8. Cấu trúc của luận văn
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp
Trên đây là một số biện pháp quản lý công tác HĐCĐ tại các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang. Các biện pháp mà luận văn đƣa ra xuất phát từ thực tế quản lý hoạt động HĐCĐ tại các trƣờng mầm non huyện Tây Giang trong những năm qua:
- Tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý huy động cộng đồng tại các trƣờng mầm non nâng cao chất lƣợng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay.
- Tổ chức, hoàn thiện bộ máy nhằm nâng cao hiệu quả việc quản lý công tác huy động các nguồn lực trong cộng đồng.
- Kế hoạch hóa công tác huy động các nguồn lực trong cộng đồng. - Phát huy tầm ảnh hƣởng của trƣờng mầm non đến cộng đồng.
- Tăng cƣờng trao đổi thông tin giữa nhà trƣờng và các lực lƣợng tham gia huy động cộng đồng.
- Sử dụng có hiệu quả các nguồn lực trong và ngoài nhà trƣờng.
- Phát huy vai trò, tạo uy tín, niềm tin đối với phụ huynh, cấp ủy đảng, chính quyền và cộng đồng địa phƣơng.
Trong bảy biện pháp đề xuất trên đây mỗi biện pháp đều có mục tiêu, nội dung và cách thức thực hiện riêng. Các biện pháp đều có những chức năng, vai trò, tác dụng về một mặt nào đó. Chúng hỗ trợ cho nhau tạo thành một hệ thống nhất và thúc đẩy nhau cùng hoàn thiện, cùng góp phần nâng cao hiệu quả công tác HĐCĐ tại trƣờng mầm non. Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ và có sự tác động qua lại lẫn nhau, bổ sung cho nhau. Trong đó, biện pháp tuyên truyền, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của công tác quản lý huy động cộng đồng tại các trƣờng mầm non nâng cao chất lƣợng giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay đƣợc xem là cơ sở, nền tảng để thực hiện hiệu quả các biện pháp khác. Các biện pháp đề xuất có mối liên hệ với nhau, biện pháp này tạo điều kiện cho biện pháp kia và ngƣợc lại nhằm hƣớng đến đảm bảo tính hiệu quả của quá trình thực hiện quản lý công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam.
Vấn đề quan trọng nhất là nhà quản lý phải biết linh hoạt lựa chọn, vận dụng một cách sáng tạo các biện pháp cho phù hợp với điều kiện ở từng địa phƣơng, từng điều kiện riêng biệt ở mỗi nhà trƣờng. Trên cơ sở những kiến thức đã đƣợc học vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi hy vọng rằng những biện pháp đƣa ra ở đây có thể góp phần vào việc nâng cao hiệu quả quản lý công tác HĐCĐ tại các trƣờng mầm non của huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.