8. Cấu trúc của luận văn
2.1. Khái quát về huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam
2.1.1. Khái quát về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế xã hội
2.1.1.1. Khái quát về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Tây Giang là một huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam. Phía tây giáp Lào, phía bắc giáp tỉnh Thừa Thiên-Huế, phía đông giáp huyện Đông Giang, phía nam giáp huyện Nam Giang. Tây Giang đƣợc thành lập vào ngày 25 tháng 12 năm 2003 trên cơ sở tách huyện Hiên tỉnh Quảng Nam thành huyện Đông Giang và Tây Giang theo quyết định số 72/2003/NĐ-CP của thủ tƣớng chính phủ. Trung tâm huyện l Tây giang cách Thành phố Đã Nẵng 120 km, có đƣờng Hồ Chí Minh đi ngang qua.
Tây Giang có tổng diện tích tự nhiên là 90,297 km2. Diện tích: 90.296,56 ha. Tây Giang có khí hậu trong lành, có nguồn tài nguyên rừng phong phú, đa dạng với quần thể rừng pơ mu thuộc xã Axan và Tr’hy, thuộc khu vực núi Zi’liêng, độ cao trên 1.500m so với mực nƣớc biển, trải dài trên diện tích 250ha Bên cạnh cây pơ mu, ở vùng cao còn có hai cây đa sộp (tiếng Cơ Tu gọi là bha’lâng Ri’rêy)-cũng là loại cây sống lâu năm, linh thiêng, gần gũi với cộng đồng ngƣời Cơ Tu. Ngoài ra, Tây Giang hiện nay có diện tích cây cao su đƣa vào khai thác mủ: 397,82 ha, sản lƣợng mủ khô thu hoạch đƣợc là 182 tấn.
2.1.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội
Tây Giang là huyện miền núi, biên giới của tỉnh Quảng Nam, cách trung tâm tỉnh l Tam Kỳ khoảng 180km, đƣợc tái lập theo Nghị định số 72/2003/NĐ-CP ngày 20/6/2003 của Chính phủ. Diện tích tự nhiên là 91.368,31 ha, có 10 đơn vị hành chính cấp xã, trong đó, có 08 xã biên giới giáp với nƣớc bạn Lào, với tổng chiều dài đƣờng biên giới hơn 76 km. Dân số hơn 20.000 ngƣời, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 21,78%0; có 14 thành phần dân tộc, trong đó: Đồng bào dân tộc Cơ Tu chiếm hơn 91%, dân tộc kinh chiếm 7,74%, còn lại là các dân tộc khác; đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân còn gặp nhiều khó khăn, chiếm tỷ lệ hộ nghèo cao, chiếm 38,07% (năm 2019 theo tiêu chi tiếp cận đa chiều).
Sau 17 năm tái lập đến nay tình hình kinh tế chính trị huyện Tây Giang đang từng bƣớc phát triển, lĩnh vực văn hóa xã hội, y tế, an sinh xã hội đƣợc các cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo triển khai thực hiện tích cực, quốc phòng an ninh đƣợc đảm bảo, hệ thống chính trị đƣợc củng cố, công tác thủ tục cải cách hành chính đƣợc quan tâm đáng kể. Công tác giúp dân thoát nghèo đƣợc tăng cƣờng và chỉ đạo quyết
liệt từ đó đời sống vật chất và tinh thần của ngƣời dân trên địa bàn huyện đƣợc nâng lên rõ rệt. Ttổng giá trị sản xuất năm sau cao hơn năm trƣớc, tốc độ phát triển bình quân hằng năm tăng 18,25%. So với khi mới tái lập, giá trị sản xuất tăng gấp 8 lần. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch theo hƣớng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp. Đáng kể nhất là lần đầu tiên trên địa bàn miền núi Tây Giang từ những nông dân chỉ quen phát rừng làm rẫy nay trở thành công nhân lâm nghiệp trồng cây cao su tạo thu nhập cao hơn gấp bội lần so với trƣớc. Diện tích cây Cao su đƣa vào khai thác mủ: 397,82ha, sản lƣợng mủ khô thu hoạch đƣợc là 182 tấn; tổng diện tích trồng mới dƣợc liệu là 179,26 ha/190 ha, đạt 94,37% chỉ tiêu Nghị quyết HĐND năm 2019.Cây ăn quả có múi: 37,5 ha (từ các mô hình trồng mới, nhân rộng trong năm 2019). Ngoài ra, nhiều nơi còn khoanh nuôi làm trang trại, di thực sâm Ngọc Linh thành công; nhiều làng trồng đẳng sâm, ba kích, tr'đin, thảo quả, táo mèo, bắp; chăn nuôi tập trung bò, heo, cá nƣớc ngọt, cá tầm xứ lạnh..., bƣớc đầu đem lại kết quả khả quan, triển vọng không xa sẽ trở thành hàng hóa có giá trị; chắc chắn sẽ góp phần không nhỏ trong công cuộc xây dựng Tây Giang thành một huyện biên giới giàu đẹp.
