Hoàn thiện bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý công tác huy

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 80)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trƣờng mầm non huyện

3.2.3. Hoàn thiện bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý công tác huy

động các nguồn lực trong cộng đồng

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non về bản chất là một “Chƣơng trình khoa học – thực tiễn” của ngành GDMN dƣới sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng nhằm làm cho ngành GDMN ảnh hƣởng tới đời sống cộng đồng để cộng đồng cùng chung tay phát triển sự nghiệp giáo dục trẻ thơ, đồng thời làm cho cộng đồng, mọi tầng lớp dân cƣ trên địa bàn cộng đồng tăng cƣờng trách nhiệm với GDMN. Với ý nghĩa này đòi hỏi các cấp quản lý công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non phải có cơ chế quản lý tăng cƣờng chất lƣợng, hiệu quả mang tính khoa học, bớt đi đƣợc các tính phong trào tùy hứng, hình thức. Việc xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động có vai trò quan trọng trong hệ thống quản lý, điều hành các hoạt động quản lý công tác HĐCĐ có hiệu quả, một mặt đảm bảo tính pháp lý, mặt khác giúp các địa phƣơng,

Hiệu trƣởng trƣờng mầm non đƣợc thuận lợi thực hiện các chức năng quản lý của mình. Hoàn thiện bộ máy hoạt động, quản lý công tác HĐCĐ sẽ huy động đƣợc nhiều lực lƣợng xã hội cùng tham gia, hạn chế tình trạng hoạt động đơn lẻ, cục bộ, không có phối hợp khi tham gia công HĐCĐ.

3.2.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung của biện pháp

Hiệu trƣởng trƣờng mầm non tham mƣu củng cố Hội đồng Giáo dục, Hội khuyến học, Ban đại diện PHHS để kiện toàn bộ máy nhằm hỗ trợ thực hiện các hoạt động chăm sóc nuôi dạy trẻ; tham mƣu với Hội đồng Giáo dục tại địa phƣơng về đối tƣợng thành phần tham gia Ban chỉ đạo công tác HĐCĐ. Ban chỉ đạo công tác HĐCĐ do Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch UBND làm trƣởng ban, các trƣờng đóng trên địa bàn làm phó ban thƣờng trực và một số ban ngành đoàn thể là thành viên. Căn cứ các văn bản về tổ chức, hoạt động và quản lý công tác HĐCĐ của cấp có thẩm quyền để thực hiện thể chế hóa các hoạt động HĐCĐ, Hiệu trƣởng các trƣờng mầm non có trách nhiệm tham mƣu xây dựng các văn bản, quy chế hoạt động của Ban chỉ đạo công tác HĐCĐ, quy chế phối hợp giữa ban ngành, đoàn thể, quy chế làm việc…tạo cơ sở pháp lý cho việc điều hành công tác HĐCĐ. Hiệu trƣởng cần định hƣớng những vấn đề cốt lõi, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo gồm: Nghị quyết, Chỉ thị của các cấp ủy Đảng và chính quyền địa phƣơng về công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non; Điều lệ tổ chức và quy chế hoạt động HĐCĐ cơ sở, quy chế hoạt động của Ban đại diện PHHS… Hiệu trƣởng cần nắm vững các hoạt động cơ bản về phân công cá nhân hoặc nhóm sao cho phù hợp với năng lực, sở trƣờng đảm bảo hoàn thiện nhiệm vụ trong việc huy động các lực lƣợng xã hội, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng, tạo tâm lý thuận lợi khi tham gia HĐCĐ để tham mƣu ban chỉ đạo tại địa phƣơng đƣợc chính xác, có kế hoạch thực hiện khoa học, đỡ tốn kém thời gian, công sức của các thành viên.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng trƣờng mầm non với tƣ cách là thành viên ban chỉ đạo công tác HĐCĐ tại địa phƣơng, sẽ dựa vào bộ máy tổ chức, cơ cấu nhân sự hiện có, quản lý, điều hành việc tham gia của tập thể CBQL, GV, nhân viên sắp xếp bộ máy có sự phân công, giao việc tùy thuộc thời điểm, điều kiện, nhu cầu hiện tại. Nhà trƣờng có trách nhiệm tham mƣu ban chỉ đạo công tác HĐCĐ địa phƣơng về nguồn kinh phí hoạt động của bộ máy tổ chức, các nguồn kinh phí có đƣợc từ vận động. Xây dựng phối hợp giữa nhà trƣờng với PHHS qua các cam kết về nghĩa vụ giúp đỡ lẫn nhau. Để PHHS tin tƣởng, phối hợp tốt với nhà trƣờng trong các hoạt động giáo dục, nhà trƣờng có thể đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều hình thức nhƣ:

nhà trƣờng, nơi mà phụ huynh dễ dàng nhìn thấy để phổ biến kiến thức và kỹ năng chăm sóc, nuôi dƣỡng, giáo trẻ cho các bậc PHHS; thƣờng xuyên thay đổi nội dung, cập nhật thông tin liên tục, biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ với mọi ngƣời, hình thức đa dạng, hấp dẫn.

