Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trƣờng

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 41)

8. Cấu trúc của luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trƣờng

1.5. Các yếu tố ảnh hƣởng đến quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trƣờng mầm non trƣờng mầm non

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

1.5.1.1. Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh

Con ngƣời là nhân tố quyết định đến sự thành công của HĐCĐ và quản lý HĐCĐ. Mọi ngƣời nhận thức đầy đủ về XHHGD và tham gia tích cực vào sự nghiệp giáo dục là yếu tố quyết định đến sự thành công của HĐCĐ. Các cấp QLGD, các cán bộ QL bằng các biện pháp quản lý của nhà trƣờng sẽ giúp cho công tác HĐCĐ thực sự có hiệu quả, thu hút sự quan tâm, tham gia nhiều hơn nữa của các tầng lớp xã hội góp phần nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục. Bản thân ngành giáo dục có vai trò quan trọng trong công tác HĐCĐ. Đối với mỗi cơ sở giáo dục phải không ngừng nâng cao chất lƣợng giáo dục; đổi mới công tác quản lý, nâng cao năng lực chuyên môn của đội ngũ để tạo đƣợc uy tín của nhà trƣờng trong CĐ. Đồng thời, từng bƣớc tăng cƣờng CSVC, thiết bị dạy học; xây dựng văn hóa nhà trƣờng đảm bảo các hoạt động GD trong nhà trƣờng, đáp ứng sự phát triển của XH; từ đó mới huy động đƣợc các tầng lớp XH đóng góp cho sự phát triển của GD. HT và đội ngũ GV, nhân viên cần ý thức đƣợc trách nhiệm ngƣợc lại của nhà trƣờng đối với sự phát triển CĐ. Nhận thức, hành động của mỗi thành viên trong trƣờng có thể tạo ra những giá trị nguồn lực cho nhà trƣờng.

1.5.1.2. Ý thức giáo dục trẻ của gia đình, cha mẹ học sinh

Giáo dục là sự kết hợp hài hòa giữa nhà trƣờng, gia đình và xã hội. Trong đó gia đình, cha mẹ học sinh, ban đại diện cha mẹ học sinh (lực lƣợng có nhu cầu, nguyện vọng, lợi ích trực tiếp cùng chia sẻ với nhà trƣờng) là lực lƣợng quan trọng, góp phần nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện đối với học sinh. Gia đình nào có ý thức đúng trong việc phối hợp với nhà trƣờng, xã hội trong giáo dục con em mình, cộng đồng trách nhiệm dạy trẻ, cộng đồng nguồn lực và cộng đồng trách nhiệm huy động nguồn lực phục vụ cho việc hình thành và phát triển nhân cách ở trẻ thì quá trình Giáo dục có điều kiện thuận lợi đạt mục tiêu đề ra một cách cao nhất. Ngƣợc lại, gia đình nào nhận thức chƣa đúng, chƣa đầy đủ, phó mặc việc giáo dục trẻ cho nhà trƣờng, cho xã hội thì

quá trình hình thành và phát triển nhân cách của trẻ theo chuẩn mực của xã hội sẽ gặp nhiều khó khăn, trở ngại.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

1.5.2.1. Các chủ trương, chính sách của Nhà nước hay mỗi địa phương (theo đặc thù từng địa phương) có ý nghĩa là tiền đề cho việc huy động nguồn lực xã hội trong phát triển GDMN có đƣợc thực hiện và thực hiện một cách thuận lợi hay không. Huy động nguồn lực chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp, thƣờng xuyên của Đảng, sự quản lí chặt chẽ của Nhà nƣớc. Ngoài ra, ngành GD&ĐT đóng vai trò chủ động nòng cốt trong việc huy động sự tham gia phát triển giáo dục. Năng lực huy động sự tham gia phát triển giáo dục của ngành GD&ĐT quyết định việc huy động nguồn lực xã hội trong phát triển GDMN có đƣợc triển khai thực hiện hay không; thực hiện có đúng chủ trƣơng, chính sách của Nhà nƣớc, tuân thủ pháp luật và đảm bảo nguyên tắc không. Năng lực huy động sự tham gia phát triển giáo dục của ngành GD&ĐT thể hiện ở những tham mƣu, đề xuất của ngành với Nhà nƣớc, chính quyền địa phƣơng; ở việc phối hợp với các ngành trong tổ chức thực hiện, ở kết quả thực hiện. Quyết định năng lực này của ngành là nguồn nhân lực của ngành.

