Tổ chức, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý huy

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 74 - 78)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trƣờng mầm non huyện

3.2.1. Tổ chức, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý huy

huy động cộng đồng tại các trường mầm non nâng cao chất lượng giáo dục

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Đẩy mạnh tăng cƣờng công tác tuyên truyền, vận động với nhiều hình thức nhằm giúp cộng đồng nói chung và PHHS nói riêng có nhận thức đúng, đầy đủ về công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non. Đồng thời, giúp mọi ngƣời đƣợc biết rõ hơn

về các chủ trƣơng, đƣờng lối của Đảng, chính sách của Nhà nƣớc về GD&ĐT, về công tác HĐCĐ; những thuận lợi, khó khăn trong quá trình phát triển giáo dục để cùng đóng góp phát triển giáo dục. Qua đó, nhận thức của quần chúng đƣợc nâng cao từ chỗ thụ động, miễn cƣỡng đến tự giác, tự nguyện, chủ động tham gia vào giáo dục. Từ đó, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay. Vì vậy, các cấp quản lý giữ vai trò then chốt trong việc tuyên truyền nhận thức đối với cộng đồng xã hội, PHHS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung biện pháp

Các nội dung tuyên truyền vận động cần phải tập trung chủ yếu vào vai trò, vị trí quan trọng hàng đầu của giáo dục trong chiến lƣợc phát triển đất nƣớc; ý nghĩa, tầm quan trọng của HĐCĐ ở các trƣờng mầm non. Việc tuyên truyền phải dựa trên các văn bản quy phạm pháp luật sau: Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ƣơng Đảng (khóa XI) về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế; Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ về chính sách khuyến khích XHH đối với các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, dạy nghề, y tế, văn hóa, thể thao; Nghị định số 59/2014/NĐ- CP ngày 16 tháng 6 năm 2014 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 69/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ cho phù hợp với tình hình thực tiễn; Quyết định số 404/QĐ-TTg ngày 20 tháng 03 năm 2014 của Chính phủ về phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển nhóm trẻ độc lập tƣ thục khu vực công nghiệp, khu chế xuất đến năm 2020; Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tƣớng Chính phủ Chiến lƣợc phát triển giáo dục 2011 – 2020; Các Chỉ thị, Nghị quyết Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam. Phải kết hợp chặt chẽ ba môi trƣờng giáo dục nhà trƣờng - gia đình - xã hội nhằm tạo môi trƣờng giáo dục lành mạnh, nâng cao chất lƣợng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non. Trong quá trình thực hiện hoạt động tuyên truyền cần phải chú ý đến công tác huy động trí tuệ của những ngƣời tâm huyết với giáo dục tham gia đóng góp ý kiến vào nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục, cùng với ngành giáo dục, các cơ sở giáo dục mầm non chống hiện tƣợng tiêu cực, chống bệnh thành tích trong giáo dục, đƣa hoạt động giáo dục đi vào thực chất và hiệu quả. Ngoài những hình thức mang tính truyền thống nhƣ tổ chức các buổi học tập, triển khai các văn bản, Nghị quyết liên quan đến giáo dục, công tác HĐCĐ cần tác động đến các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phƣơng, trang bị cho họ đầy đủ nhận thức về vị trí vai trò, tầm quan trọng của công tác HĐCĐ nói chung và quản lý công tác HĐCĐ nói riêng. Từ đó, các cấp ủy Đảng, chính quyền

đề ra chủ trƣơng, chính sách, kế hoạch, chƣơng trình hành động và các biện pháp thực hiện; cần có những hình thức tổ chức sâu rộng hơn cho mọi ngƣời dân đƣợc biết nhƣ: Đại hội giáo dục các cấp; Đại hội, Hội nghị CMHS; tổ chức các hoạt động thể thao, văn hóa, văn nghệ, giao lƣu. Ngoài ra, có thể sử dụng hình thức tuyên truyền bằng cách phát tờ rơi cho PHHS, các hộ gia đình, các tổ chức kinh tế, các lực lƣợng xã hội. Tuyên truyền trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng, các bảng tin, website, trang mạng xã hội, góc tuyên truyền chung cho PHHS tại mỗi trƣờng mầm non, nêu gƣơng tốt về công tác HĐCĐ.

