạch ph hợp với thực tiễn. Để kiểm tra, ngƣời quản lí phải đặt ra những chuẩn mực, đối chiếu với chuẩn đặt ra, điều chỉnh những sai lệch và điều chỉnh chuẩn mực nếu cần. Về chuẩn đánh giá chất lƣợng ĐNGV, ngoài các yếu tố thành ĐNGV thì ngƣời quản lí phải xây dựng những chuẩn mực ph hợp với tình hình, điều kiện mà ĐNGV của mình có khả năng phấn đấu để đạt những chuẩn mực nhất định ph hợp với yêu cầu của sự phát triển.

- Đánh giá ĐNGV các trƣờng THPT căn cứ các nội dung sau:

+ Về số lƣợng: Căn cứ theo Thông tƣ số 16/2017/TT- BGDĐT ngày 12 tháng 7 năm 2017 hƣớng dẫn danh mục khung vị trí việc làm và định mức số lƣợng ngƣời làm việc trong các cơ sở giáo dục phổ thông công lập.

+ Về cơ cấu: Cơ cấu môn học, cơ cấu độ tuổi, cơ cấu giới tính, cơ cấu thành phần chính trị đảm bảo đạt đƣợc sự cân đối, đồng bộ trong ĐNGV của nhà trƣờng.

+ Về chất lƣợng: Căn cứ theo Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông(Ban hành m theo Thông tư số 20/2018/TT-BGDĐT ngày 22 tháng 8 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).

- Đánh giá ĐNGV các trƣờng THPT đƣợc thực hiện thông qua các hoạt động quản lí cụ thể sau:

+ Xác định các nội dung đánh giá hoạt động của GV các trƣờng THPT trên cơ sở công việc mà họ đƣợc phân công.

+ Xác định các tiêu chí đánh giá hoạt động của GVcác trƣờng THPT lập trên cơ sở yêu cầu của Quy định chuẩn nghề nghiệp giáo viên cơ sở giáo dục phổ thông.

+ Lựa chọn và phối hợp có hiệu quả hoạt động đánh giá của nhiều lực lƣợng với hoạt động tự đánh giá của GV các trƣờng THPT công lập.

+ Thu thập và xử lí thông tin để nhận biết kết quả hoạt động của GV các trƣờng THPT công lập. So sánh kết quả hoạt động của GV các trƣờng THPT lập với các tiêu chí để nhận biết các điểm tốt, các điểm còn hạn chế hoặc sai phạm của GV.

+ Có các quyết định quản lí nhằm phát huy các điểm tốt, khắc phục các điểm còn hạn chế, xử lí các sai phạm của GV các trƣờng THPT; gắn kết chặt chẽ hoạt động đánh giá ĐNGV với việc đào tạo, bồi dƣỡng hoặc tự bồi dƣỡng của ĐNGV. Phối hợp có hiệu quả hoạt động đánh giá ĐNGV với hoạt động tuyên dƣơng, khen thƣởng, kỷ luật, bố trí, sử dụng, tuyển dụng ĐNGV các trƣờng THPT.

- Đánh giá ĐNGV các trƣờng THPT tuân thủ theo các bƣớc cụ thể nhƣ sau: + Bƣớc 1: Giáo viên tự đánh giá, xếp loại.

+ Bƣớc 2: Tổ chuyên môn đánh giá, xếp loại. + Bƣớc 3: Hiệu trƣởng đánh giá, xếp loại.

Thông qua hội đồng thi đua nhà trƣờng, thông báo kết quả đánh giá xếp loại cho toàn thể hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng.

Tóm lại: Việc kiểm tra, đánh giá ĐNGV là một khâu quan trọng để phân loại, xếp loại ĐNGV các trƣờng THPT trong từng năm học, kết quả đánh giá, xếp loại ĐNGV giúp cho nhà trƣờng có cơ sở để tiến hành xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, phân công giảng dạy, bố trí công tác, xem xét nâng lƣơng, đề bạt, khen thƣởng, cải tiến cơ cấu tổ chức. Thông qua việc kiểm tra, đánh giá giúp cho GV nhìn thấy đƣợc mức độ thực hiện công việc của họ so với yêu cầu và so với ngƣời khác, giúp GV điều chỉnh, sửa chữa các thiếu sót trong quá trình làm việc, đồng thời kích thích, động viên tạo động lực làm việc cho họ. Đánh giá hiệu quả làm việc còn giúp nhà quản lí nhận đƣợc thông tin phản hồi của GV về phƣơng pháp quản lí, các chế độ, chính sách của nhà trƣờng, tăng cƣờng quan hệ đoàn kết gắn bó trong nhà trƣờng.