1.5.2.2. Nhận thức và tham gia phát triển giáo dục của các tổ chức xã hội

Nhận thức các tổ chức (các ngành nhƣ Y tế, Công an, Lao động thƣơng binh &xã hội, các tổ chức đoàn thể nhƣ Mặt trận Tổ quốc, Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Hội Cựu chiến binh, Hội Khuyến học, các tổ chức tôn giáo, tổ chức từ thiện vv…) có ý nghĩa quan trọng đối với việc huy động nguồn lực xã hội trong phát triển GDMN. Nhận thức đúng của các tổ chức xã hội sẽ có tác động lan tỏa tới hội viên, đoàn viên, thành viên của mỗi tổ chức. Khi có nhận thức đúng, các tổ chức, mỗi đoàn viên, hội viên, thành viên của tổ chức sẽ có hành động thiết thực cùng với ngành GD&ĐT, nhà trƣờng đóng góp và huy động nhân lực, vật lực, tài chính… phát triển GDMN.

1.5.2.3. Môi trường kinh tế - xã hội

Môi trƣờng kinh tế - xã hội ảnh hƣởng tới việc huy động các nguồn lực trong phát triển GDMN thể hiện ở chỗ: Môi trƣờng xã hội ổn định, kinh tế phát triển, thu nhập dân cƣ cao, đời sống ngƣời dân ngày càng đi lên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc huy động nguồn lực cho phát triển GDMN. Các tổ chức, cá nhân có điều kiện để đóng góp nguồn lực con ngƣời, vật chất, tài chính cho GDMN. Các tổ chức cá nhân đầu tƣ vào GDMN; các gia đình phối hợp, đóng góp vật chất, tài chính, tinh thần cùng với Nhà trƣờng đầu tƣ cho con em mình có điều kiện đƣợc giáo dục, đào tạo tốt hơn. Ngƣợc lại, môi trƣờng xã hội không ổn định, kinh tế kém phát triển thì việc huy động các nguồn lực cho phát triển GDMN cũng kém đi. Các tổ chức, cá nhân không yên

tâm đầu tƣ vào Giáo dục hoặc bản thân họ cũng không có nhận thức đầy đủ, không có điều kiện về kinh tế để đóng góp, đầu tƣ cho giáo dục. Những điều kiện xã hội khác nhƣ: Thành thị, nông thôn, dân tộc, các vấn đề về giới… cũng có ảnh hƣởng nhất định đến việc huy động nguồn lực trong phát triển GDMN.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 1

Nhƣ vậy, qua chƣơng 1 của luận văn, tác giả đã đề cập các vấn đề về lý luận quản lý công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non. Đồng thời, cũng làm rõ các khái niệm cơ bản của đề tài; phân tích cơ sở lý luận về hoạt động huy động cộng đồng ở trƣờng mầm non. Tác giả cũng chỉ rõ các vấn đề về quản lý hoạt động HĐCĐ… Qua những nền tảng lý luận trên chúng ta nhận thấy rằng quản lý công tác HĐCĐ ở trƣờng mầm non là một trong những nhiệm vụ cơ bản của Hiệu trƣởng trƣờng mầm non, là một trong những chƣơng trình quan trọng hàng đầu trong chƣơng trình giáo dục tại một cơ sở GDMN, là yếu tố quan trọng quyết định chất lƣợng chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trƣờng. Các vấn đề đã trình bày chỉ mới ở góc độ kiến thức lý luận, còn việc đƣa ra các biện pháp nâng cao chất lƣợng quản lý công tác HĐCĐ ở trƣờng mầm non cần phải nghiên cứu về thực trạng quản lý công tác HĐCĐ hiện nay nhƣ thế nào. Chúng tôi xin đi vào làm rõ thực trạng quản lý công tác HĐCĐ ở các trƣờng mầm non trên địa bàn huyện Tây Giang, tỉnh Quảng Nam ở chƣơng 02.

CHƢƠNG 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC HUY ĐỘNG CỘNG ĐỒNG TẠI CÁC TRƢỜNG MẦM NON HUYỆN TÂY GIANG TỈNH QUẢNG NAM

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)