Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực trong cộng đồng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 78 - 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trƣờng mầm non huyện

3.2.2. Xây dựng kế hoạch huy động các nguồn lực trong cộng đồng

3.2.2.1. Mục tiêu của biện pháp

Việc xây dựng kế hoạch quản lý công tác HĐCĐ phải phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phƣơng cũng nhƣ của mỗi nhà trƣờng. Kế hoạch đƣợc xây dựng đảm bảo tính khả thi và đáp ứng yêu cầu phát triển sự nghiệp giáo dục, tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Kế hoạch hóa giúp cho CBQL rà soát, khảo sát, đánh giá đúng đặc điểm tình hình của địa phƣơng, đơn vị, dự báo về những biến động đời sống xã hội của địa phƣơng và tình hình giáo dục tại đơn vị, dự kiến về thuận lợi, khó khăn của công tác HĐCĐ và quản lý công tác HĐCĐ. Từ đó, xây dựng kế hoạch thực hiện trong chƣơng trình của nhà trƣờng, đảm bảo tính đồng bộ, cụ thể, thiết thực và khả thi. Khi kế hoạch có tính đến các yếu tố phát sinh, có phƣơng hƣớng giải quyết một cách hợp lý và chú ý tới phân bổ mạng lƣới trƣờng lớp và các loại hình trƣờng cho phù hợp. Vì vậy, việc xây dựng kế hoạch thực hiện công tác HĐCĐ là một trong những biện pháp quan trọng giúp nhà trƣờng thực hiện tốt công tác HĐCĐ.

3.2.2.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung của biện pháp

Lập kế hoạch HĐCĐ ở các trƣờng mầm non là việc cụ thể hóa các mục tiêu chung thành những hoạt động thực tiễn cụ thể. Đồng thời, phải xác định rõ những chỉ tiêu phấn đấu, với phƣơng pháp, hình thức, điều kiện, thời gian và nguồn lực để thực hiện.

Việc lập kế hoạch cần tham khảo ý kiến của các tổ chức, đoàn thể có liên quan, các chuyên gia đóng góp ý kiến của những cán bộ, giáo viên, PHHS có nhiều kinh nghiệm và uy tín. Khi xây dựng kế hoạch phải luôn bám sát các mục tiêu phát triển của Đảng, Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng và nhà trƣờng. Nội dung, hình thức, biện pháp thực hiện kế hoạch phải xuất phát từ mục tiêu HĐCD. Kế hoạch HĐCĐ cần

có kế hoạch vĩ mô, chiến lƣợc cho cả một giai đoạn, đồng thời phải có kế hoạch cụ thể cho từng năm học, từng học kỳ, cùng với từng hoạt động chủ điểm, dịp lễ, kỷ niệm, phong trào, các cuộc vận động lớn. Kế hoạch phải đƣợc triển khai đúng thời điểm, đúng tiến độ, đồng bộ, thống nhất, đƣợc quán triệt trong toàn thể đơn vị nahf trƣờng cùng PHHS và đƣợc kiểm tra, đánh giá thƣờng xuyên, kịp thời. Khi xây dựng kế hoạch cần xác định các nguồn lực phục vụ thực hiện kế hoạch, dự kiến các nguồn lực cần đƣợc hỗ trợ cần thiết cho công tác phát triển giáo dục tại đơn vị. Để xây dựng kế hoạch phát triển có tính khả thi, bản thân các trƣờng mầm non phải tự thay đổi và đổi mới mình. Căn cứ vào mục tiêu và nội dung giáo dục, trƣớc tiên nhà trƣờng phải đổi mới phƣơng pháp giáo dục, đổi mới phƣơng pháp nuôi dạy, đánh giá tình hình phát triển của trẻ. Tiếp đó, nhà trƣờng cần tổ chức đa dạng các hình thức HĐCĐ, các hoạt động ngoài giờ lên lớp phù hợp lứa tuổi trẻ. Các trƣờng căn cứ cụ thể vào tình hình nhà trƣờng và địa phƣơng, những thuận lợi, khó khăn, chỉ tiêu cần đạt về số lƣợng và chất lƣợng, điều kiện thực hiện, xác định những biện pháp cụ thể hƣớng tới mục tiêu cần đạt của công tác HĐCĐ.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Để công tác HĐCĐ đạt đƣợc những kết quả tốt, đầu tiên, Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non cần xác định rõ mục tiêu của công tác HĐCĐ tại đơn vị mình, là yêu cầu cần thiết để huy động mọi nguồn lực từ cộng đồng cùng phát triển GDMN. HĐCĐ tham gia xây dựng và phát triển nhà trƣờng nhằm xây dựng các điều kiện thiết yếu phục vụ cho quá trình giáo dục trẻ ở trƣờng mầm non có một môi trƣờng học tập lành mạnh cho trẻ, cơ sở trƣờng lớp, đội ngũ giáo viên đạt chuẩn. Đồng thời, tạo môi trƣờng giáo dục trẻ thống nhất giữa nhà trƣờng-gia đình-xã hội từ đó góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, thực hiện mục tiêu giáo dục phát triển toàn diện và phát huy tốt nhất tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân.