Kiểm tra là một chức năng cơ bản và quan trọng của quản lý. Quản lý mà không kiểm tra thì coi nhƣ không quản lý. Theo lý thuyết hệ thống kiểm tra chính là thiết lập mối quan hệ ngƣợc trong quản lý.

Kiểm tra đội ngũ GV là quá trình thu thập và phân tích thông tin về từng con ngƣời cụ thể, cũng nhƣ cả ĐNGV nhằm hiểu rõ về những đối tƣợng này một cách khách quan trên tinh thần dân chủ. Thông qua chức năng kiểm tra giúp cho chủ thể quản lý điều khiển tối ƣu quá trình phát triển đội ngũ.

Đánh giá ĐNGV là một quá trình hoạt động đƣợc tiến hành có hệ thống, nhằm xác định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của GV về mục tiêu, chỉ tiêu (số lƣợng, cơ cấu, chất lƣợng), nó bao hàm sự mô tả định tính và định lƣợng các kết quả đạt đƣợc thông qua những nhận xét so sánh với mục tiêu.

Qua kiểm tra, đánh giá có thể xếp loại đƣợc ĐNGV một cách khách quan, chính xác và qua đó xác lập đƣợc định hƣớng phát triển ĐNGV trƣờng THPT tƣơng lai. Để thực hiện tốt công việc này chủ thể quản lý cần thực hiện các nội dung sau:

- Lập kế hoạch kiểm tra, đánh giá theo đúng kế hoạch chung đã xác định; - Kiểm tra, đánh giá tổ chức thực hiện:

+ Đề xuất việc tuyển dụng, luân chuyển; + Đào tạo, bồi dƣỡng;

+ Thực hiện chế độ chính sách cán bộ.

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến phát triển đội ngũ giáo viên trƣờng trung học phổ thông phổ thông

Công tác phát triển ĐNGV trƣờng THPT chịu ảnh hƣởng của rất nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố khách quan và chủ quan.

1.5.1. Yếu tố khách quan

1.5.1.1. Chủ trương của Đảng và chủ trương của Nhà nước về phát triển đội ngũ giáo viên

Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII khẳng định: “Cùng với khoa học và công nghệ, GD&ĐT phải được coi là quốc sách hàng đầu”. Điều này đƣợc hiểu là: “Nói giáo dục là quốc sách hàng đầu có nghĩa là giáo dục phải được ưu tiên hàng đầu trong các chính sách quốc gia” [34].

Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tƣ cho giáo dục là đầu tƣ phát triển đã trở thành quan điểm phổ biến trong việc hoạch định chính sách của Đảng và chính quyền các cấp. “Phát triển giáo dục là nền tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp CNH, HĐH, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [3].

Về đổi mới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ, Nghị quyết Đại hội Đảng khóa VIII đã nêu: “Đổi mới công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ GV và CBQL giáo dục. Sử dụng GV đúng năng lực, đãi ngộ đúng công sức và tài năng với tinh thần ưu đãi và tôn vinh nghề dạy học” [35].

Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2001-2010, trong phần mục tiêu chung đã xác định: “Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp học và trình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy-học; đổi mới quản lý giáo dục tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát triển giáo dục” [3].

Quyết định số 09/2005/QĐ-TTg ngày 11/01/2005 của Thủ tƣớng Chính phủ về việc phê duyệt đề án “Xây dựng, nâng cao chất lƣợng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục giai đoạn 2005-2010”, mục tiêu tổng quát nêu: “Xây dựng đội ngũ nhà giáo và CBQL giáo dục theo hướng chuẩn hóa, nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chú trọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, lương tâm nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của nhà giáo đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của sự nghiệp giáo dục trong công cuộc đẩy mạnh

Một phần của tài liệu Phát triển đội ngũ giáo viên ở các trường trung học phổ thông trên địa bàn thành phố cà mau tỉnh cà mau đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông 1 (Trang 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)