+ Đối với các lớp học, yêu cầu phải có góc tuyên truyền với PHHS, giáo viên thƣờng xuyên trao đổi thông tin về trẻ với PHHS cho họ biết các chƣơng trình chăm sóc, giáo dục trẻ của nhà trƣờng, những việc phụ huynh cần làm ngay trong các giờ đón – trả trẻ. Thiết lập kênh thông tin hai chiều để kịp thời có biện pháp chăm sóc – giáo dục trẻ hiệu quả.

+ Xây dựng “Hòm thƣ yêu thƣơng” đặt tại nới thuận tiện để phụ huynh tham gia đóng góp ý kiến hoặc gửi lời cảm ơn, chia sẻ với nhà trƣờng.

+ Nhà trƣờng trao đổi thƣờng xuyên với PHHS qua hình thức sổ liên lạc, qua các cuộc họp đầu năm, giữa năm và cuối năm; họp định kỳ với Ban đại diện PHHS nhằm nâng cao nhận thức về HĐCĐ cũng nhƣ xây dựng mối quan hệ với PHHS. Xây dựng quy chế phối hợp giữa nhà trƣờng với các phòng ban nhƣ quy chế phối hợp của các trƣờng mầm non với các trƣờng tiểu học trên địa bàn dân cƣ để trƣờng tiểu học tiếp nhận trẻ 5-6 tuổi sau khi trẻ hoàn thành chƣơng trình GDMN.

+ Tăng cƣờng tổ chức các hoạt động, các phong trào thi đua, các ngày lễ ngày hội, có sự chứng kiến, tham gia trực tiếp của cộng đồng, tạo cơ hội để cộng đồng thể hiện sự quan tâm của mình đến sự nghiệp giáo dục của trƣờng mầm non. Ví dụ, tổ chức các chƣơng trình “Ngày hội đến trƣờng của bé”; “Tết trung thu”; “Ngày Quốc tế Thiếu nhi 01/6… tuyên truyền các bậc PHHS nuôi dạy con khoa học, quan tâm chăm sóc, giáo dục trẻ và tạo điều kiện tốt nhất có thể cho con em học tập vui chơi, có trách nhiệm cùng nhà trƣờng chăm sóc nuôi dạy con tốt…Thông qua các chƣơng trình này, đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá hình ảnh của trƣờng tới cộng đồng xã hội để nâng cao tầm ảnh hƣởng của nhà trƣờng trong xã hội.

3.2.3.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Đẩy mạnh công tác phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành vì mục tiêu chung là phát triển GDMN. Phòng GD&ĐT huyện tham mƣu cho Huyện ủy và UBND huyện chỉ đạo vận hành sự hoạt động các mối liên kết trên địa bàn huyện. Phòng GD&ĐT cũng đề nghị UBND huyện cho phép đƣợc thừa ủy quyền để chỉ đạo mối liên kết giữa UBND xã với các trƣờng mầm non trên địa bàn xã trong việc thực hiện mục tiêu HĐCĐ ở các trƣờng mầm non.

3.2.4. Phát huy tầm ảnh hưởng của trường mầm non đến cộng đồng

3.2.4.1. Mục tiêu của biện pháp

tạo niềm tin, ảnh hƣởng, sự đồng thuận, ủng hộ từ chính quyền địa phƣơng, các lực lƣợng xã hội trong cộng đồng để phát triển sự nghiệp giáo dục nói chung và công tác HĐCĐ nói riêng đối với cộng đồng xã hội.

