Khái quát chung về tình hình giáo dục đào tạo huyện Tây Giang

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

8. Cấu trúc của luận văn

2.1. Khái quát về huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam

2.1.2. Khái quát chung về tình hình giáo dục đào tạo huyện Tây Giang

2.1.2.1 Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến việc phát triển giáo dục đào tạo của huyện

- Thuận lợi

Tây Giang là một huyện miền núi mới đƣợc chia tách luôn đƣợc sự quan tâm từ các cấp, ngành có lien quan nhằm xây dựng và phát triển Tây Giang ngày càng phát triển về kinh tế - văn hóa – xã hội, an ninh – quốc phòng vững chắc, chú trong phát triển nguồn nhân lực tại chỗ.

Dƣới sự chỉ đạo sâu sát, thƣờng xuyên và kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Nam, Ban thƣờng vụ huyện; sự giám sát của HĐND; quản lý, điều hành của UBND huyện và tinh thần đoàn kết, quyết tâm vƣợt khó, vƣơn lên của cán bộ và nhân dân toàn huyện, cùng với đội ngũ cán bộ, giáo viên nhân viên trẻ năng động, sang tạo, nhiệt tình trong công tác chuyên môn đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đề ra cho việc phát triển giáo dục và đào tạo của huyện nhà.

- Khó khăn

Tây Giang là một huyện mới tái lập, xuất phát điểm của huyện quá thấp nên tất cả các lĩnh vực còn gặp nhiều khó khan nhƣ: Đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ nên thiếu nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý phát triển đội ngũ. Công tác phối hợp của các đơn vị trƣờng học, đội ngũ giáo viên nên chƣa có ý thức trách nhiệm cao. Việc đi lại tại một số xã vùng cao của huyện còn gặp nhiều khó khan đặc biệt trong mùa mƣa, phƣơng tiện truyền tải thong tin còn hạn chế, vì vậy công tác thong tin, trao đổi giữa các trƣờng và phòng GD&ĐT chƣa kịp thời. Kinh tế phát triển của huyện nhà chƣa bền vững, tỷ lệ hộ nghèo còn cao.

- Mặc dù còn nhiều khó khăn, song dƣới sự lãnh đạo kịp thời của các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phƣơng thời gian qua, giáo dục và đào tạo ở huyện Tây Giang đã có những bƣớc phát triển khá vững chắc. Trên cơ sở Nghị quyết số 16-NQ/HU của

Huyện ủy ( khóa XV) về xây dựng và phát triển văn hóa, con ngƣời Tây Giang đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh và bền vững. Công tác bảo tồn, phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc C’tu đƣợc chú trọng, nhất là việc hoàn thiện bộ chữ viết C’tu và tổ chức dạy tiếng C’tu cho cán bộ, giáo viên; phục dựng và tổ chức thƣờng niên Lễ khai tạ ơn rừng; tang cƣờng các hoạt động giao lƣu, quảng bá văn hóa; khảo sát tôn tạo, đề nghị công nhận các di tích lịch sử văn hóa vật thể và phi vật thể…Phong trào “ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng thôn văn hóa, gia đình văn hóa thực hiện thƣờng xuyên, hiệu quả; cơ sở vật chất từng bƣớc đƣợc hoàn thiện, phục vụ tốt các hoạt động văn hóa ở cơ sở, cơ bản phục vụ nhu cầu tinh thần của nhân dân.

Bảng 2.1. Hệ thống giáo dục trên địa bàn huyện Tây Giang

2015-2016 2016-2017 2017-2018 2018-2019 2019-2020

Giáo dục mầm non

Số trƣờng (trƣờng) 07 07 07 07 07

Số lớp (lớp) 65 68 70 71 74

Số giáo viên (ngƣời) 96 96 95 94 91 Số học sinh (ngƣời) 1057 1112 1214 1439 1415 Giáo dục Tiểu học Số trƣờng (trƣờng) 10(2 trƣờng PTDTBT TH&THCS) 10(2 trƣờng PTDTBT TH&THCS) 10(2 trƣờng PTDTBT TH&THCS) 10(2 trƣờng PTDTBT TH&THCS) 10 Số lớp (lớp) 125 125 126 120 112 Số giáo viên (ngƣời) 195 191 177 171 172 Số học sinh (ngƣời) 1971 1885 1889 1459 2009 Giáo dục THCS Số trƣờng (trƣờng) 06 (2 trƣờng PTDTBT TH&THCS) 06 (2 trƣờng PTDTBT TH&THCS) 06 (2 trƣờng PTDTBT TH&THCS) 06 (2 trƣờng PTDTBT TH&THCS) 04 Số lớp (lớp) 45 45 53 45 42

Số giáo viên (ngƣời) 108 130 121 109 92 Số học sinh (ngƣời) 1224 1237 1518 1484 1495

Trong những năm gần đây, mạng lƣới trƣờng lớp trên địa bàn huyện Tây Giang đã đƣợc hoàn thiện, đáp ứng đủ nhu cầu học tập của học sinh. Phòng Giáo dục đã tích cực tham mƣu Ủy ban nhân dân huyện trong việc bố trí sắp xếp mạng lƣới trƣờng lớp phù hợp với địa phƣơng nhằm đảm bảo quyền lợi của ngƣời học gắn với việc nâng cao hiệu quả theo Nghị quyết 19-NQ/TW, ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ VI Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khóa XII về “ Tiếp tục đổi mới quản lý, nâng cao chất lƣợng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập” trên địa bàn huyện. Tính đến năm học 2018-2019, toàn huyện có 22 trƣờng học, cụ thể: 06 trƣờng Trung học cơ sở, 09 trƣờng Tiểu học, 07 trƣờng Mầm non. Song song với phát triển, ổn định mạng lƣới trƣờng lớp, qui mô trƣờng lớp, toàn ngành tập trung nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện, chất lƣợng dạy và học ngày càng thực chất hơn. Công tác giáo dục đạo đức, giáo dục truyền thống, giáo dục pháp luật đƣợc chú trọng. Tỉ lệ học sinh thi đỗ vào các trƣờng đại học, cao đẳng ngày càng tăng. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên phát triển cả về số lƣợng và chất lƣợng, cơ bản đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục của huyện. Đến nay toàn huyện có 54 CBQL, 92 giáo viên mầm non, 173 giáo viên tiểu học, 92 giáo viên trung học cơ sở. Tổng số đảng viên toàn ngành là 240 đảng viên (chiếm tỉ lệ 43,9%). Phong trào xây dựng trƣờng chuẩn Quốc gia các cấp học bƣớc đầu đƣợc quan tâm, đầu tƣ, phát triển. Tính đến năm học 2018-2019, tổng số trƣờng đạt chuẩn quốc gia trên toàn huyện 07 trƣờng. Trong đó, trƣờng đạt chuẩn mức độ 1 có 06 trƣờng, trƣờng đạt chuẩn mức độ 2 có 01 trƣờng. Cụ thể: Bậc Mầm non có 02/07 trƣờng, bậc Tiểu học có 5/9 trƣờng, bậc THCS có 0/6 trƣờng.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)