Kiểm tra đánh giá công tác huy động cộng đồng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 37 - 38)

8. Cấu trúc của luận văn

1.4.4. Kiểm tra đánh giá công tác huy động cộng đồng

Kiểm tra là xem xét tình hình thực tế để đánh giá, nhận xét, để chỉ đạo hoạt động của chủ thể tác động vào đối tƣợng kiểm tra. Kiểm tra là một trong những biện pháp quan trọng và là kỹ năng cần thiết của hiệu trƣởng để nâng cao hiệu quả quản lý nhà nƣớc (Phan Thanh Dũng, 2014, tr.80). Việc tổ chức kiểm tra đánh giá huy động nguồn lực cộng đồng trong công tác phát triển cơ sở giáo dục mầm non là quá trình thu thập thông tin về các nguồn lực đóng góp một cách có hệ thống, phân tích và đối chiếu với mục tiêu của chƣơng trình huy động cộng đồng cho phát triển giáo dục mầm non, nhằm theo dõi đầy đủ các nguồn lực đầu tƣ từ cộng đồng và đảm bảo sử dụng hợp lý các nguồn lực cộng đồng phù hợp với mục tiêu giáo dục. Việc kiểm tra đánh giá công tác huy động cộng đồng là việc làm hết sức cần thiết. Từ đó, làm cho các hoạt động đạt kết quả tốt hơn, đồng thời phát hiện ra những sai sót để có biện pháp khắc phục đảm bảo cho hoạt động huy động cộng đồng thực hiện đúng hƣớng.

Nội dung của công tác kiểm tra hiệu quả huy động và sử dụng nguồn lực nhà trƣờng bao gồm các nội dung sau:

+ Về công tác tài chính, kiểm tra cách thức nhà trƣờng quản lý các nguồn tài chính bao gồm: Việc huy động và sử dụng các nguồn tài chính khác nhau; Thành phần nhân sự của trƣờng tham gia lập kế hoạch tài chính; Phân bổ nguồn vốn theo nhu cầu và những hạng mục ƣu tiên; Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ về tài chính; Chấp hành định mức quy định của Nhà nƣớc; Chất lƣợng, hiệu quả của công tác tài chính.

+ Về cơ sở vật chất, kiểm tra cách thức nhà trƣờng quản lý cơ sở vật chất nhằm cung cấp một môi trƣờng học tập và làm việc hiệu quả, bao gồm: Cách thức nhà trƣờng quản lý các phòng học, phòng chức năng, thiết bị và tài liệu: tự đánh giá (đánh giá trong) về việc sử dụng CSVC, mức độ đảm bảo, việc nâng cấp định kỳ đáp ứng nhu cầu, đánh giá ngoài, chất lƣợng quản lý CSVC...; Cách thức nhà trƣờng quản lý các nguồn dạy – học nhằm hỗ trợ mục tiêu tổng thể của nhà trƣờng: thu hút sự tham gia của giáo viên, nhân viên trong việc lựa chọn, mức độ đảm bảo khả năng tiếp cận và sự đầy đủ, mức độ đảm bảo việc sử dụng, hệ thống duy trì và thay thế, việc thu thập thông tin phản hồi từ ngƣời sử dụng và chất lƣợng quản lý các nguồn dạy – học.

+ Về thông tin: phân tích, kiểm tra cách thức nhà trƣờng lựa chọn, quản lý và sử dụng thông tin, dữ liệu thế nào? Có sáng tạo để hỗ trợ nhà trƣờng trong việc thực hiện các kế hoạch hành động của nhà trƣờng không? Hiệu quả phụ thuộc: Việc tổ chức quản lý thông tin và dữ liệu cho việc lập kế hoạch và quản lý hành chính; Phƣơng pháp trƣờng lựa chọn và sử dụng các dữ liệu để thực hiện các hoạt động của nhà

trƣờng; Cách thức nhà trƣờng phân tích, sử dụng dữ liệu và thông tin nhằm hỗ trợ việc lập kế hoạch, tổ chức, kiểm tra quá trình thực hiện các kế hoạch hoạt động của nhà trƣờng; Cách thức nhà trƣờng thiết lập mối quan hệ hợp tác với các nguồn lực; Cách thức nhà trƣờng tạo mối quan hệ với CMHS; Công tác tham mƣu của nhà trƣờng trong khai thác sự hỗ trợ của các cấp QL (chính quyền địa phƣơng, cơ quan QLGD, doanh nghiệp, các tổ chức Hội, đoàn thể....); Công tác tổ chức và các quy trình hành chính của nhà trƣờng; Việc ứng dụng công nghệ thông tin để hỗ trợ các hoạt động của nhà

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)