Phát huy vai trò, tạo uy tín, niềm tin đối với phụ huynh, cấp ủy đảng,

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 89 - 91)

8. Cấu trúc của luận văn

3.2. Biện pháp quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trƣờng mầm non huyện

3.2.7. Phát huy vai trò, tạo uy tín, niềm tin đối với phụ huynh, cấp ủy đảng,

chính quyền và cộng đồng địa phương

3.2.7.1. Mục tiêu của biện pháp

Nâng cao uy tín, chất lƣợng của nhà trƣờng để tạo niềm tin đối với cộng đồng xã hội là vấn đề quan trọng trong việc HĐCĐ tham gia xây dựng và phát triển trƣờng mầm non. Để tạo đƣợc uy tín, niềm tin với cộng đồng thì mỗi nhà trƣờng cần phải khẳng định đƣợc uy tín của trƣờng mình thông qua chất lƣợng giáo dục, môi trƣờng giáo dục và các điều kiện đảm bảo chất lƣợng nhƣ cơ sở vật chất, thiết bị dạy hoc, trình độ đội ngũ và các yếu tố nội lực khác. Khi các trƣờng mầm non đã khẳng định đƣợc uy tín, niềm tin sẽ tạo đƣợc sự đồng thuận, ủng hộ từ chính quyền địa phƣơng, các lƣợng lƣợng tham gia trong sự nghiệp phát triển giáo dục nhà trƣờng nói chung và công tác HĐCĐ nói riêng.

3.2.7.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

* Nội dung của biện pháp

mỗi nhà trƣờng, sự phấn đấu của mỗi cô giáo, thầy giáo biến quá trình giảng dạy thành kết quả học tập của học sinh.

Các trƣờng cần nâng cao tính chủ động, sáng tạo, tinh thần tự thân vận động, phát huy nội lực của mình để nâng cao chất lƣợng giáo dục trẻ. Hiệu trƣởng cần phải phát huy năng lực, uy tín của mình qua công tác quản lý, khả năng phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, thông qua công tác tuyên truyền các hoạt động giáo dục đã làm đƣợc của nhà trƣờng. Bằng nguồn kinh phí của mình, CBQL các trƣờng mầm non có kế hoạch cân đối và sử dụng đúng mục đích, đạt hiệu quả giúp cho nhà trƣờng ngày càng khang trang, đảm bảo thiết bị dạy học, đồ chơi ngoài trời theo qui định và đáp ứng yêu cầu học tập của trẻ. Bên cạnh đó, CBQL phân công nhiệm vụ của đội ngũ trên cơ sở phù hợp với khả năng, năng khiếu của mỗi ngƣời, điều này sẽ góp phần ổn định, chất lƣợng nuôi dạy trẻ từng bƣớc đƣợc nâng cao và bền vững. Đặc biệt, việc tổ chức các phong trào, các hoạt động chuyên môn, các hội thi văn nghệ nhằm mang lại hiệu quả thiết thực và tạo niềm tin trong PHHS và cộng đồng.

* Cách thức thực hiện biện pháp

Khi thực hiện nhiệm vụ, Hiệu trƣởng mỗi trƣờng mầm non cần thực hiện dân chủ, công khai trong quản lý, đặc biệt là trong công tác HĐCĐ. Trong công tác quản lý, nhà trƣờng thực hiện tốt công tác công khai trong lĩnh vực giáo dục đúng quy định về nội dung, hình thức, thời điểm công khai. Thực hiện tốt dân chủ trong các cuộc họp, hội nghị; đảm bảo các chế độ, chính sách đối với cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh. Hàng năm, nhà trƣờng phải công khai các nguồn lực huy động đƣợc từ cộng đồng, từ PHHS, các tổ chức, cá nhân, trƣớc toàn thể Hội đồng sƣ phạm nhà trƣờng, niêm yết công khai để PHHS, cộng đồng xã hội biết hoặc có thể công khai trên đài phát thanh địa phƣơng. Qua đó, nhà trƣờng đánh giá kết quả đạt đƣợc trong công tác HĐCĐ, hiệu quả sử dụng nguồn lực huy động, chất lƣợng GDMN tại đơn vị; nêu gƣơng những cá nhân, tổ chức, đoàn thể, … đã có những đóng góp tích cực, tiêu biểu trong công tác HĐCĐ trong năm qua. Đồng thời, tiếp tục tuyên truyền để cộng đồng hiểu rõ hơn nữa về giáo dục, lợi ích mà giáo dục mang lại, trách nhiệm của cộng đồng đối với GD&ĐT. Các trƣờng mầm non phải xây dựng chiến lƣợc phát triển của nhà trƣờng. Trong đó, cần phải xác định sứ mạng, tầm nhìn, các giá trị của nhà trƣờng, tuyên bố nhiệm vụ, chức năng hoạt động để cộng đồng có niềm tin nhiều hơn vào hoạt động giáo dục của nhà trƣờng. Bên cạnh đó, nhà trƣờng phải xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ giáo dục hàng năm, trong công tác lập kế hoạch phải đảm bảo mục tiêu, nội dung, thời gian, phân công nhiệm vụ đối với cá nhân, tổ chức và đánh giá kết quả hằng tháng, học kỳ, năm học. Sử dụng hợp lý và có ích lợi các nguồn thu, các sự hỗ trợ từ phía HĐCĐ để xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất một cách hiệu quả.

3.2.7.3. Điều kiện thực hiện biện pháp

+ Xây dựng một tập thể sƣ phạm đoàn kết thống nhất, cùng nhau khắc phục khó khăn hoàn thành công việc đƣợc giao.

+ Kết hợp với Công đoàn, các tổ chức khác trong nhà trƣờng thực hiện tốt các phong trào thi đua xuyên suốt nhƣ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh”, “Mỗi thầy giáo, cô giáo là tấm gƣơng về đạo đức, tự học và sáng tạo”…

+ Tổ chức rút kinh nghiệm, đánh giá qua từng thời điểm cụ thể, nêu gƣơng, nhân rộng điển hình các cá nhân đạt thành tích trong các phong trào thi đua.

+ Tổ chức xây dựng kế hoạch, mục tiêu phấn đấu cho từng cá nhân, tập thể để mỗi một thành viên phấn đấu.

+ Tham mƣu với Ban đại diện PHHS xây dựng nguồn quỹ và sử dụng các nguồn hỗ trợ từ phụ huynh, nhân dân, các nhà hảo tâm nhằm phục vụ cho con em. Bản thân mỗi CBQL, GV ở trƣờng mầm non cần phải yêu nghề, yêu trẻ, phấn đấu, đóng góp sức mình xây dựng trƣờng lớp, chăm sóc trẻ phát triển tốt về thể chất và tinh thần, để lại những ấn tƣợng đẹp trong phụ huynh nhân dân, các cấp lãnh đạo địa phƣơng. Những kết quả đó sẽ tạo lập niềm tin, nâng cao uy tín nhà giáo và nhà trƣờng. Đây cũng chính là yếu tố, là động lực để phụ huynh, nhân dân không tiếc công sức, tiền của giúp đỡ nhà trƣờng có thêm sức mạnh để đẩy mạnh các hoạt động hiệu quả.

Một phần của tài liệu Quản lý công tác huy động cộng đồng tại các trường mầm non huyện tây giang, tỉnh quảng nam (Trang 89 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)