* Cách thức thực hiện biện pháp:

Trong việc thực hiện tuyên truyền về HĐCĐ ở các trƣờng mầm non cho mọi ngƣời biết, cùng thực hiện, từ đó làm chuyển biến nhận thức trong cộng đồng xã hội là vô cùng cần thiết. Vì vậy, công tác tuyên truyền phải đƣợc tiến hành một cách thƣờng xuyên, liên tục ở mọi cấp, mọi ngành nhằm thu hút các lực lƣợng xã hội tích cực, tự giác tham gia. Để cho phong trào này đƣợc triển khai toàn diện trong xã hội và đạt hiệu quả thì CBQL các trƣờng mầm non cần phải kế hoạch hoá cụ thể các nội dung cần thực hiện, lựa chọn nội dung để phát động phù hợp với thực tiễn trƣớc mắt và lâu dài. Tùy từng thời điểm, đặc điểm, tính chất chất công việc để lựa chọn nội dung, không nên tập trung nhiều nội dung, khó đánh giá, khó đạt hiệu quả cao. Mỗi năm chỉ nên chọn một, hai nội dung có tính chất trọng điểm, các nội dung còn lại chủ yếu củng cố, bổ sung, nâng cao để tuyên truyền vận động. Tổ chức các lớp tập huấn, các Hội nghị quán triệt đƣờng lối chính sách, chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, có liên quan đến GDMN đối với cộng đồng xã hội, lãnh đạo các cấp chính quyền, đoàn thể ở địa phƣơng, các CBQL, GV trong ngành giáo dục và toàn thể nhân dân. Thông qua đó nhận thức của mọi ngƣời về GDMN, góp phần nâng cao chất lƣợng công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non. Để thực hiện có hiệu quả, chủ thể tuyên truyền cần phải có sự chuẩn bị chu đáo về nội dung cũng nhƣ cách thức thực hiện.

Nội dung tuyên truyền cần phải ngắn gọn, súc tích, cô đọng, trọng tâm; cách thức phải phong phú, cách trình bày gần gũi, văn phong rõ ràng, dễ hiểu, có sức thuyết phục, làm chuyển biến nhận thức của ngƣời dân về từng vấn đề một cách tự giác, tránh miễn cƣỡng áp đặt. Các buổi tuyên truyền này, ngƣời thuyết trình không nêu vấn đề một cách trực tiếp theo kiểu “đọc - giảng” mà cần phải nêu vấn đề, thảo luận để mọi ngƣời cùng suy nghĩ, bàn bạc, thảo luận trao đổi, cuối cùng khái quát lại, phân tích làm rõ đúng, sai, nêu ý kiến có tính chất kết luận. Cách làm này không làm thụ động ở các đối tƣợng đƣợc tuyên truyền mà ngƣợc lại làm chuyển biến tích cực nhận thức ngƣời nghe, biến họ từ vai trò khách thể sang vai trò chủ thể của cuộc vận động tuyên truyền. Hình thức tổ chức, có thể đƣợc tiến hành độc lập hoặc có thể lồng ghép trong

chƣơng trình với các hội nghị biểu dƣơng những cá nhân điển hình, các buổi hội thảo chuyên đề, sơ tổng kết học kì, năm học. Vai trò chủ thể là nhà trƣờng, GV, đặc biệt là vai trò của CBQL ở các trƣờng mầm non. Đó chính là những dịp tốt nhất để biểu dƣơng, đánh giá, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi ngƣời về GDMN. Sự nhận thức đúng đắn của các cấp lãnh đạo, của các tầng lớp nhân dân, các ban ngành về vai trò, vị trí của ngành học mầm non góp phần vô cùng quan trọng làm chuyển biến đáng kể không những trong nhận thức, hành động thiết thực đóng góp trí lực, tài lực, vật lực và kinh nghiệm trong việc quản lý, giáo dục học sinh ở lứa tuổi này.

