8. Cấu trúc của luận văn
1.4.1. Xây dựng kế hoạch huy động cộng đồng
Lập kế hoạch là quá trình xây dựng các mục tiêu và xác định các nguồn lực, các hoạt động nào cần thực hiện để hoàn thành mục tiêu. Theo Harold Koontz trong cuốn sách “Những vấn đề cốt yếu của quản lý” thì lập kế hoạch là “quyết định trƣớc xem phải làm cái gì, làm nhƣ thế nào, khi nào làm và ai làm cái đó” (tr.34). Nhƣ vậy, quản lý việc xây dựng kế hoạch huy động nguồn lực là quá trình quản lý các mục tiêu và lựa chọn các nội dung, phƣơng thức để đạt đƣợc mục tiêu về huy động nguồn lực. Xây dựng kế hoạch là khâu khởi đầu quan trọng nhất trong quá trình huy động nguồn lực phát triển nhà trƣờng, giúp cho nhà trƣờng xác lập ý tƣởng rõ ràng về việc tổ chức và khai thác nguồn lực, là công cụ hữu hiệu để nhà trƣờng thực hiện đƣợc mục tiêu đề ra. Hệ thống các kế hoạch huy động nguồn lực đƣợc phân chia theo các góc độ sau:
Theo góc độ thời gian:
- Kế hoạch huy động nguồn lực dài hạn bao trùm lên khoảng thời gian dài chừng 10 năm.
- Kế hoạch huy động nguồn lực trung hạn cụ thể hóa những định hƣớng của kế hoạch dài hạn ra các khoảng thời gian ngắn hơn, thƣờng là 3 hoặc 5 năm.
- Kế hoạch huy động nguồn lực ngắn hạn thƣờng là các kế hoạch hằng năm và các kế hoạch tiến độ, hành động có thời hạn dƣới một năm nhƣ: kế hoạch quý, tháng… kế hoạch ngắn hạn bao gồm các phƣơng pháp cụ thể, cần thiết để đạt dƣợc mục tiêu trong kế hoạch trung và dài hạn.
Theo góc độ nội dung, tính chất hay cấp độ:
- Kế hoạch chiến lƣợc huy động nguồn lực là những định hƣớng lớn, những vấn đề rất quan trọng và những phƣơng pháp cơ bản để đạt đƣợc mục tiêu huy động nguồn
lực trog khoảng thơi gian dài. Lập kế hoạch chiến lƣợc huy động nguồn lực không phải từ những ƣớc mơ mà nhà trƣờng muốn đạt tới, mà là xuất phát từ khả năng thực tế của nhà trƣờng.
- Kế hoạch chiến thuật là phƣơng tiện để chuyển các hƣớng chiến lƣợc thành các chƣơng trình áp dụng cho các bộ phận đƣợc phân công trong khuôn khổ các hoạt động của nhà trƣờng, nhằm thực hiện đƣợc các mục tiêu của kế hoạch chiến lƣợc huy động nguồn lực. Kế hoạch chiến thuật đƣợc thể hiện cụ thể ở những bộ phận kế hoạch riêng biệt trong tổng thể hoạt động của nhà trƣờng.
Theo góc độ hình thức thể hiện: bao gồm chiến lƣợc, chính sách, thủ tục, quy tắc, chƣơng trình, ngân quỹ. Cách thức lập kế hoạch huy động nguồn lực bao gồm 06 bƣớc sau:
+ Bƣớc 1: Nghiên cứu và dự báo
Hiệu trƣởng thể hiện tầm nhìn và năng lực phân tích môi trƣờng xung quanh, đánh giá đúng năng lực đội ngũ giáo viên và các thành viên mời tham gia huy động nguồn lực xây dựng và phát triển nhà trƣờng.
+ Bƣớc 2: Thiết lập các mục tiêu
Ngƣời hiệu trƣởng quyết định và thể chế hóa các mục tiêu mà nhà trƣờng muốn đặt ra trong kế hoạch sẽ xây dựng nhƣ phát triển nguồn nhân lực hoặc đa dạng hóa các hình thức và có các chiến thuật thu hút giáo viên và tổ chức xã hội tham gia.
+ Bƣớc 3: Phát triển các tiền đề
Kế hoạch huy động nguồn lực tài chính, cơ sở vật chất của nhà trƣờng phải đƣợc hiệu trƣởng cụ thể hóa từng hạng mục và giao trách nhiệm cho từng cá nhân, tổ chức tham gia, kế hoạch hóa hoạt động sử dụng bảo quản cơ sở vật chất, tài chính, coi đó là trách nhiệm của từng cán bộ, giáo viên trong nhà trƣờng, công việc này cần đƣợc thể hiện cụ thể trong kế hoạch mà hiệu trƣởng xây dựng.
+ Bƣớc 4: Xây dựng các phƣơng án
Kế hoạch xây dựng phải thể hiện cụ thể phƣơng án huy động từ những nguồn lực nào sẽ đem lại hiệu quả. Gắn trách nhiệm của gia đình, xã hội cùng với nhà trƣờng vào công tác chăm sóc giáo dục trẻ. Mọi ngƣời nhận thức đƣợc kết quả của công tác chăm sóc giáo dục trẻ sẽ đem lại lợi ích trực tiếp cho toàn xã hội, cũng nhƣ là cơ sở cho sự phát triển kinh tế - văn hóa – xã hội của địa phƣơng.
+ Bƣớc 5: Đánh giá các phƣơng án
Các phƣơng án đƣa ra hiệu trƣởng cần phải thông qua các thành viên các bộ chủ chốt, các bộ phận có liên quan trong việc huy động nguồn lực trong các buổi hội họp, lấy ý kiến phản hồi từ mọi ngƣời về ƣu điểm, hạn chế của các phƣơng án. Trên cơ sở đó xây dựng kế hoạch sẽ mang tính khả thi.
+ Bƣớc 6: Lựa chọn phƣơng án tốt nhất và ra quyết định