Kế hoạch phải đƣợc xây dựng trên cơ sở ý kiến của tất cả cán bộ giáo viên của trƣờng, ban đại diện PHHS, các chuyên gia góp ý để đƣa ra các chỉ tiêu, biện pháp thực hiện phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của địa phƣơng. Kế hoạch triển khai thực hiện không mang tính áp đặt mà do chính mọi ngƣời đề ra, cùng thực hiện, cùng chịu trách nhiệm; phát huy cao vai trò của Hội đồng giáo dục nhà trƣờng.

Kế hoạch đƣợc xây dựng phải đảm bảo tính khả thi về số lƣợng lớp, học sinh đƣợc dự kiến theo kết quả thống kê về dân số trong độ tuổi mầm non, mẫu giáo; dự kiến chất lƣợng, hiệu quả đào tạo.

Kế hoạch thực hiện công tác HĐCĐ phải xây dựng kết quả dự kiến thực hiện đƣợc đối với từng đối tƣợng cụ thể. Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non cần xác định tình hình giáo dục cụ thể của đơn vị để đƣa ra những nhiệm vụ cần đạt đƣợc trong

từng giai đoạn cụ thể đối với công tác HĐCĐ. Khi CBQL dự kiến cụ thể kết quả cần đạt theo thời gian sẽ thuận lợi khi tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, định hƣớng đƣợc đối tƣợng huy động. Thời gian thực hiện kế hoạch là yếu tố vô cùng quan trọng để đem lại kết quả tích cực cho công tác HĐCĐ. Thông qua kế hoạch, CBQL phải xác định thời gian thực hiện từng nội dung HĐCĐ sao cho phù hợp với điều kiện, khả năng của từng đối tƣợng. Việc này yêu cầu CBQL trƣờng mầm non phải tìm hiểu về đối tƣợng cần huy động, nắm đƣợc tình hình kinh tế các cá nhân, tổ chức, địa phƣơng để tiến hành huy động trong thời gian phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất. Kế hoạch cần phân công cụ thể nhiệm vụ đối với một số thành viên làm chủ thể HĐCĐ. CBQL ở các trƣờng mầm non phải có tầm nhìn bao quát, chủ động phát huy quyền tự chủ của mình; phải biết phân tích điểm mạnh điểm yếu của từng cán bộ, GV trong trƣờng để phân công nhiệm vụ nhằm đạt đƣợc kết quả nhƣ mong muốn. Đồng thời, CBQL phải biết tranh thủ sự giúp đỡ, ủng hộ của các lực lƣợng xã hội, tạo mối quan hệ tốt với các cá nhân, tổ chức tại địa phƣơng.

3.2.2.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng cần phải chú trọng việc xây dựng đội ngũ cán bộ, GV nhiệt tình trong công tác, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng, nắm vững đƣờng lối chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc. Khi chất lƣợng đội ngũ đƣợc nâng cao thì việc thực hiện kế hoạch đạt đƣợc kết quả tốt. Khi xây dựng kế hoạch không thể thiếu nội dung đánh giá kết quả thực hiện để rút kinh nghiệm, điều chỉnh cho phù hợp hoặc nhân rộng những điển hình thực hiện tốt kế hoạch và mang lại hiệu quả cao trong công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 78 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)