Không chỉ dừng lại ở đó mà huyện miền núi Tây Giang còn khoác trên mình những khu rừng nguyên sinh hùng vĩ với nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Với diện tích rừng nguyên sinh rộng lớn và vị trí đặc thù ở độ cao trên 1.580m, khí hậu quanh năm mát mẻ, Tây Giang đƣợc ví nhƣ Đà Lạt ở miền Trung. Mùa hè, nhiệt độ xuống thấp hơn các vùng đồng bằng miền xuôi từ 8 – 10ºC, mỗi sáng sớm hoặc chiều muộn núi rừng luôn đƣợc bao phủ bởi một lớp sƣơng mù nhẹ tạo nên một không khí mát lạnh.
Công tác bảo vệ chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân đƣợc quan tâm đúng mức, điều kiện khám chữa bệnh của ngƣời dân đƣợc cải thiện đáng kể. Thực hiện có hiệu quả các Chƣơng trình mục tiêu Y tế quốc gia, hoàn thành chiến dịch “Tăng cƣờng tuyên truyền, vận động, lồng ghép dịch vụ chăm sóc Sức khỏe sinh sản/kế hoạch hóa gia đình” tại các xã. 10/10 xã có trạm xá xã (trong đó 10/10 xã có bác sĩ).Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh công tác khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá vật thể, phi vật thể đƣợc huyện không ngừng đầu tƣ nhƣ: Làng truyền thống, nhà mồ C’tu, thôn văn hoá Pơr’ning, Tà vàng, sƣu tầm văn hoá làng, chữ viết C’tu, làn điệu dân ca, dân vũ. Mới đây huyện nhà đã tổ chức Lễ khánh thành Đền thờ liệt sỹ Asoò, xã Anông.Tình hình an ninh biên giới và trật tự an toàn xã hội đƣợc giữ vững An ninh kinh tế, an ninh nông thôn và tình hình dân tộc không xảy ra vấn đề gì phức tạp làm ảnh hƣởng đến an ninh chính trị của địa phƣơng. 29/70 thôn công nhận thôn văn hóa; 62/70 thôn có Gƣơl (nhà sinh hoạt truyền thống của thôn); 9/10 trụ sở làm việc của xã
đƣợc tầng hóa, hơn 90% trụ sở các ban, ngành huyện đã hoàn thành đảm bảo phục vụ tốt nhiệm vụ chính trị địa phƣơng. Những đặc điểm tự nhiên kinh tế xã hội huyện Tây Giang có lien quan đến cải cách chính quyền địa phƣơng thể hiện khá rõ nét. Tuy nhiên nông, lâm nghiệp phát triển còn chậm, lâm nghiệp chƣa thật sự phát triển theo chiều hƣớng xã hội hóa và đảm bảo phát triển bền vững, trình độ dân cƣ, chất lƣợng nguồn lao động không đồng đều, đời song nhân dân vẫn chủ yếu gắn với sản xuất nông nghiệp. Trật tự, an ninh xã hội nhất là vùng biên giới còn nhiều phức tạp, các tệ nạn xã hội có chiều hƣớng gia tang. Tình trạng phát, phá rừng trái phép gỗ và lâm sản, săn bắn thú rừng trái phép, nạn đốt cháy rừng vẫn còn diễn ra, làm thiệt hại không nhỏ đến rừng.