3.2.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung của biện pháp

Để phát huy tầm ảnh hƣởng của các trƣờng mầm non thì trƣớc tiên Hiệu trƣởng cần phải phát huy năng lực, uy tín của mình qua công tác quản lý, khả năng phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, thông qua công tác tuyên truyền các hoạt động giáo dục đã thực hiện của nhà trƣờng. Hiệu trƣởng có kế hoạch cân đối và sử dụng đúng mục đích nguồn kinh phí của trƣờng mình, đạt hiệu quả giúp cho nhà trƣờng ngày càng vững mạnh, đảm bảo thiết bị dạy học và đáp ứng yêu cầu học tập của trẻ. Bên cạnh đó, Hiệu trƣờng phải có kế hoạch phân công nhiệm vụ đội ngũ phù hợp với khả năng, sở trƣờng cuả mỗi ngƣời, điều này sẽ góp phần tạo ổn định, nâng cao chất lƣợng dạy học, tạo đƣợc niềm tin, uy tín trong PHHS cà xã hội. Đặc biệt, thông qua tổ chức các hoạt động phong trào, các hoạt động chuyên môn, các hội thi văn nghệ, thể thao sẽ mang lại hiệu quả thiết thực, nâng cao tầm ảnh hƣởng của nhà trƣờng trong cộng đồng. Với nguồn lực huy động đƣợc từ cộng đồng, nhà trƣờng cần có kế hoạch sử dụng một cách hợp lý, đúng mục đích và có hiệu quả nhất trong đầu tƣ, xây dựng, mua sắm theo đúng kế hoạch đã xây dựng. Đồng thời, Hiệu trƣởng phải biết sử dụng và phát huy nguồn nhân lực có trí tuệ, sử dụng nguồn lực này trong công tác đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch hoạt động cả năm. Chính những nguồn lực này sẽ thúc đẩy nhà trƣờng có động lực để tiếp tục phát triển, nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ, đáp ứng niềm tin đối với cộng đồng, từ đó nâng cao tầm ảnh hƣởng của nhà trƣờng trong cộng đồng.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Để nhà trƣờng phát huy đƣợc tầm ảnh hƣởng trong cộng đồng thì cần tiến hành thực hiện những biện pháp sau đây:

- Xây dựng chiến lƣợc phát triển nhà trƣờng rõ ràng, cụ thể. Trong đó, cần xác định sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị, định hƣớng giáo dục của nhà trƣờng, xây dựng cụ thể các nhiệm vụ, chức năng hoạt động để cộng đồng có thể tin tƣởng về một tƣơng lai tốt đẹp của nhà trƣờng ở phía trƣớc. Ngoài ra, nhà trƣờng cần phải thực hiện xây dựng kế hoạch, chƣơng trình, nhiệm vụ giáo dục hàng năm, việc lập kế hoạch phải đảm bảo mục tiêu, nội dung, thời gian, phân công nhiệm vụ cụ thể với từng cá nhân, tổ chức và đánh giá kết quả hàng tháng, học kì, năm học.

- Để nâng tầm ảnh hƣởng trong cộng đồng thì mỗi ngƣời GV là một tấm gƣơng về tự học, tự nâng cao trình độ. Vì vậy, Hiệu trƣởng thƣờng xuyên động viên, khuyến khích GV tích cực tham gia các lớp học, lớp bồi dƣỡng nhằm nâng cao trình độ

chuyên môn, tổ chức đầy đủ các lớp tập huấn chuyên môn theo hƣớng dẫn của ngành. Đồng thời, cần xây dựng các tiêu chí kiểm tra, đánh giá công tác bồi dƣỡng và tự bồi dƣỡng chuyên môn của GV và xem đây là một trong những tiêu chí để đánh giá thi đua hàng năm.

- Hiệu trƣởng cần tích cực tham mƣu với chính quyền địa phƣơng thực hiện hết vai trò, chức năng, nhiệm vụ về GD&ĐT. Ban hành cơ chế chính sách liên quan đến các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục nhƣ cơ chế về công tác HĐCĐ; cấp đủ diện tích đất theo quy định, tạo mọi điều kiện cho các trƣờng mầm non hoạt động, chăm lo đời sống và tinh thần đội ngũ nhà trƣờng.

- Ngƣời quản lý cần phải đổi mới tƣ duy và phƣơng thức quản lý theo hƣớng nâng cao hiệu lực quản lý nhà nƣớc, nâng cao chất lƣợng giáo dục theo hƣớng phát triển kỹ năng, khẳng định chất lƣợng giáo dục tại đơn vị. Phát huy tầm ảnh hƣởng chính là khẳng định đƣợc năng lực, uy tín của nhà trƣờng, sử dụng nguồn lực vật lực và nhân lực có chất lƣợng về lĩnh vực giáo dục, công khai trong lĩnh vực HĐCĐ. Hiệu trƣởng chỉ đạo, kiểm tra kế hoạch chiến lƣợc, kịp thời có các quyết sách đảm bảo kế hoạch thực hiện đúng yêu cầu. Đồng thời tăng cƣờng công tác kiểm tra nội bộ, kiểm tra các hoạt động chuyên môn trong nhà trƣờng để kịp thời điều chỉnh, bổ sung hoặc nhân rộng những cá nhân điển hình tiêu biểu, đảm bảo đƣợc tinh thần đoàn kết trong tập thể vì mục tiêu chung là phát triển GDMN, nâng cao dân trí.