Tổ chức hội thảo, tọa đàm trao đổi, tƣ vấn về nhiệm vụ GDMN nói chung và HĐCĐ ở các trƣờng mầm non nói riêng. Biện pháp này có thể tiến hành dƣới các buổi nói chuyện, tọa đàm, trao đổi, hội thảo về một chuyên đề của GDMN về các nội dung HĐCĐ ở các trƣờng mầm non để giải quyết những vấn đề, vƣớng mắc trong nhận thức, triển khai chƣơng trình giáo dục trẻ, công tác quản lý, chăm sóc trẻ. Ngoài ra, có thể là tổ chức các buổi hội thảo cho PHHS, trang bị cho cha mẹ các em những kiến thức cần thiết trong việc chăm sóc sức khoẻ cả về thể chất và tinh thần. Việc kết hợp này cần phải đƣợc sự phối hợp hỗ trợ của các tổ chức xã hội tham gia giúp đỡ nhà trƣờng nhƣ: ngành Y tế, Công an, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, PHHS và các đoàn thể có liên quan.

Các trƣờng mầm non cần triển khai thực hiện ở mỗi nhóm, lớp có một góc tuyên truyền riêng thông qua các bảng tin về các hoạt động để thuận tiện cho việc theo dõi của các bậc phụ huynh. Các mảng tuyên truyền phải dễ hiểu, hình ảnh hấp dẫn, chuyển tải đƣợc thông điệp gửi đến PHHS. Góc tuyên truyền là nơi cập nhật thƣờng xuyên các thông tin về chăm sóc giáo dục trẻ, hình ảnh hoạt động của nhà trƣờng, kết quả đạt đƣợc của nhà trƣờng từ công tác HĐCĐ, trình độ đội ngũ, các điều kiện đảm bảo chất lƣợng giáo dục, kết quả các nguồn lực HĐCĐ qua các năm. Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, dễ hiểu, thông tin phải đƣợc cập nhật kịp thời, có hiệu quả thiết thực cho công tác chăm sóc giáo dục trẻ vì sự phát triển của nhà trƣờng. Có thể trang trí bằng những hình ảnh hoạt động của nhà trƣờng, của các lớp, tấm gƣơng tiêu biểu của cá nhân, tập thể trong hoạt động HĐCĐ. Ƣu điểm của biện pháp này là không mất nhiều thời gian của nhà trƣờng cũng nhƣ của cộng đồng. Phụ huynh có thể tranh thủ thời gian đƣa đón con để tìm hiểu những vấn đề liên quan đến GDMN. Trƣờng mầm non cần có kế hoạch cụ thể cho công tác tuyên truyền; phân công trách nhiệm cho các bộ phận, các thành viên trong trƣờng chịu trách nhiệm trong việc tuyên truyền nhận thức về công tác HĐCĐ phù hợp với khả năng, nhiệm vụ đối với các lực lƣợng xã hội, PHHS về HĐCĐ.

3.2.1.3 Điều kiện thực hiện biện pháp

Các trƣờng mầm non cần phối hợp với Đài phát thanh xã để thực hiện đƣa tin tuyên truyền các hoạt động giáo dục, công tác HĐCĐ của đơn vị, địa phƣơng. Đây là công tác tuyên tuyền trên phƣơng tiện thông tin đại chúng, nhằm cung cấp thông tin về đƣờng lối, chính sách, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc đối với sự nghiệp giáo dục, đối với công tác HĐCĐ. Trách nhiệm và quyền lợi của các tổ chức, các lực lƣợng xã hội, của nhân dân trong công tác HĐCĐ theo chủ trƣơng của Đảng. Nêu những kết quả đóng góp của những cá nhân, tập thể cho sự nghiệp giáo dục của địa phƣơng; thông tin về các hoạt động giáo dục của nhà trƣờng, của Phòng GD&ĐT và hoạt động công tác HĐCĐ để mọi ngƣời biết để từ đó có nhận thức, quan tâm đến giáo dục địa phƣơng, đóng góp và tham gia vào quá trình giáo dục, quá trình HĐCĐ.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)