3.2.4.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

Nhà trƣờng cần xây dựng đƣợc môi trƣờng học an toàn, lành mạnh cho sự phát triển năng lực và thể chất cho trẻ. Khi mỗi trƣờng mầm non thực hiện đƣợc các biện pháp trên sẽ tạo đƣợc uy tín, niềm tin và phát huy đƣợc tầm ảnh hƣởng của mình trong cộng đồng. Từ đó, các lực lƣợng xã hội sẽ cùng huy động mọi nguồn lực để phát triển nhà trƣờng. Cộng đồng sẽ đƣợc thụ hƣởng thành quả giáo dục mạng lại. Vì vậy, khi nhà trƣờng tạo dụng đƣợc niềm tin, tầm ảnh hƣởng trong cộng đồng thì công tác HĐCĐ sẽ phát huy tốt hiệu quả hoạt động trong giáo dục, đó chính cách xây dựng thƣơng hiệu tốt nhất của nhà trƣờng rong xã hội.

3.2.5. Tăng cường trao đổi thông tin giữa nhà trường và các lực lượng tham gia huy động cộng đồng

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Hiện nay, công tác trao đổi thông tin giữa nhà trƣờng và các lực lƣợng tham gia huy động cộng đồng đã đạt đƣợc những kết quả nhất định, phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp và huy động các nguồn lực trong xã hội tham gia ngày càng tích cực vào sự nghiệp GD&ĐT. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, công tác trao đổi thông tin giữa nhà trƣờng và các lực lƣợng tham gia huy động cộng đồng còn

nhiều hạn chế, chƣa đáp ứng kịp kịp thời trong thực hiện công tác HĐCĐ. Vì vậy, việc xác định nội dung, phƣơng pháp, hình thức hoạt động trao đổi thông tin giữa nhà trƣờng và các lực lƣợng tham gia huy động cộng đồng là một trong những yêu cầu thiết yếu trong công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung của biện pháp

Khi xây dựng cơ chế trao đổi, phối hợp trong công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non cần chú ý đến vai trò, chức năng, nhiệm vụ của các lực lƣợng tham gia trên địa bàn để xác định đúng vị trí của lực lƣợng đó. Cần tổ chức phối hợp chặt chẽ và thƣờng xuyên giữa các cơ quan quản lý nhà nƣớc về GD&ĐT với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể để vận động nhân dân tham gia có hiệu quả vào sự nghiệp giáo dục. Việc tăng cƣờng trao đổi thông tin giữa nhà trƣờng và các lực lƣợng tham gia huy động cộng đồng nhằm đạt hiệu quả công tác HĐCĐ. Trao đổi và phối hợp với các lực lƣợng cùng tham gia trên địa bàn phải căn cứ vào vai trò, chức năng của lực lƣợng đó trong xã hội để thuận lợi cho công tác HĐCĐ. Việc xác định rõ các lực lƣợng tham gia HĐCĐ, chức năng, vai trò cũng nhƣ tiềm lực của đơn vị, của địa phƣơng là khâu then chốt trong việc xây dựng công tác HĐCĐ của địa phƣơng, làm nền tảng để chỉ đạo thực hiện HĐCĐ của Ủy ban nhân dân, cũng nhƣ sự chỉ đạo, điều hành của Phòng GD&ĐT huyện Tây Giang.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trƣởng tăng cƣờng trao đổi thông tin qua công tác tham mƣu với chính quyền địa phƣơng đề ra các chủ trƣơng về công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non. Phải xác định rõ mục tiêu, phƣơng hƣớng cụ thể, phù hợp với hoàn cảnh của từng địa phƣơng để có biện pháp giải quyết, tạo điều kiện thực hiện và kiểm tra đánh giá kết quả. Các tổ chức, đoàn thể, tổ chức chính trị- xã hội và nhân dân địa phƣơng triển khai thực hiện.

Trao đổi thông tin với Hội đồng nhân dân xã là cơ quan đại diện cho ý chí, nguyện vọng về mọi mặt của nhân dân, trong đó có nguyện vọng về giáo dục, hƣởng thụ giáo dục, trách nhiệm đóng góp phát triển giáo dục, thực hiện sự công bằng trong giáo dục. Bên cạnh đó, cụ thể hóa các chủ trƣơng, phƣơng hƣớng của cấp trên, của Đảng ủy về mục tiêu, chỉ tiêu cụ thể, hoạch định các chƣơng trình, kế hoạch, cân đối các điều kiện thực hiện nhƣ đội ngũ giáo viên, kinh phí cho giáo dục, xây dựng cơ sở vật chất, xây dựng chỉ tiêu trƣờng học đạt chuẩn quốc gia nhằm đạt đƣợc những mục tiêu, chỉ tiêu của HĐND huyện đề ra.

Trao đổi thông tin với Hội Phụ nữ để nâng cao nhận thức và năng lực của phụ

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)